Những nhân tố tác động đến xu thế phát triển bền vững

Một phần của tài liệu CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN của THƯƠNG mại QUỐC tế (Trang 25 - 26)

- Quan niệm về phát triển bền vững được hình thành qua một khoảng thời gian tương đối dài, xuất phát từ yêu cầu giải quyết những vấn đề mà các quốc gia gặp phải trong tiến trình phát triển. Trước đây, trong quan niệm về phát triển của các quốc gia công nghiệp, vấn đề tăng trưởng kinh tế được thể hiện chủ yếu qua chỉ tiêu GDP luôn được coi trọng. Quan niệm này cũng được coi là kim chỉ nam tại các nước công nghiệp mới và các nước đang phát triển trong những năm 50 và 60 của Thế kỷ, trước khi các nước này bắt đầu bước vào cơng nghiệp hóa nhằm mục đích đuổi kịp các nước phát triển.

- Sau một thời gian, các hậu quả về mặt xã hội và môi trường bắt đầu xuất hiện. Tại nhiều nước, nghèo đói và bất bình đẳng khơng những khơng giảm đi mà có xu hướng tăng lên, dẫn đến các áp lực chính trị ngày càng lớn, nguy cơ xung đột, bất ổn định xã hội ngày càng gia tăng.

- Trước tình hình đó, các nghiên cứu về phát triển bắt đầu nhấn mạnh tới yêu cầu phải phân phối thu nhập cơng bằng hơn và phải giảm nghèo đói. Mục tiêu phát triển của các quốc gia cũng được điều chỉnh, các mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã được gắn liền với các mục tiêu về đảm bảo công bằng xã hội, đặc biệt là giảm nghèo đói. Vào đầu những năm 80 thế kỷ 20, khi môi trường bị hủy hoại với mức độ ngày càng

nghiêm trọng và có nhiều dấu hiệu cho thấy sự xuống cấp của môi trường gây ra những trở ngại cho quá trình tăng trưởng kinh tế, bảo vệ mơi trường đã trở thành mục

tiêu thứ ba của phát triển.

Vì lợi ích của các quốc gia gắn liền với nhau nên đòi hỏi các quốc gia cần hợp tác cùng giải quyết, cũng như đòi hỏi sự nỗ lực của cả nhân loại về mặt nhận thức lẫn về những hành động thực tiễn và lợi ích của các quốc gia gắn liền với nhau.

Như vậy, để phát triển, dù là giàu có hay nghèo đói đều tạo ra khả năng gây ô nhiễm môi trường. Vấn đề ở đây là phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển và B ảo v ệ m ôi tr ư ờng ( BVMT). Để phát triển bền vững không được khai thác quá mức dẫn tới hủy hoại tài nguyên, môi trường; thực hiện các giải pháp sản xuất sạch, phát triển sản xuất đi đôi với các giải pháp xử lý môi trường; bảo tồn các nguồn gen động vật, thực vật; bảo tồn đa dạng sinh học; không ngừng nâng cao nhận thức của nhân dân về BVMT,...

Một phần của tài liệu CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN của THƯƠNG mại QUỐC tế (Trang 25 - 26)