Tác động của cạnh tranh đến các quốc gia.

Một phần của tài liệu CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN của THƯƠNG mại QUỐC tế (Trang 30 - 32)

a. Tác động tích cực

- Nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm, tạo ra được nhiều sản phẩm phong phú và đa dạng, hạ giá thành sản phẩm từ đó có lợi cho người tiêu dùng. Từ đó góp phần làm cho nền kinh tế phát triển, góp phần đóng góp vào tốc độ tăng trưởng nền kinh tế của các quốc gia.

- Hoàn thiện và nâng cao được trình độ khoa học cơng nghệ, năng lực quản lý của các nhà doanh nghiệp, phát huy được thế mạnh của quốc gia,

- Đối với các nhà sản xuất trong nước, việc phải trực tiếp cạnh tranh với các nhà sản xuất khác trên thế giới cả trên thị trường nội địa lẫn trên thị trường xuất khẩu, đã

thúc đẩy họ không ngừng tìm tịi sáng tạo để nâng cao năng lực cạnh tranh cả về giá cả lẫn chất lượng sản phẩm.

- Để tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp cần phải có khả năng nhạy bén

trong việc nắm bắt những cơ hội kinh doanh, đưa ra thị trường những sản phẩm tốt với giá cả cạnh tranh nhất. Để làm được điều này, các doanh nghiệp phải quản lý và tổ chức hệ thống của mình theo mạng lưới của những nhà cung cấp, những nhà thầu, những công ty vệ tinh, những nhà cung cấp dịch vụ, những đối tác kinh doanh và khách hàng trong và ngồi nước. Từ đó góp phần nâng cao được trình độ của mình.

- Trong kinh doanh quốc tế làm thế nào để các sản phẩm của doanh nghiệp có thể bán được ở thị trường nước ngồi? Các doanh nghiệp sẽ cần phải nắm bắt những phương pháp marketing quốc tế mới nhất để giành được khách hàng. Thay vì chỉ bán sản phẩm thuần tuý doanh nghiệp cần phải bán thương hiệu. Ngoài ra, những chiến lược marketing mới và sáng tạo sẽ thực sự cần thiết để mở rộng thị phần doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.

b. Tác động tiêu cực

- Cạnh tranh cũng có những tác dụng tiêu cực thể hiện ở cạnh tranh không lành mạnh như những hành động vi phạm đạo đức hay vi phạm pháp luật (buôn lậu, trốn

thuế, tung tin phá hoại...) hoặc những hành vi cạnh tranh làm phân hoá giàu nghèo, tổn hại môi trường sinh thái

- Nguy cơ tụt hậu, do một số nước trình độ cịn hạn chế về trình độ khoa học

cơng nghệ, cịn thiếu vốn đầu tư… nên khả năng cạnh tranh cịn thấp khơng theo kịp các nước khác trong khi các nước có trình độ cao, có đầy đủ vốn để đầu tư phát triển cho nên các quốc gia này ngày càng vươn lên bỏ lại các quốc gia đằng sau với khoảng cách ngày càng xa.

- Nhiều công ty bị phá sản do trình độ quản lý kém, làm ăn khơng hiệu quả hay không cạnh tranh được vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN của THƯƠNG mại QUỐC tế (Trang 30 - 32)