Đơn vị: tỷ đồng
1.3.5. Triển khai BHYT cho một số đối tượng còn nhiều khó khăn
Việt Nam còn khoảng 32 triệu người chưa tham gia BHYT và chủ yếu là ở các nhóm: nhóm người cận nghèo, nhóm doanh ngiệp ngồi quốc doanh, đặc biệt là những người lao động ở khu vực phí chính thức.
Tỷ lệ người cận nghèo tham gia BHYT cịn thấp (tính đến cuối năm 2011có 74% người cận nghèo chưa tham gia BHYT). Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ 50% mức đóng BHYT cho người cận nghèo cịn thấp và không đảm bảo cho người cận nghèo tham gia BHYT, trong khi đó tỷ lệ cùng chi trả cao (trả 20% như quy định hiện nay và khơng có trần giới hạn mức cùng chi trả tối đa trong 1 năm sẽ gây khó khăn cho người cận nghèo trong sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, hoặc phải điều trị dài ngày. Theo khảo sát có trên 50% các cơ sở y tế đều cho rằng khó có khả năng thu được của người cận nghèo khi mức đồng chi trả quá cao .
BHYT cho người lao động trong các doanh nghiệp ngồi quốc doanh cịn thấp. Tính đến cuối năm 2011 có khoảng 12 triệu người lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhưng còn khoảng 6,64 triệu người chưa tham gia BHYT, chiếm khoảng 55%. Các đối tượng chưa tham gia BHYT chủ yếu là người lao động trong các doanh nghiệp
tư nhân. Việc người lao động khơng tham BHYT có liên quan đến nhận thức còn hạn chế của chủ sử dụng lao động về trách nhiệm thực thi pháp luật và trách nhiệm bảo vệ quyền được CSSK của người lao động. Trong khi đó chính sách pháp luật khơng đồng bộ, không phù hợp thực tế dẫn đến người sử dụng lao động không thực hiện trách nhiệm của mình. Bên cạnh đó, có thể mức đóng cao gây khó khăn cho doanh nghiệp. Vấn đề nữa phải chú ý đó là vị trí yếu thế của người lao động có khó khăn trong địi hỏi quyền lợi BHYT.
Và khó khăn nhất là trong việc phát triển BHYT ở nhóm lao động khu vực phi chính thức. Trong tổng số 25 nhóm đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT theo Luật Bảo hiểm y tế đã có tới 23 nhóm đã được tham gia BHYT, nhưng hai nhóm cịn thuộc nhóm lao động khhu vực phi chính thức lại thật sự là thách thức. cần coi việc mở rộng bao phủ BHYT đến nhóm lao động phi chính thức là một vấn đề ưu tiên trong chính sách y tế. Vậy nên việc mở rộng các đối tượng này theo lộ trình của luật BHYT để đạt được mục tiêu BHYT toàn dân 2014 là một thách thức không nhỏ.