Trong nghiên cứu về tâm lý nhân viên tiếp thị tại TP.HCM, Nguyễn Đình Thọ & cộng sự (2011) đã nghiên cứu và xây dựng thang đo cho chất lượng sống trong công việc của nhân viên tiếp thị trong điều kiện Việt Nam. Như đã trình bày ở trên, trong luận văn này, tác giả sử dụng lặp lại thang đo về chất lượng sống trong cơng việc của nghiên cứu Nguyễn Đình Thọ & cộng sự (2011) để kiểm định trong thị trường ngân hàng.
Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu gồm chất lượng sống trong công việc, sự hài lịng trong cơng việc và kết quả công việc.
3.5.1 Thang đo chất lượng sống trong công việc
Nguyễn & cộng sự (2011) đã xây dựng và kiểm định thang đo gồm 3 thành phần của chất lượng sống trong công việc dành cho nhân viên marketing tại Việt Nam. Dựa trên nghiên cứu này, tác giả đề xuất thang đo chất lượng sống trong công
việc gồm 9 biến quan sát thuộc 3 thành phần bao gồm: Sự thỏa mãn nhu cầu tồn tại, Sự thỏa mãn nhu cầu quan hệ, Sự thỏa mãn nhu cầu kiến thức.
Tác giả giữ nguyên thang đo của Nguyễn & cộng sự (2011) áp dụng cho nhân viên ngân hàng. Cụ thể như sau:
Bảng 3.1 Thang đo chất lượng sống trong công việc
Tên biến Nhãn biến
1. Sự thỏa mãn nhu cầu tồn tại (Survival Needs)
TT1 Công việc cung cấp cho tôi chế độ phúc lợi tốt TT2 Tơi hài lịng với thu nhập của tôi tại ngân hàng này
TT3 Công việc hiện tại của tôi tại ngân hàng đảm bảo cho cuộc sống của tôi
2. Sự thỏa mãn nhu cầu quan hệ (Belonging Needs)
QH 1 Tơi có bạn bè tốt tại ngân hàng này QH2 Sau giờ làm tơi có đủ thời gian để giải trí
QH3 Tơi được tơn trọng tại ngân hàng này
3. Sự thỏa mãn nhu cầu kiến thức (Knowledge Needs)
KT1 Công việc của tôi cho tôi thể hiện hết khả năng của mình
KT2 Cơng việc giúp tơi nâng cao kỹ năng chun mơn của mình
KT3 Cơng việc giúp tôi phát huy khả năng sáng tạo của bản thân
(Nguồn: Nguyễn Đình Thọ & cộng sự (2011))
3.5.2 Thang đo sự hài lịng trong cơng việc
Nghiên cứu này sử dụng thang đo lường chung về sự thỏa mãn đối với công việc. Đây là sự cải tiến của thang đo JDI và cũng được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng trong điều kiện Việt Nam. Tổng kết từ thang đo của Brayfield và Rothe (1951); Nguyễn Thị Kim Ánh (2010), thang đo sự thỏa mãn chung trong công việc của đề tài gồm năm biến quan sát giải thích phù hợp cho sự thỏa mãn của nhân viên đang làm việc trong ngành truyền thông. Sau khi tiến hành nghiên cứu thử, kết quả cho thấy thang đo này không cần phải điều chỉnh câu chữ hay thêm bớt biến.
Bảng 3.2 Thang đo sự hài lịng trong cơng việc (Job satisfaction)
Tên biến Nhãn biến
HL1 Ngân hàng này là nơi tốt nhất để tôi làm việc HL2 Ngân hàng này như mái nhà thứ hai của tôi HL3 Tôi vui mừng khi chọn ngân hàng này để làm việc
HL4 Nếu được chọn lại nơi làm việc, tơi vẫn chọn ngân hàng này HL5 Nhìn chung, tơi cảm thấy hải lịng khi làm việc tại đây
(Nguồn: Nguyễn Thị Kim Ánh (2010))
3.5.3 Thang đo kết quả công việc
Tương tự như đã thực hiện trên, dựa vào nghiên cứu của Nguyễn & cộng sự (2011), thang đo kết quả công việc gồm 4 biến quan sát, tác giả đã tiến hành nghiên cứu thử nhằm khẳng định và hiệu chỉnh thang đo. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến quan sát và ngôn từ sử dụng trong các biến quan sát này phù hợp với ngành ngân hàng. Vì vậy, tác giả giữ nguyên thang đo của Nguyễn & cộng sự (2011) áp dụng cho nhân viên ngân hàng. Cụ thể như sau:
Bảng 3.3 Thang đo kết quả công việc (Job performance)
Tên biến Nhãn biến
KQ1 Tôi tin rằng tôi là một nhân viên làm việc hiệu quả KQ2 Tơi ln hài lịng với chất lượng công việc tôi đã làm
KQ3 Cấp trên tôi ln tin rằng tơi là một người làm việc có hiệu quả KQ4 Đồng nghiệp tôi luôn đánh giá tôi là người làm việc có hiệu quả
(Nguồn: Nguyễn Đình Thọ & cộng sự (2011)
Đối với tất cả các biến quan sát của thang đo, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 điểm từ 1 đến 5 như sau: (1) Hoàn toàn phản đối, (2) Phản đối, , (3) Phân vân, không ý kiến, (4) Đồng ý, (5) Hoàn toàn đồng ý.
40