Mẫu nghiên cứu định lƣợng chính thức

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các nhân tố giá trị cảm nhận và sự hài lòng của khách hàng khi lực chọn sản phẩm smartphone luận văn thạc sĩ (Trang 45 - 47)

CHƢƠNG 3 : PHƢƠ NG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5 Mẫu nghiên cứu định lƣợng chính thức

Mẫu trong nghiên cứu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Phương pháp này là phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận với các đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp thuận tiện. Điều này có nghĩa là nhà nghiên cứu có thể chọn các đối tượng mà họ có thể tiếp cận. Ưu điểm của phương pháp này là dễ tiếp cận đối tượng nghiên cứu và thường sử dụng khi bị giới hạn thời gian và chi phí. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là khơng xác định được sai số do lấy mẫu.

Có nhà nghiên cứu cho rằng, nếu sử dụng phương pháp ước lượng ML thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 (Hair và cộng sự, 1998). Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải là 200 (Hoelter, 1983). Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là năm mẫu cho một tham số cần ước lượng (Hair và cộng sự, 1998) (dẫn theo Nguyễn Đình Thọ, 2008) [17, trang 115]. Theo phương pháp của Hair (1998), nghiên cứu này có 41 biến đo lường, vì

vậy cỡ mẫu tối thiểu sẽ là 205 mẫu. Để đạt được tối thiểu 205 mẫu, 300 bảng câu hỏi đã được gởi đến khách hàng. Sau khi đã kiểm tra và loại bỏ những bảng câu hỏi có nhiều ơ trống hoặc các câu trả lời đồng nhất một thang điểm, cuối cùng còn 286 bảng câu hỏi được sử dụng trong nghiên cứu này.

3.6 Tóm tắt

Trong chương 3, tác giả đã trình bày phương pháp nghiên cứu sử dụng để xây dựng và điều chỉnh các thang đo. Nghiên cứu được thực hiện thơng qua nghiên cứu sơ bộ (định tính và định lượng) và nghiên cứu chính thức (định lượng)

Nghiên cứu định tính thực hiện thơng qua khảo sát ý kiến của khách hàng và tiến hành thảo luận tay đôi với khách hàng. Trên cơ sở các ý kiến thu thập được và gợi ý các thành phần thang đo giá trị cảm nhận của các tác giả trên thế giới, tác giả xây dựng thang đo nháp. Tiếp theo, tác giả tiến hành thảo luận nhóm để điều chỉnh thang đo nháp. Sau thảo luận nhóm, tác giả xây dựng được thang đo sơ bộ. Kết quả thang đo sơ bộ bao gồm 43 biến quan sát với 8 khái niệm nghiên cứu cần đo lường: Danh tiếng, Chất lượng cảm nhận, Giá cả cảm nhận, Cảm xúc phản hồi, Giá trị xã hội, Giá trị cảm nhận, Sự hài lòng và Xu hướng tiêu dùng.

Dựa trên kết quả nghiên cứu sơ bộ tác giả đã thực hiện khảo sát thử 150 khách hàng đang sử dụng sản phẩm SmartPhone nhằm để kiểm định lại độ tin cậy và giá trị của thang đo trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức. Kết quả sau khi đã kiểm định độ tin cậy Cronbach‟s Alpha và phân tích EFA thì thang đo chính thức cịn lại 41 biến quan sát với 8 khái niệm nghiên cứu cần đo lường như trên.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các nhân tố giá trị cảm nhận và sự hài lòng của khách hàng khi lực chọn sản phẩm smartphone luận văn thạc sĩ (Trang 45 - 47)

w