VI-1. Ý nghĩa
Biểu đồ miền thuộc hệ thống biểu đồ cơ cấu , được sử dụng khá phổ biến để thể hiện cả hai mặt : Cơ cấu và động thái phát triển theo chuỗi thời gian ( từ trên 3 thời điểm của ít nhất hai đối tượng trở lên ) .
- Ta lựa chọn biểu vẽ đồ hình trịn khi đối tượng đó phải qua thời gian từ 1 đến 3 năm . Nếu đối tượng nào diễn biễn qua chuỗi thời gian từ 4 năm trở lên thì cần chọn biểu đồ miền.
2. Yêu cầu đề bài : Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu từ trên 3 năm với ít nhất 2 đối tượng….
VI.2. Cách vẽ :
- Vẽ khung biểu đồ ( là một hình chữ nhật hoặc hình vng ) . Cạnh đứng thể hiện tỷ lệ % , cạnh nằm ngang thể hiện khoảng cách từ năm đầu đến năm cuối của biểu đồ
- Vẽ ranh giới của miền :
+ Trong biểu đồ miền , các đường biểu diễn chính là ranh giới diện tích của các thành phần hợp thành .
+ Nếu đối tượng có 2 thành phần thì cần kẻ đường biểu diễn của thành phần thứ nhất để làm ranh giới .
+ Nếu đối tượng có tới 3 thành phần thì phải phân ranh giới bằng 2 đường biểu diễn ( đó là đường biểu diễn của thành phần thứ nhất và thứ 2 .” miền “ còn lại trong biểu đồ là phạm vi miền của thành phần thứ 3 .
- Vạch ký hiệu phân biệt các miền .
- Ghi số liệu giá trị cơ cấu tại các thời điểm của từng thành phần ghi trên trục thời gian của từng đới tượng .
- Ghi tên thành phần từng miền . - Ghi tên biểu đồ