RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN Đoạn văn chúng ta đề cập đến ở đây là đoạn văn bài văn nghị luận.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) ngữ văn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh (Trang 32 - 35)

Đoạn văn trong bài nghị luận là đoạn văn như thế nào ?

Trước hết nó đảm bảo là đoạn văn. Nghĩa là đảm bảo hai têu chí.

Thứ nhất, nằm giữa hai chỗ xuống dòng, thụt đầu dòng, viết hoa khi mở đầu, chấm xuống dòng khi kết thúc.Thứ hai, chứa một ý tương đối hoàn chỉnh- một chủ đề nhỏ.

Tiếp theo phải đảm bảo là đoạn văn trong bài văn. Nghĩa là phải xoay quanh làm sáng rõ chủ đề lớn của bài văn (đoạn văn độc lập khơng cần tiêu chí này).

Khi viết đoạn văn, trong bài văn nghị luận cần lưu ý những điểm sau:

+ Tuỳ theo nhiệm vụ, các đoạn văn được chia làm: đoạn giới thiệu, doạn nghị luận, đoạn minh hoạ, đoạn chuyên tiếp, đoạn tiểu kết, đoạn tổng kết.

+ Cũng do nhiệm vụ khác nhau nên vị trí các đoạn khác nhau. Đoạn giới thiệu thường đứng ở đầu bài văn (đoạn mở bài). Đoạn nghị luận, đoạn minh hoạ đứng giữa (thân bài) bài văn, giữa các phần của bài. Đoạn chuyển tiếp, đứng ở gianh giới giữa các phàn của bài, của các đoạn kia. Đoạn tổng kết nằm ở cuối bài văn (kết bài ).

Mỗi loại đoạn có một cấu tạo riêng với một mơ hình cơ bản của những biến thể. Mơ hình cơ bản của đoạn văn nghị luận là diễn dịch. Diễn dịch là đoạn có cấu chứa nội dung thông tin chung, khái quát của cả đoạn (thường là một luận điểm lớn hoặc nhỏ) đứng ở vị trí đầu đoạn (câu này gọi là câu chủ đề), các câu tiếp theo dẫn giải, triển khai nội dung của câu chủ đè. Câu chủ đề thông thường là một câu, song cũng có khi là hai hoặc ba câu. Về mặt cấu tạo ngữ pháp, câu chủ đề thường là câu đơn, có đủ chủ ngữ, vị ngữ.

Ví dụ: “Đảng ta vĩ đại thật. Trong lịch sử ta có ghi chuyện vị anh hùng dân

tộc là Thánh Gióng đã dùng gốc tre đánh đuổi giặc ngoại xâm. Trong những ngày đầu kháng chiến, Đảng đã lãnh đạo hàng nghìn, hàng vạn anh hùng noi gương Thánh Gióng dùng gậy tầm vơng đánh thực dân Pháp”.

Trong ví dụ trên, câu “ Đảng ta vĩ đại thật ” là câu chủ đề, các câu tiếp theo diễn giải ý của câu chủ đề.

Đoạn văn trong bài văn nghị luận cũng có thể viết theo cách qui nạp. Qui nạp là cách trình bày nội dung đi từ các ý chi tiết, cụ thể đến ý chung, ý khái quát. Trong đoạn qui nạp có các câu mang ý chi tiết, cụ thể đứng trước, câu chủ đề đứng cuối đoạn.

Ví dụ: “ Tình bạn là phải chân thành, tơn trọng nhau, hết lòng yêu thương,

giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Lúc vui, lúc buồn, khi thành đạt, khi khó khăn, bạn bè phải san sẻ cùng nhau. Có bạn chí thiết, có bạn tri âm, tri kỉ… Nhân dân ta có nhiều câu tục ngữ rất hay nói về tình bạn như “giàu vì sang vì vợ” hay “học thầy khơng tày học bạn”. Nhà thơ Nguyễn Khuyến có bài “ Bạn đến chơi nhà” được nhiều người u thích. Trong đời người, hầu như ai cũng có bạn. Bạn học thời tuổi thơ, thời cắp sách là trong sáng nhất, hồn nhiên nhất. Thật vậy, tình bạn là một trong những tình cảm cao đẹp của chúng ta”.

Trong ví dụ trên, câu “ Tình bạn là một trong những tình cảm cao đẹp nhất của chúng ta ” là câu chủ đề.

Ngoài kiểu cấu trúc trên, văn nghị luận cịn sử dụng kiểu cấu trúc móc xích và song hành nhưng nó thường được sử dụng ít hơn so với cấu trúc qui nạp và diễn dịch.

Luyện viết đoạn văn nghị luận ở yêu cầu cao nhất là luyện viết tất cả các loại đoạn nói trên. Khi luyện viết đoạn văn nghị luận cần dựa vào dàn ý bài văn, luyện viết với từng luận điểm. Ban đầu hãy luyện viết theo mơ hình cơ bản: thứ nhất chuyển luận điểm thành câu chủ đề. Thứ hai phân tích các khía cạnh của luận điẻm, từ đó viết các câu triển khai. Thứ ba là viết các câu có tính chất kết đoạn sau khi đã thành thạo chuyển sang tập viết các đoạn biến thể.

Một bài văn nghị luận gồm nhiều luận điểm. Mỗi luận điểm hướng dẫn học sinh viết một đoạn theo các đặc điểm khác nhau. Có thể là doạn diễn dịch, có thể là đoạn qui nạp… sau đó lắp lại thành chỉnh thể và xem xét cách đánh giá chỉnh thể ấy để điều chỉnh cách viết từng đoạn. Cuối cùng trên cái sườn của các đoạn

nghị luận này học sinh sẽ xác định được đoạn nào là đoạn giới thiệu, đoạn nào là đoạn nghị luận, đoạn nào là đoạn tổng kết.

Giáo viên cần cho học sinh tập đi, tập lại như thế nhiều lần để các em thành thạo. Và đến đây các em khơng chỉ thành thạo độc lập mà cịn thành thạo nhạy cảm trong dựng đoạn của bài văn nghị luận.

Nói tóm lại, khi viết (xây dựng) đoạn văn nghị luận, giáo viên cần tổ chức hướng dẫn học sinh năm vững các khái niệm đoạn văn, về cấu trúc đoạn văn, cách lựa chọn từ ngữ, các thao tác, kĩ năng xác định ý, xây dựng câu chủ đề cho từng ý… Từ đó, các em mới có thể vận dụng vào việc thực hành viết (nói) một đoạn văn nghị luận một cách có hiệu quả. Giáo viên có thể cho học sinh thực hành, rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn theo đề bài cụ thể.

Có đề bài như sau :

Nhân ta thường nhắc nhở nhau: “

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước thì thương nhau cùng”.

Em hãy bình luận câu ca dao trên.

Khi viết đoạn văn nghị luận cần chú ý những yêu cầu sau đâu. 1.

Xác định ý của đề bài .

Nội dung chính của bài ca dao muốn khuyên nhủ : Người trong một nước cần phải thương yêu nhau, dùm bọc lấy nhau, đồn kết giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, trong cảnh bần hàn. Nội dung này có thể triển khai theo các ý như sau.

- Mối quan hệ gắn bó về tình cảm và vật chất của người dân cùng một làng, một xã, một huyện, một tỉnh, một đất nước.

- Mỗi người đều phải có ý thức thương yêu, đùm bọc những người xung quanh mình, nhất là trong lúc khó khăn hoạn nạn.

- Tình đồn kết thương u giai cấp giống nịi là cơ sở của lòng yêu quê hương, đất nước, dân tộc.

Ngồi những ý nói trên, giáo viên càn giúp học sinh thấy được nghĩa đen của câu ca dao, giúp học sinh nâng cao, mở rộng vấn đề như: tinh thần đoàn kết khơng chỉ thể hiện trong nhận thức màm cịn thể hiện trong các hành động cụ

thể, phê phán những thái độ sai trái như ích kỉ, thờ ơ trước nỗi đau của người khác.

2.

Xác định câu chủ đề.

Bài ca dao trên chúng ta đã xác định được ba ý lớn và ta có thể đặt câu chủ đề cho các ý đó. Chẳng hạn:

- Nhân dân ta có truyền thống đồn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.

- Tinh thần đồn kết, thương u giai cấp, giống nịi là cơ sở của tình yêu quê hương, đất nước.

3.

Sử dụng phép liên kết và cách dùng từ trong đoạn văn nghị luận.

Trong văn nghị luận muốn chuyển đoạn, liên kết đoạn người ta có thể dùng từ ngữ hoặc câu văn như: dùng các quan hệ từ, dùng từ ngữ liệt kê, dùng từ ngữ thể hiện ý tổng kết…Ngồi ra cịn sử dụng câu nối để liên kết đoạn văn.

Do yêu cầu của văn nghị luận phải có lí lẽ sắc bén, lập luận rõ ràng, chặt chẽ… Vì vậy, việc lựa chọn từ ngữ để liên kết câu, đoạn văn càng có yêu cầu cao hơn. Do đó, khi viết đoạn văn cần đặc biệt chú ý điều này. Có như thế đoạn văn mới có thể liền mạch, trơi chảy và có sức thuyết phục đối với người đọc, người nghe.

4

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) ngữ văn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)