1. “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải tăng gia sản xuất. Muốn tăng gia sản xuất thì phải có kĩ thuật cải tiến. Muốn sử dụng tốt kĩ thuật cải tiên thì phải có văn hố. Vởy, việc bổ túc văn hố là cực kì cần thiết”.
( Hồ Chí Minh)
2. Trái đất là ngôi nhà chumg của nhân loại. Ngôi nhà chung của nhân loại cần được bảo vệ. Muốn bảo vệ ngơi nhà chung ấy thì phải bảo vệ mơi trường, mỗi người, mỗi dân tộc phải cùng nhau giữ cho nguồn nước ao hồ, sơng biển được trong sạch, bầu khí qun được trong lành, rừng khơng bị đốt phá, muông thú không bị săn bắt bừa bãi. Giữ gìn và khai thác tài nguyên một cách hợp lí, bảo vệ thiên nhiên là vấn đề sống còn của mỗi Quốc gia.
3. “ Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sơng có thể cạn, núi có thể mịn, song chân lí ấy khơng bao giờ thay đổi.”
( Thư gửi đồng bào Nam Bộ – Hồ Chí Minh).
4. “ Các em là đội cảm tử. Các em cảm tử để cho Tổ quốc quyết sinh. Các em là đại biểu cái tinh thần tự tơn tự lập của nhân dân ta mấy nghìn năm để lại cái tinh thần quật cường đó đã kinh qua Hai Bà Trưng, Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Phan Đình Phùng, Hồng Hoa Thám, truyền cho các em, nay các em gan góc tiếp tục cái tinh thần bất diệt đó, để truyền lại cho nịi giống Việt Nam mn đời sau.”
( Hồ Chí Minh)
5. Thơ Người ( Bác Hồ) nói ít mà gợi nhiều, là loại thơ có màu sắc thanh đạm, có âm thanh trầm lặng, khơng phơ diễn mà như cố khép lại trong đường nét để cho người đọc tự thưởng thức lây, cái phần ý ở ngoài lời. Phải yên lặng ngồi một mình đọc thơ Người, phải thỉnh thoảng dừng lại để suy nghĩ mới cảm thấy hết những âm vang của nó và nghe những âm vang của nó, và nghe những âm vang cứ ngân dài mãi.
6. “ Huống gì thành Đại La, kinh đơ cũ của Cao Xương ở vào nơi trung tâm trời đất: được cái thế rồng cuộn, hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam Bắc Đơng Tây; lại tiện hướng nhìn sơng tựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực
phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.”
(Chiếu dời đơ - Lí Cơng Uẩn)
7. “ Văn Nguyên Hồng bao giờ cũng lấp lánh sự sống. Những dòng chữ đầy chi tiết cứ cựa quậy, phập phồng. Một thứ văn bám riết lấy cuộc đời, quấn quyết lấy con người. Người ta thường nói nhà thơ, nhà văn cần có ba yếu tố chủ quan: Tài, trí và tâm. Có cây bút chỉ mạnh về tài và trí. Đọc Nguyên Hồng ta thấy tài và tâm, nhất là tâm nổi lên hàng đầu. Mà “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Ở những nhà văn chân chính xưa nay, tâm bao giờ cũng là cái gốc.”
8. “ Tài và trí chỉ là cành, là ngọn. Nguyên Hồng viết văn như là đặt luôn cái “Tâm” nóng hổi của mình trên trang sách. Nếu cần nói thật khái quát một cái gì chung nhất cho chủ đề tác phẩm của Ngun Hồng, thì đó là lịng nhân đạo, một chủ nghĩa nhân đạo bao giờ cũng thống thiêt mãnh liệt.”
9. “Đời Kiều là một tấm gương gian khổ, một câu chuyện thê thảm về vận mệnh con người trong xã hội cũ. Dựng lên một con người, một cuộc đời như vậy là một cách Nguyên Du phát biểu ý kiến của mình trước những vấn đề của thời đại. Một tiếng kêu não nùng, đau đớn suốt trong quyển truyện không lúc nào không văng vẳng bên tai.”
( Hồi Thanh)
10. “ Tơi khơng thể khơng liên tưởng tới một cuốn tiểu thuyết Nga của Gơ Gơn. Cũng có những đoạn nói đến những nơng dân đã chết rồi mà vẫn chưa yên chỗ dưới mã đất. Trong truyện dài “ những linh hồn chết” của Gô Gôn cũng thấy kẻ sống đào bới lên những nông dân đã chết rồi. Trong “Tắt đèn”, một linh hồn mu dích An- Nam cũng là nền nhạc u trầm để đệm cho một đoạn bi ca về làng cũ An- Nam.”
(Nguyễn Tuân)
11. “Một số người đã tìm tịi, thí nghiệm hình thức mới. Và cuối cùng nổi lên trên thi đàn hợp pháp có hai ngơi sao sáng: Tản Đà và Trần Tuấn Khải. Tản Đà là nhà thơ lớn được mệnh danh là “ Người của hai thế kỉ” tức là thế kỉ của
thơ ca cổ điển và thế kỉ của thơ ca hiện đại. Trần Tuấn Khải có cái độc đáo là suốt đời làm thơ hầu như chỉ với một nguồn cảm hứng trữ tình cơng dân mà thơ vẫn đa dạng phong phú.”
(Nguyễn Đình Chú)
12. “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: Tiếng việt là một thứ tiếng hài hồ về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: Tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hố nước nhà qua các thời kì lịch sử.”
(Đặng Thai Mai)
13. “ Một dân tộc đã gan góc chống ách nơ lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do ! Dân tộc đó phải được độc lập.”
(Hồ Chí Minh).
14. “Muốn nâng cao đời sống của nhân dân thì trước hết phải giải tốt vấn đề ăn ( rồi đến vấn đề mặc và các vấn đề khác). Muốn giải quyết vấn đề ăn thì phải làm thế nào cho đầy đủ lương thực. Mà lương thực là do nông nghiệp sản xuất ra. Vì vậy, phát triển nơng nghiệp là cực kì quan trọng.”
(Hồ Chí Minh).
15. “ Tắt đèn có nhiều điểm rất hay, rất khéo; có trang làm xúc động lịng
người. Trong đó cảnh “ Tức nước vỡ bờ”, là một trang văn “ tuyệt khéo”, giàu kịch tính như một màn bi hài kịch. Có tiếng khóc, tiếng rên. Có tiếng chửi, tiếng van xin, có lời thách thức. Có cảnh đánh nhau giữa người đàn bà lực điền với tên cai lệ.”