Theo kết quả từ hình 3.1 đến hình 3.6, có thể nhận thấy hai chỉ số đều thể hiện các năm 1988, 1993, 1998, 2005, 2010 xuất hiện hạn hán kéo dài, phù hợp với các đợt hạn hán trong thực tế là hạn hán xảy ra trong thời gian dài ở cả 3 vụ và tỷ lệ diện tích bị hạn trên tổng diện tích gieo cấy lớn. Các chỉ số hạn theo thời đoạn 1 tháng, tần suất xảy ra hạn nhiều hơn so với chỉ số hạn theo thời đoạn 3 tháng. Tuy nhiên, quãng thời gian xảy ra hạn theo thời đoạn 1 tháng lại ngắn hơn so với quãng thời gian xảy ra hạn theo thời đoạn 3 tháng. Đối với chỉ số SPI, đợt hạn 2004-2005 dường như là giai đoạn hạn nặng nhất với nhiều tháng chỉ số âm lớn và liên tục cho cả hai thời đoạn 1 tháng và 3 tháng. Ngược lại, chỉ số SPEI phát hiện thấy giai đoạn 1997-1998 là giai đoạn hạn nặng nhất, giai đoạn 2004-2005 cũng xuất hiện hạn nặng nhưng cường độ không lớn như giai đoạn 1997- 1998. Trong thực tế thì đợt hạn 1997-1998 là đợt xảy ra hạn nặng nhất với 180836ha bị hạn và 51130 ha bị mất trắng.
Trong đợt hạn năm 1988, 1993 và 2005, chỉ số SPI3 và SPEI3 đều thể hiện hạn hán diễn ra trong thời gian dài mức độ hạn hán là tương đương nhau, chỉ xảy ra hạn trung bình, sự phản ánh này khá phù hợp với thực tế, nhưng theo chỉ số SPI1 thì mức độ hạn hán lớn hơn chỉ số SPEI1 ngược lại thời gian xảy ra hạn hán lại ngắn hơn. Trong đợt hạn hán năm 1998 và 2010, thì các chỉ số SPEI1 và SPEI3 đều cho thấy thời gian xảy ra hạn hán và mức độ hán lớn hơn các chỉ số SPI1 và SPI3. Theo SPEI1 và SPEI3 thì trong hai đợt hạn này có xảy ra hạn nặng trong khi theo SPI1 và SPI3 thì khơng xuất hiện hạn nặng, nhưng theo thống kê thì trong hai đợt hạn này vùng nghiên cứu xảy ra hạn nặng nhất, đặc biệt là năm 1998 có đến 51130ha diện tích trồng trọt bị mất trắng.
Chi tiết diễn biến hạn hán vùng DHMT theo các chỉ số hạn tại 27 trạm khí tượng đại diện được thể hiện ở Phụ lục 3.1.