Kĩ thuật cơ bản sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi trong dạy học Tự nhiên và Xã hội lớp 1 (Trang 27 - 32)

5. Cấu trúc khóa luận

2.1.2.3.Kĩ thuật cơ bản sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint

Hiện nay, có nhiều tài liệu trình bày về kĩ thuật sử dụng PowerPoint. Giáo viên muốn có một bài giảng điện tử hay và trò chơi vui nhộn, lí thú, bổ ích thì cần phải nắm kĩ và sử dụng thành thạo các thao tác và kĩ thuật cơ bản sau:

Thứ nhất: Khởi động chƣơng trình PowerPoint, định dạng và tạo File mới. - Khởi động PowerPoint: Chọn Start\Program\Microsoft PowerPoint, hoặc có thể nhấp vào biểu tƣợng trên thanh Office bar hoặc trên màn hình Windows.

- Định dạng trang trình diễn: Một Slide đƣợc chia làm 3 vùng ứng với 3 phần: Phần tiêu đề, phần thân và phần ghi chú. Việc định dạng đƣợc tiến hành bằng cách: Chọn lệnh View\Master\Slide Master. Hộp thoại Master Slide View sẽ xuất hiện.

+ Phần tiêu đề của Slide nằm ở khung to Edit Master Title Style. Định dạng chung cho tất cả các tiêu đề của các Slide bao gồm chọn kiểu chữ, cỡ chữ, khung viền, kích cỡ màu sắc của khung tiêu đề.

+ Phần thân của Slide nằm ở khung to Edit Master Text Style. Định dạng chung cho tất cả phần thân của Slide bao gồm chọn kiểu chữ, cỡ chữ, khung viền, kích cỡ, màu sắc của khung.

+ Phần ghi chú nằm ở khung Footer Area dùng để đƣa nội dung phần cuối trang vào các Slide, tức chọn khung Footer Area, chọn kiểu chữ, cỡ chữ ở hộp thoại Font trên thanh Formating, sau đó nhập nội dung cần thiết.

- Lƣu File mới: Chọn File\Save (Ctrl + S), hoặc vào biểu tƣợng Save trên thanh công cụ.

Thứ hai: Nhập nội dung văn bản, đồ họa cho từng Slide

- Trƣớc tiên cần dự kiến số Slide và nội dung cụ thể cho từng Slide. Có rất nhiều cách khác nhau để nhập nội dung văn bản vào Slide. Cách thuận lợi có đƣợc từ thanh Menu Drawing cuối màn hình, nhấn trỏ chuột vào ô hình chữ nhật. Sau đó, vẽ ô ở màn hình và đặt trỏ chuột phải, chọn mục Add Text để nhập kí tự.

- Hiệu chỉnh định dạng kí tự: Vào Format\Font, xuất hiện hộp thoại Font. Trong hộp thoại Font, có các mục tự chọn sau: Font (chọn các loại Font chữ), Font Style (dạng chữ), Size (cỡ chữ), Color (màu chữ), Underline (gạch dƣới), Shadow (tạo bóng mờ), Emboss (chữ nổi), SuperScript (chữ ở chỉ số trên), SubScript (chữ ở chỉ số dƣới).

Những định dạng chữ trên có thể dùng phím trên thanh công cụ Formatting. - Tạo Bullets & Numbering (định dạng đầu dòng): Chọn Format\Bullets and Numbering, hộp thoại Format Bullets and Numbering xuất hiện. Chọn dạng cần thiết trong các ô mẫu, chọn màu trong khung Color, chọn kích cỡ trong khung Size. Để chọn các Bullets, kích vào Customize hoặc Picture.

- Canh đầu dòng (Alignment): Chọn Format\Al; Ignment xuất hiện các lựa chọn: Align left (Ctrl + L) (canh đều trái), Center (Ctrl + E) (canh giữa), Align Right (Ctrl + R) (canh đều phải), Justify (Ctrl + S) (canh đều hai bên).

- Thay đổi khoảng cách giữa các dòng (Line Spacing): Chọn Format\Line Spacing, xuất hiện hộp thoại Line Spacing, có các khung hiệu chính sau: Line Spacinh (khoảng cách giữa các dòng), Before paragraph (khoảng cách phía trên đoạn văn bản), After paragraph (khoảng cách phía dƣới đoạn văn bản).

- Sử dụng thanh công cụ Drawing để thực hiện đồ họa. Nếu thanh Drawing chƣa xuất hiện, vào trình View\Toolbar\Drawing để làm xuất hiện công cụ đồ họa. Cũng có thể sử dụng các hình mẫu trong AutoShapes.

Thứ ba: Chọn dạng màu nền phần trình diễn.

- Chọn mẫu cho Template: Chọn Format\Slide\Designs, xuất hiện hộp thoại Apply a Designs Template, chọn các màu nền thích hợp.

- Chọn màu cho Template: Chọn Format\Slide Color Scheesm, Chọn màu thích hợp. Nếu muốn chọn các màu khác, vào nút Change Color để mở bảng màu tự chọn. Sau khi chọn màu xong, vào nút Apply để đổi màu cho các Slide hiện hành, hoặc vào nút Apply to All để đổi màu tất cả các Slide trong tệp tin.

- Chọn màu nền cho Template: Vào Format\Background, xuất hiện hộp thoại Background. Trong hộp thoại này có hai lựa chọn More Color và Fill Effects.

Thứ tư: Chèn hình ảnh, đồ họa, âm thanh, video clip vào Slide

- Chèn ảnh ClipArt: Chọn Insert\Picture\ClipArt, xuất hiện cửa sổ ClipArt, chọn hình muốn chèn.

- Chèn tập tin ảnh: Chọn Insert\Picture\From File, xuất hiện cửa sổ From File. Trong cửa sổ này, muốn chèn hình ảnh ở thƣ mục nào, thì mở thƣ mục đó ra, chọn các File ảnh thích hợp (có dạng *.Data, *.Type, *Size, *.Tags,).

- Chèn sơ đồ tổ chức (Organization Chart):

Chọn Insert\Picture\Organization Chart, chọn các mẫu sơ đồ thích hợp. - Chèn phim ảnh và âm thanh: Chọn Insert\Movie and Sound. Trong trình đơn này có các mục sau:

+ Movie from Gallery: Chèn phim từ thƣ viện của chƣơng trình Microsoft Office. Drag chuột vào phím muốn chèn từ thƣ viện phim vào Slide cần chèn.

+ Movie from File: Chèn tập tin dạng *.Avi tự chọn.

+ Sound from Gallery: Chèn âm thanh từ thƣ viện của chƣơng trình Microsoft Office.

+ Sound from File: Chèn tập tin âm thanh tự chọn.

+ Play Cd Audio Track: Chèn âm thanh từ đĩa Audio CD (phải đƣa đĩa vào ổ đĩa CD – ROM).

+ Record Sound: Ghi âm.

Thứ năm: Sử dụng các hiệu ứng trong PowerPoint để hoàn thiện nội dung

và hình thức của một bài giảng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xác lập hiệu ứng động cho đối tƣợng: Chọn đối tƣợng cần thiết lập hiệu ứng, sau đó chọn Slide Show Custom Animation (có thể nhấp phải chuột tại đối tƣợng và chọn Custom Animation). Trong cửa sổ Custom Animation, chọn trong hộp Add Effects một Effects nào đó thích hợp, sau đó chọn cách biểu thị từng chữ hay từng câu trong phần Introduce Text.

- Muốn thay đổi thứ tự xuất hiện của đối tƣợng nào, chọn đối tƣợng đó và nút Move để thay đổi vị trí thứ tự.

- Thiết lập thời gian bắt đầu thực hiện: Sau khi đã sắp đặt đúng vị trí thứ tự, chọn từng đối tƣợng và thiết lập thời gian bắt đầu thực hiện hiệu ứng bên khung Start Animation, có hai chọn lựa:

+ On Mouse: Khu chuột tại vị trí bất kì trên màn hình, hiệu ứng sẽ bắt đầu đƣợc thực hiện. Đối với một bài giảng điện tử nên chọn chế độ này để chủ động đƣợc trong quá trình thực hiện tiết dạy.

+ Automaticaly: Tự động thực hiện hiệu ứng sau thời gian ấn định (sau hiệu ứng trƣớc). Nếu thời gian bằng 00: 00, thì hiệu ứng sẽ thực hiện ngay sau khi hiệu ứng trƣớc thực hiện xong.

- Định thời gian trình diễn: Chọn Menu Slide Show\Slide Transition, xuất hiện hộp thoại Slide Transition, định thời gian vào ô Seconds, nhấn vào nút

Apply nếu định thời gian cho Slide đó, nhấn nút Apply All để định thời gian cho tất cả các Slide.

Thứ sáu: Thực hiện liên kết giữa các Slide, các File, Chƣơng trình.

Để thực hiện liên kết, cần chèn các nút điều khiển bằng cách: Chọn Slide Show\Action Buttons (hoặc có thể vào Autoshapes\Action Buttons), sau đó chọn loại Button và Drag trên màn hình để tạo Button. Sau khi tạo Button xong, xuất hiện cửa sổ Action Setting để thiết lập công dụng cho Button.

- Trong Action Setting, có hai bảng lựa chọn để thiết lập biến cố.

+ Mouse (biến cố chuột): Nhấn chuột trên đối tƣợng thì lệnh sẽ đƣợc thực hiện.

+ Mouse Over (đƣa trỏ chuột đến): Chỉ cần đƣa trỏ chuột đến đối tƣợng để thực hiện lệnh.

- Trong khung Action on (Mouse Over), có các lệnh sau:

+ Hyperlink to (liên kết đến): Mở khung liên kết để lựa chọn lệnh Next Slide (đến trang sau), Previous Slide (về trang trƣớc), First (về trang đầu), Last Slide (đến trang cuối), End Show (kết thúc trình diễn), Slide… (liên kết đến một Slide bất kì), Other PowerPoint Presentation (liên kết đến một File PowerPoint khác), Other File…(liên kết với một File của bất kì chƣơng trình nào khác).

+ Run Program (chạy chƣơng trình khác): Nhập đƣờng dẫn và tệp tin chạy chƣơng trình hoặc nút Browse để tìm tệp tin.

+ Object Action (tùy chọn các loại đối tƣợng nào mà sẽ có các lệnh khác nhau).

+ Play Sound (âm thanh): Mở khung để chọn loại âm thanh.

Đối với một bài giảng, vấn đề liên kết giữa các Slide là rất cần thiết. Khi tiến hành liên kết đến các Slide cần chú ý trở về lại trang mà đã đƣợc liên kết với nó, tránh hiện tƣợng xuất hiện các trang liên kết nhầm lẫn khi tiến hành giảng dạy trên lớp.

Thứ bảy: Chạy thử chƣơng trình và sửa chữa

Sau khi hoàn tất việc thiết kế, chọn nút Slide Show nằm ở phía trái thanh công cụ, phía trên màn hình để trình diễn tài liệu đã thiết kế. Kiểm tra lại hình ảnh, việc liên kết giữa các Slide.

Trình diễn PowerPoint có tác dụng tốt (vì một số nghiên cứu chỉ ra rằng 83% lƣợng thông tin tiếp thu đƣợc thị giác), nhƣng không phải là vạn năng, không thay thế cho lời giảng của giáo viên đƣợc. Do vậy, cần sử dụng PowerPoint kết hợp với giảng giải, trình bày, đặt câu hỏi… hƣớng dẫn cụ thể của giáo viên. Đồng thời, trong bài dạy học, không nhất thiết sử dụng PowerPoint từ đầu giờ đến cuối giờ. Các hoạt động của học sinh với PowerPoint nhƣ cá nhân, nhóm nhỏ, nhóm cặp đôi, trò chơi học tập cũng cần sử dụng một cách linh hoạt.

Ngoài những kĩ thuật trên giáo viên cần nắm thêm các kĩ thuật về Violet, Hot Poteto - 4 - 6, Flast… Đặt biệt là cách nhúng vào PowerPoint vì đây là những phần mềm hỗ trợ rất tốt trong việc soạn thảo bài giảng và thiết kế trò chơi. Cũng giống nhƣ PowerPoint, Violet là phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có thể tự xây dựng đƣợc các bài giảng trên máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả. So với các công cụ khác, Violet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tƣơng tác... rất phù hợp với học sinh từ tiểu học. Nhúng Violet vào PowerPoint là cách hiện nội dung của các trang Violet ngay trên trang màn hình của PowerPoint, bên cạnh các nội dung PowerPoint khác. Ví dụ bạn có thể dùng Violet để tạo ra các bài tập (trắc nghiệm, ô chữ, kéo thả,...), sau đó nhập bài tập này luôn lên trang Slide của một bài giảng PowerPoint có sẵn.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi trong dạy học Tự nhiên và Xã hội lớp 1 (Trang 27 - 32)