Mạng lƣới liên kết hydro của phức hợp CHI-naringenin

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu biểu hiện gen GmCHI liên quan đến tổng hợp flavonoid và cảm ứng tạo rễ tơ ở cây thổ nhân sâm (talinum paniculatum luận án tiến sĩ (Trang 48 - 50)

bằng bằng đƣờng chấm màu hồng

37

Hình 1.10. Hình ảnh phân tử nƣớc nằm giữa (2S) - naringenin và Tyr 106 trong

phức hợp CHI - naringenin

(Nguồn: Joseph và cs (2001)[47])

1.3.2. Gen CHI

Shimada và cs (2003) đã phân lập các gen từ cây họ Đậu Lotus japonicus, kết quả đã xác định đƣợc 4 gen CHI (cDNA), đó là CHI1, CHI2, CHI3 và một CHI giả định (CHI4) có kích thƣớc khoảng 15 kb. Trong đó gen CHI2 có chuỗi amino acid suy diễn tƣơng đồng với CHI của các cây không phải họ Đậu, do đó CHI2 thuộc CHI loại I. Còn CHI1 và CHI3 tạo ra sản phẩm là isoflavone thuộc CHI loại II đặc

trƣng của cây họ Đậu. Đáng chú ý, CHI cùng loại từ các loài khác nhau cho thấy

mức độ tƣơng đồng là 70 %, trong khi trình tự của các loại CHI khác nhau thuộc cùng một lồi chỉ có khoảng 50 % tƣơng đồng [104].

Số gen CHI phụ thuộc vào loài và trong hầu hết các lồi thực vật, chỉ có một

vài gen CHI, trong khi CHS lại có nhiều gen mã hóa. Nhìn chung, các lồi cây họ Đậu có nhiều gen CHI hơn là các loài thực vật khác. Ở các lồi cây khơng phải họ Đậu, chỉ có một gen duy nhất mã hóa enzyme CHI [104 . Các nghiên cứu trƣớc đây cho thấy, trong các cây họ Đậu, số gen CHI thay đổi từ một gen trong loài đậu M.

truncatula đến hai gen trong Madia sativa và Glycyrrhiza echinata, lên đến bốn gen

trong L. japonicus và năm gen trong Glycine max [81]. Do số lƣợng gen CHI tăng mà các nghiên cứu gần đây lại chia gen CHI thành các phân họ: CHI (bao gồm CHI1 và CHI2), CHIL và FAP (gồm FAPa1, FAPa2 và FAPa3). Hai gen LangCHIL trong hệ gen của loài đậu Lupinus angustifolius là tƣơng đồng với hai

38

gen GmCHI4 (A và B) đƣợc phân lập từ đậu tƣơng. Dastmalchi và cs (2015) đã xác định mƣời hai gen GmCHI ở đậu tƣơng thuộc bốn phân họ dựa trên các trình tự

amino acid tƣơng đồng và các cơ chất đặc hiệu của protein CHI [24]. Ở hầu hết các lồi thực vật, gen CHI có bốn exon và ba intron [104].

Tìm hiểu gen CHI trên GenBank cho thấy kích thƣớc của gen CHI phân lập từ một số lồi thực vật đã đƣợc cơng bố. Druka và cs (2003) đã xác định trình tự gen

CHI (mã số AF474922) ở Lúa với kích thƣớc là 1160 bp, đoạn mã hóa có 702 bp

mã hóa cho phân tử protein gồm 233 amino acid [27 . Ralston và cs (2005) đã phân lập và xác định trình tự các gen GmaCHI 1A (AY595413), Gma1B1 (AY595414),

Gma1B2 (AY595419), Gma2 (AY595415), Gma3 (AY595416), Gma4 (AY595417) của đậu tƣơng. Các gen này có kích thƣớc lần lƣợt là 1157 bp, 809 bp, 786 bp, 902 bp, 1037 bp và 952 bp. Đoạn mã hóa của các gen này có kích thƣớc lần lƣợt là 657 bp, 681 bp, 681 bp, 681 bp, 846 bp và 630 bp. Phân tử protein do các gen này mã hóa có mã số trên GenBank lần lƣợt là AAT94358, AAT94359, AAT94364, AAT94360, AAT94361, AAT94362 và có số lƣợng amino acid lần lƣợt là 218, 226,

226, 226, 281, 209 amino acid (Hình 1.11) [93].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu biểu hiện gen GmCHI liên quan đến tổng hợp flavonoid và cảm ứng tạo rễ tơ ở cây thổ nhân sâm (talinum paniculatum luận án tiến sĩ (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)