1.2. Sự thay đổi tình trạng đông cầm máu ởng ười bệnh đái tháo đường
1.2.2. Sự thay đổi cấu trúc cục máu đông trong ĐTĐ
Các nghiên cứu về cấu trúc cục máu đông ở các bệnh nhân ĐTĐ cho thấy các cục máu đơng này bị giảm khả năng thấm so với nhóm chứng do có cấu trúc đậm đặc hơn, sự thay đổi này độc lập với sự xuất hiện của các biến chứng vi mạch của ĐTĐ. Sử dụng kỹ thuật hiển vi đồng tiêu cho thấy cục máu đông ở bệnh nhân ĐTĐ được tạo thành từ một số lượng lớn fibrinogen
được lọc từ huyết tương để có một cấu trúc lưới fibrin đậm đặc hơn so với nhóm chứng (hình 1.3).
Hình 1.3. Sự thay đổi cấu trúc cục máu đơng trong ĐTĐ [39]
Nghiên cứu của Dunn và cộng sự sử dụng fibrinogen được tinh lọc từ
huyết tương của 150 bệnh nhân ĐTĐ type 2 và 50 người khỏe mạnh cho thấy, cục máu đông được tạo thành từ các bệnh nhân ĐTĐ có cấu trúc đậm đặc hơn,
đặc trưng bởi kích thước lỗ nhỏ hơn, các sợi dày hơn và nhiều điểm nhánh hơn so với nhóm chứng, điều này cho thấy những thay đổi sau dịch mã của fibrinogen trực tiếp chịu trách nhiệm cho những thay đổi cấu trúc của cục máu đơng ở bệnh nhân ĐTĐ. Ngồi ra, tỷ lệ HbA1c cũng có mối tương quan nghịch với kích thước lỗ và tương quan thuận với số điểm nhánh trong cục máu đông, cho thấy nguy cơ huyết khối tăng lên khi đường huyết được kiểm sốt khơng tốt [39]. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác có cỡ mẫu nhỏ hơn lại khơng tìm thấy sự khác biệt giữa bệnh nhân ĐTĐ và nhóm chứng khỏe mạnh về cấu trúc của cục máu đông [7].
Bên cạnh cấu trúc cục máu đông, tốc độ tiêu sợi huyết cũng bị thay đổi ở
ĐTĐ thường chậm hơn so với nhóm chứng, nguyên nhân một phần liên quan
đến việc giảm gắn plasminogen vào lưới fibrin cùng với sự rối loạn tổng hợp plasmin [37].
Sự thay đổi về số lượng của các yếu tố đông máu trong ĐTĐ có thể là yếu tố ảnh hưởng rõ rệt nhất đến siêu cấu trúc cuối cùng của cục máu đơng. Bên cạnh đó, sự thay đổi về chất của các yếu tố đơng máu cũng có thể ảnh hưởng đến cấu trúc cục máu đông. Nồng độđường huyết cao kéo dài làm tăng quá trình gắn đường vào fibrinogen, cục máu đông được tạo thành từ
fibrinogen gắn đường có cấu trúc đậm đặc hơn và kháng lại quá trình tiêu sợi huyết [35]. Một số nghiên cứu gần đây còn chỉ ra rằng, glycoaldehyde, một sản phẩm phụ của quá trình gắn đường với phân tử protein, có thể gây các biến đổi sau dịch mã của fibrinogen, từ đó làm rối loạn quá trình tiêu sợi huyết. Các biến đổi sau dịch mã khác của fibrinogen như bị ơxy hóa, một q trình bệnh lý học gắn liền với ĐTĐ, cũng có thể làm thay đổi cấu trúc cục máu đông. Tuy nhiên, không phải tất cả các biến đổi sau dịch mã của fibrinogen đều ảnh hưởng tiêu cực đến cấu trúc cục máu đơng. Acetyl hóa fibrinogen, cả trong và ngoài cơ thể, đều tạo ra cục máu đông kém đậm đặc và dễ bị phân hủy hơn [7].
Như vậy, sự kết hợp của tình trạng tăng đường huyết kéo dài với những rối loạn của hoạt động đông cầm máu trong ĐTĐ đã tạo ra những thay đổi
đáng kể đối với cấu trúc của cục máu đơng, góp phần hình thành những cục máu đơng đậm đặc và đề kháng với q trình tiêu sợi huyết.
1.2.3. Tình hình nghiên cứu về các đặc điểm đông cầm máu của người bệnh đái tháo đường ở trong và ngoài nước