Tình hình nghiên cứu về các đặc điểm đông cầm máu của người bệnh đá

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tình trạng đông cầm máu ở người cao tuổi bị bệnh đái tháo đường type 2 và mối liên quan với các biến chứng mạch máu (Trang 33 - 35)

1.2. Sự thay đổi tình trạng đông cầm máu ởng ười bệnh đái tháo đường

1.2.3. Tình hình nghiên cứu về các đặc điểm đông cầm máu của người bệnh đá

Các nghiên cứu trong nhiều năm qua, cả ở trong và ngoài nước, đã cho thấy đã cho thấy những thay đổi của tình trạng đông cầm máu theo hướng tăng đông và giảm tiêu sợi huyết ở các bệnh nhân ĐTĐ, bao gồm cả người

bệnh ĐTĐ type 1 và type 2 [7]. Nghiên cứu của Cung Thị Tý và cộng sự

(2000) được thực hiện trên 26 người bệnh ĐTĐ và nhóm chứng gồm 20 người khỏe mạnh. Các bệnh nhân được tiến hành các thăm dị vềđơng máu bao gồm thời gian chảy máu, máu đông, thời gian Prothrombin, thời gian Howelle, nghiệm pháp rượu, nghiệm pháp Volkaula và đàn hồi đồ cục máu. Kết quả

cho thấy, thời gian đơng máu tồn bộ giảm có ý nghĩa thống kê ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ so với nhóm chứng, phản ánh tình trạng tăng đơng ở người bệnh

ĐTĐ. Phân tích riêng trong nhóm ĐTĐ, tỷ lệ người bệnh có tăng đơng chiếm 46,15% và khơng có trường hợp nào giảm đông [6].

Bên cạnh việc đánh giá các thời gian đông máu chung, khá nhiều nghiên cứu đã đi sâu phân tích đặc điểm của các yếu tố đông cầm máu và tiêu sợi huyết ở người bệnh ĐTĐ, đặc biệt là ĐTĐ type 2. Kết quả của các nghiên cứu này phần lớn đều cho sự gia tăng nồng độ hoặc hoạt tính của các yếu tố đông máu ở người bệnh ĐTĐ so với nhóm chứng khỏe mạnh. Nghiên cứu ở trong nước của các tác giả Trịnh Thanh Hùng (2003) và Đào Thị Dừa (2004) cho thấy, nồng độ của các yếu tốđông máu như fibrinogen, VII, VIII, IX, X ở các bệnh nhân ĐTĐ đều cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng khỏe mạnh [12],[13].

Kết quả tương tự cũng được ghi nhận trong nhiều nghiên cứu của các tác giả nước ngoài như Soares AL (2010) [20], Karatela RA (2009) [27],

Dhawale S (2016) [32], Gupta P (2016) [33], Schneider DJ (2012) [37]...

Theo đó, sự gia tăng nồng độ hoặc hoạt tính ở các bệnh nhân ĐTĐ được ghi nhận với hầu hết các yếu tố đông máu, đặc biệt là fibrinogen, yếu tố VII (FVII), yếu tố VIII (FVIII), yếu tốức chế hoạt hóa plasminogen (PAI-1), yếu tố von Willebrand (vWF).

Phần lớn các nghiên cứu về đặc điểm của tình trạng đơng cầm máu ở

do đó, khó có thể xác định được thời điểm xuất hiện của các rối loạn đông cầm máu ở người bệnh ĐTĐđể có thểđưa ra những khuyến cáo hợp lý nhằm phát hiện sớm các rối loạn này.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tình trạng đông cầm máu ở người cao tuổi bị bệnh đái tháo đường type 2 và mối liên quan với các biến chứng mạch máu (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)