Kết quả thu đƣợc trên một vài tuyến đo

Một phần của tài liệu Quy trình thu nổ địa chấn 2D ứng dụng cho khu vực nam Côn Sơn (Trang 55 - 60)

MỘT VÀI ỨNG DỤNG TRONG KHU VỰC NAM CÔN SƠN

4.3.Kết quả thu đƣợc trên một vài tuyến đo

a. Tuyến đo VGP-008

Tuyến đo VGP-008 dài 63km nằm ở phía Đông Bắc khu vực khảo sát với độ sâu đáy biển từ 800 đến 1200 m.

Các thông số thu nổ trên tuyến đo VGP-008: + Độ dài cáp 6000m được thả ở độ sâu 8m + Số kênh thu: 480 kênh thu

+ Bước đo: 25m / điểm nổ + Thời gian đo: 10s

+ Bước mẫu hóa: 2ms

+ Tổng thể tích nguồn nổ 3590 in3

(  59 lít), với áp suất khí là 2000psi

Trang 49

Hình 4.4: Liên kết các kênh thu tuyến 008

Dựa vào tài liệu địa chấn thu được trên tuyến ta nhận thấy rằng cường độ sóng phản xạ nhiều lần từ đáy biển thu được rất lớn, đây là một yếu tố làm yếu đi các sóng phản xạ có ích từ các mặt ranh giới thực.

Hình 4.4 và 4.5 cho ta cái nhìn tổng thể ban đầu về lát cát tổng hợp của tài liệu địa chấn sau khi xử lý sơ bộ trên tàu. Trên tuyến ta có thể thấy một đới nâng nhỏ phía cuối tuyến, tuy nhiên để thấy rõ các cấu tạo bên dưới thì cần thiết phải có sự phân tích, xử lý kỹ lưỡng.

Một sự khác biệt trên tuyến VGP-008 là tổng thể tích nguồn nổ chỉ đạt 3590 in3

, do vậy khi so sánh tài liệu địa chấn thu được trên các tuyến khác ta thấy có sự khác biệt nhỏ về chất lượng tài liệu. Từ đó ta nhận thấy rằng công suất của nguồn nổ đóng một vai trò rất quan trọng trong khảo sát thăm dò địa chấn.

b. Tuyến đo VGP-007

Tuyến đo VGP-007 dài 86km đo theo phương Đông Bắc – Tây Nam, với độ sâu đáy biển thay đổi lớn về phía Tây Nam, độ sâu đáy biển trung bình từ 400 đến 1200 m.

Các thông số thu nổ trên tuyến đo VGP-007: + Độ dài cáp 6000m được thả ở độ sâu 8m + Số kênh thu: 480 kênh thu

+ Bước đo: 25m / điểm nổ + Thời gian đo: 10s

+ Bước mẫu hóa: 2ms

+ Tổng thể tích nguồn nổ 3840 in3

Trang 51

Hình 4.6: Tài liệu địa chấn thu được từ một điểm nổ trên tuyến 007

Mặt cắt địa chấn tuyến VGP-007 sử dụng nguồn có công suất theo thiết kế ban đầu là 3840in3, khu vực khảo sát có độ sâu vừa phải, do vậy tài liệu địa chấn thu được tốt hơn so với kết quả trên tuyến 008. Các đới phân dị cũng như các lớp địa chất được thể hiện khá tốt. Tuy nhiên đây cũng chỉ là kết quả xử lý sơ bộ và cần được xử lý tiếp.

Với kết quả thu thập tài liệu địa chấn 2D trên biển ở khu vực Nam Côn Sơn cho thấy những ưu điểm nổi bật của phương pháp địa chấn trong thăm dò dầu khí, cho ta cái nhìn sơ bộ về cấu trúc địa chất bên dưới lớp nước biển đến vài kilomet. Tuy nhiên để thu được kết quả tài liệu địa chấn tốt nhất cần được xử lý số liệu thu được tại các trung tâm phân tích chuyên sâu để làm rõ các phân lớp địa chấn tầng của khu vực, tìm kiếm các dấu hiệu đối tượng dầu khí.

Trang 53

Một phần của tài liệu Quy trình thu nổ địa chấn 2D ứng dụng cho khu vực nam Côn Sơn (Trang 55 - 60)