VÀ CÁC THIẾT BỊ TRÊN TÀU
3.4. Hệ thống ghi số liệu
Hiện tại có rất nhiều hệ thống ghi số liệu địa chấn khác nhau từ những máy thu đơn giản từ 12 đến 24 kênh thu, cho đến những hệ thống có khả năng nhận được 10,000 kênh thu cùng lúc. Trong thăm dò địa chấn 2D, tôi xin giới thiệu hệ thống ghi số liệu SEAL của hãng Sercel được trang bị trên tàu địa chấn Bình Minh 02.
Tên hệ thống: SEAL CMXL 2000 có khả năng thu nhận được 20.000 kênh địa chấn. Bao gồm hai phần cơ bản:
-PRM (Processing Remote Module): đóng vai trò như trung tâm điều khiển, trung tâm giao tiếp với các thiết bị ngoại vi khác, chuyển đổi và phân phối dữ liệu sang định dạng chuẩn Seg-D
Trang 41
-HCI (Human Computer Interface): cho phép người sử dụng tác động và quản lý hệ thống, quản lý quá trình thu nổ. Tại đây ta có thể cài đặt các tham số cho quá trình thu nổ như khoảng cách thu nổ, thời gian ghi sóng, lọc tần số cao, lọc tần số thấp….
Kết hợp với hệ thống ghi số liệu là hệ thống eSQC Pro, hệ thống này thể hiện số liệu từng điểm nổ trong miền thời gian thực, sóng đầu, mức độ nhiễu, biên độ của các tín hiệu… từ đó người sử dụng có thể ra quyết định xem số liệu thu được có tốt hay không, mức độ nhiễu như thế nào..v.v.
Quy trình ghi số liệu:
Hình 3.10: Màn hình của hệ thống eSQC Pro
Hình 3.9: Tổng quan hệ thống ghi số liệu SEAL CMXL 2000
Quản lý nguồn nổ Định vị
Xử lý sơ bộ trên tàu
- Đầu tiên là hệ thống Triggerfish 2D của bộ phận định vị, các thông số về vị trí điểm nổ (coordinate), thời gian nổ (trigger) đều được truyền đến hệ thống PRM của hệ thống CMXL và hệ thống Gunlink (hệ thống quản lý nguồn nổ). Hệ thống Gunlink sẽ chỉ định cho nguồn nổ bắt đầu nổ và hệ thống PRM sẽ chỉ định cho cáp thu để thu thập số liệu.
- Số liệu địa chấn thu được từ cáp thu (streamer) sau khi đi qua các cổng giao tiếp sẽ được truyền trực tiếp tới hệ thống PRM, tại đây toàn bộ số liệu được đồng bộ hóa theo các tham số và qui định đã được thiết lập từ trước như là chuyển đổi các “bó số liệu địa chấn” thành các kênh (trace) rời rạc
- Số liệu sau đó được tương tác với hệ thống HCI, tại đó số liệu sẽ được chuẩn hóa thông qua các tham số cài đặt như lọc tần số, bù năng lượng…số liệu này sau đó được thể hiện ra bên ngoài thông qua màn hình của eSQC Pro.
Số liệu sau khi được chuẩn hóa sẽ được lưu trữ tại 3 khu vực riêng biệt, độc lập: SegD (bộ nhớ tạm, được ghi đè liên tục), NAS (dung lượng 300TB) và băng từ (đây là dạng lưu trữ cơ động nhất).