Hệ thống nguồn nổ

Một phần của tài liệu Quy trình thu nổ địa chấn 2D ứng dụng cho khu vực nam Côn Sơn (Trang 42 - 44)

VÀ CÁC THIẾT BỊ TRÊN TÀU

3.2.Hệ thống nguồn nổ

Nguồn nổ sử dụng trong thăm dò địa chấn biển trên tàu địa chấn 2D là súng hơi (air gun). Trong các súng hơi này, không khí được nén ở áp suất rất cao (lên tới 2000psi), khi kích thích súng nổ sẽ giải phóng một lượng năng lượng rất lớn tạo ra các xung động địa chấn lan truyền xuống các tầng địa chất bên dưới lớp nước biển.

Nguồn nổ sử dụng trong thăm dò địa chấn biển cần thiết thỏa mãn hai yêu cầu quan trọng. Thứ nhất là độ phân giải (Seismic resolution) của nguồn nổ. Khi phát một xung xuống các lớp địa chất bên dưới, xung này sau khi đập vào các ranh giới phản xạ sẽ đi ngược lên trên mặt nước và được thu lại bởi các hydrophone. Nếu nguồn nổ có độ phân giải tốt, các tín hiệu địa chấn nhận được sẽ rõ ràng và sắc nét.

Thứ hai là khả năng xuyên sâu của các xung nguồn nổ, bởi vì năng lượng địa chấn sẽ bị hấp thu khi truyền qua các lớp đất đá. Để đạt được điều này, ngoài việc nguồn nổ cần có một công suất lớn, còn đòi hỏi nguồn nổ có một dải tần số thích hợp.

Trên thực tế, để đạt hiệu ứng tốt nhất cho nguồn nổ, người ta thường ghép các súng hơi thành một nhóm nguồn nổ, cho nổ đồng thời. Tổng thể tích khí cho mỗi lần nổ lên đến 3200 in3

(52 lít) với áp suất 2000psi cho mỗi súng.

Hình 3.3: Độ phân giải của nguồn nổ có ảnh hưởng đến chất lượng số liệu

Khi súng ở trạng thái nạp, một lượng khí ở áp suất cao sẽ theo ống dẫn vào nạp đầy cho súng cho đến khi áp suất không khí trong súng đạt yêu cầu thì dừng lại, lúc đó lượng không khí sẽ đẩy pit- tông xuống vị trí đóng van. Súng chuyển sang tư thế sẵn sàng để nổ.

Khi tới vị trí điểm đo, từ thông tin vị trí của bộ phận định vị dẫn đường sẽ kích hoạt một tín hiệu điện đến van Soleonid, van này sẽ mở rất nhanh và không khí với áp suất cao sẽ đẩy ngược pit-tông lên, làm cho toàn bộ lượng khí trong các súng tràn ra môi trường bên ngoài, tạo ra các bong bóng khí, tạo ra một áp lực tác động vào môi trường, gây ra các chấn động lan truyền xuống các lớp địa chất bên dưới.

Hình 3.4: Các súng được ghép với nhau thành một dãy

Máy đo độ sâu

Súng dự trữ

Trang 37

Một phần của tài liệu Quy trình thu nổ địa chấn 2D ứng dụng cho khu vực nam Côn Sơn (Trang 42 - 44)