Phân cấp quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại quận Long Biên, Thành phố Hà Nội (Trang 25 - 27)

sách nhà nước

Để quản lý hiệu quả cần phải có cơ chế quản lý phù hợp. Một cơ chế quản lý thông thường bao gồm những quy định về nội dung, trình tự cơng việc cần làm; tổ chức bộ máy để thực thi công việc và những quy định về trách nhiệm khi thực hiện các quy định đó.

Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy phân cấp quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN

(Nguồn: Nghị định số: 99/2021/NĐ-CP)

Theo sơ đồ trên, việc quản lý về đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN được thực hiện ở các cơ quan như sau:

- Người có thẩm quyền quyết định đầu tư là người đại diện theo pháp luật của tổ chức, cơ quan nhà nước tùy theo nguồn đầu tư. Theo quy định hiện hành, người có thẩm quyền quyết định đầu tư bằng nguồn vốn NSNN gồm:

Người có thẩm quyền quyết định đầu tư

(Quốc hội, Chính phủ, TTCP, HĐND, UBND các cấp, HĐQT, GĐ) DNNN, ...)

Cơ quan chức năng (Đầu tư, Tài chính,

Xây dựng, Thanh tra, …..) (KBNN, Ngân hàng) Cơ quan cấp vốn Phát triển, ....)

Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị nhà nước theo thẩm quyền ....

- Chủ đầu tư là người chủ sở hữu vốn, người vay vốn hoặc người được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý và sử dụng vốn để thực hiện đầu tư theo quy định của pháp luật. Chủ đầu tư là cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp hoặc cũng có thể là doanh nghiệp nhà nước.

- Các cơ quan chức năng của nhà nước thực hiện quản lý theo chức năng, nhiệm vụ được giao liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB như: Kế hoạch đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Thanh tra,..

- Các nhà thầu là người bán sản phẩm cho chủ đầu tư. Một DA có thể có một hoặc nhiều nhà thầu như nhà thầu tư vấn cung cấp cho chủ đầu tư các dịch vụ như tư vấn như lập DA, thiết kế, giám sát chất lượng cơng trình, quản lý về đầu tư XDCB, ..; nhà thầu cung cấp máy móc thiết bị; nhà thầu xây lắp thực hiện việc thi cơng xây dựng cơng trình.

- Đối với cấp tỉnh: Chủ tịch UBND tỉnh thành lập các Ban sau để thực

hiện chức năng chủ đầu tư và nhiệm vụ quản lý đồng thời nhiều dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách trên địa bàn Tỉnh:

 Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các cơng trình dân dụng và cơng nghiệp;  Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các cơng trình giao thông;

 Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các cơng trình nơng nghiệp và phát triển nơng thơn;

Đối với DA sử dụng vốn NSNN, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh quyết định đầu tư, chủ đầu tư là các Ban quản lý dự án chuyên ngành hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng cơng trình.

Theo phân cấp của UBND tỉnh, cơ quan chun mơn có chức năng quản lý xây dựng thuộc UBND tỉnh như: Sở Kế hoạch và Đầu tư (chủ trì thẩm định

các dự án khơng có cấu phần xây dựng), Sở Xây dựng (chủ trì thẩm định các dự án có cấu phần xây dựng), trình UBND tỉnh quyết định đầu tư.

- Đối với cấp quận, huyện, thành phố: Chủ tịch UBND quận, huyện,

thành phố thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trực thuộc thực hiện vai trò Chủ đầu tư và quản lý các DA do UBND cấp huyện quyết định đầu tư xây dựng (các DA thuộc cấp quản lý của UBND quận, huyện, thành phố).

Đối với DA sử dụng vốn ngân sách của cấp huyện và cấp xã, chủ đầu tư là UBND cấp huyện và cấp xã. Riêng đối với DA thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, chủ đầu tư do người quyết định đầu tư quyết định phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại quận Long Biên, Thành phố Hà Nội (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w