sách nhà nước
Thứ nhất, nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả: Nội dung của nguyên tắc này
là quản lý sao cho với một đồng đầu tư XDCB bỏ ra phải thu được lợi ích lớn nhất. Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả phải được xem xét trên phạm vi toàn xã hội và trên tất cả các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, …
Thứ hai, nguyên tắc tập trung, dân chủ: Trong quản lý đầu tư XDCB từ
nguồn vốn NSNN được tập trung quản lý theo một cơ chế thống nhất của Nhà nước thông qua các tiêu chuẩn, định mức, các quy trình, quy phạm về kỹ thuật nhất quán và rành mạch. Việc phân bổ đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN phải theo một đầu tư chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tổng thể.
Tính dân chủ là đảm bảo cho mọi người cùng tham gia vào quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN.
Thứ ba, ngun tắc kết hợp hài hịa giữa các lợi ích: Quản lý đầu tư
XDCB từ nguồn vốn NSNN phải đảm bảo hài hòa giữa lợi ích Nhà nước, tập thể và người dân trong vùng dự án được đầu tư.
Thứ tư, nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo vùng và
theo lãnh thổ: quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN theo ngành trước hết bằng các quy định về tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật do Bộ Kế hoạch Đầu tư và các Bộ quản lý chuyên ngành ban hành. Quản lý theo địa phương, vùng là xây dựng đơn giá vật liệu, nhân công, ca máy cho từng dự án đầu tư.
Ngoài ra, trong quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN còn phải tuân thủ các nguyên tắc như phải thực hiện đúng trình tự đầu tư và xây dựng; phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý, chủ đầu tư, tổ chức tư vấn và nhà thầu trong quá trình đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN…