Khái quát về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động đối ngoại nhân dân của cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Trang 28 - 76)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Khái quát chung về hoạt động đối ngoại nhân dân của Mặt trận Tổ

1.2.1. Khái quát về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Điều 9 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội (CHXH) chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [31]

Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nêu rõ: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đồn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên.

Thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp bao gồm tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tơn giáo, người Việt Nam ở nước ngồi” [2]

Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động.

Hiện nay, MTTQ Việt Nam được tổ chức theo cấp hành chính gồm:

- Ở Trung ương có Uý ban Trung ương (UBTW) MTTQ Việt Nam, Đoàn Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam và Ban Thường trực (BTT) UBTW MTTQ Việt Nam.

- Ở địa phương có Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh), Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện); Uỷ ban MTTQ Việt Nam xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã). Ở mỗi cấp có BTT Uỷ ban MTTQ Việt Nam.

Điều 3 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định quyền và trách nhiệm của MTTQ Việt Nam như sau:

“1. Tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội.

2. Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

4. Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước.

5. Thực hiện giám sát và phản biện xã hội.” [30]

UBTW MTTQ Việt Nam do Đại hội Đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam hiệp thương dân chủ cử, là cơ quan chấp hành giữa hai kỳ đại hội, bao gồm: người đứng đầu của tổ chức thành viên cùng cấp; chủ tịch UB MTTQ Việt Nam; một số cá nhân tiêu biểu và một số cán bộ chuyên trách ở cơ quan UBTW MTTQ Việt Nam.

1.2.2. Vai trị và q trình Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia hoạt động đối ngoại nhân dân từ khi thành lập đến nay

Ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ (BTV) Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ban hành Chỉ thị thành lập Hội Phản đế đồng minh - hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (ngày nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam).

Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam là ngọn cờ tiên phong đã đoàn kết nhân dân cả nước tiến hành các phong trào đấu tranh cách mạng và sự kiện ra đời của Mặt trận Việt Minh (19/5/1941) đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của Mặt trận, góp phần to lớn làm nên thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám (1945). Từ đây, chính quyền về tay nhân dân, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà (nay là nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam), mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc: kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.

Ngày 29/5/1946, Hội Liên Việt được thành lập là bước phát triển mới của Mặt trận Dân tộc thống nhất. Cùng với Mặt trận Việt Minh, Hội Liên Việt đã ra sức tuyên truyền, vận động nhân dân cả nước đồng lòng tham gia kháng chiến; đồng thời đẩy mạnh các hoạt động, xây dựng và phát triển lực lượng nhằm mục tiêu chung là giành độc lập dân tộc. Đến ngày 03/3/1951, hai tổ chức này được hợp nhất và lấy tên Mặt trận Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (còn gọi là Mặt trận Liên Việt) đã phát huy vai trò tiên phong, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, tạo nên sức mạnh to lớn đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thành công.

Ngày 10/9/1955, Đại hội Mặt trận Dân tộc thống nhất họp và quyết định thành lập MTTQ Việt Nam với Cương lĩnh đầu tiên khẳng định mục tiêu “đoàn kết mọi lực lượng dân tộc, dân chủ và hồ bình trong cả nước để đấu tranh chống đế

quốc Mỹ và bè lũ tay sai”. Từ đây, MTTQ Việt Nam đã ra sức vận động các tầng lớp nhân dân thi đua yêu nước, tham gia khơi phục kinh tế và phát triển văn hóa, hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

Sau ngày giải phóng hồn tồn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975), từ ngày 31/01/1977 - 04/02/1977 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đại hội Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam quyết định hợp nhất 3 tổ chức: MTTQ Việt Nam, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hịa bình Việt Nam, lấy tên chung là MTTQ Việt Nam. Đại hội đã thơng qua chương trình chính trị và Điều lệ mới nhằm đồn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong Nhân dân, phát huy nhiệt tình cách mạng và tinh thần làm chủ, động viên nhân dân hăng hái tham gia xây dựng và củng cố chính quyền, xây dựng Hiến pháp chung của cả nước; tổ chức bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, hàn gắn vết thương chiến tranh, khắc phục thiên tai, phát triển kinh tế...

Có thể thấy, trong suốt 91 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, MTTQ Việt Nam đã không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, ln làm trịn sứ mệnh vẻ vang của mình, đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Đảng, của dân tộc, củng cố và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Cụ thể:

Thứ nhất, MTTQ Việt Nam có quy chế hoạt động rõ ràng, thống nhất; có định hướng, mục tiêu hoạt động; đặc biệt lực lượng tham gia công tác đối ngoại nhân dân của Mặt trận ngày càng đông đảo thể hiện được sức mạnh của hoạt động đối ngoại nhân dân mà MTTQ đã và đang thực hiện trong những năm qua.

Thứ hai, công tác đối ngoại nhân dân thời gian qua góp phần to lớn trong việc kêu gọi toàn dân, toàn quân chung sức, đồng lịng vượt qua nhiều khó khăn, đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các mặt. Trong giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt khoảng 5,9%/năm; riêng năm 2020 mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được tăng trưởng dương 2,91%, thuộc nhóm nước có mức tăng trưởng cao nhất thế giới. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 1,7 lần, từ 327,8 tỷ đô la Mỹ năm 2015

lên khoảng 543,9 tỷ đô la Mỹ năm 2020. Lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam giai đoạn 2015-2019 tăng 2,3 lần, từ 7,9 triệu lên 18 triệu với tốc độ 22,7%/năm . Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Uy tín và vị thế quốc tế của đất nước ngày một nâng cao [32].

Thứ ba, tác dụng về chính trị của cơng tác đối ngoại nhân dân cũng rất lớn. Công tác đối ngoại nhân dân đã góp phần tích cực vào việc giữ vững mơi trường hồ bình, ổn định, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới,… nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế, xây dựng lòng tin và sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế, đồng thời góp phần vào cuộc đấu tranh chung vì hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đặc biệt, quan hệ với các nước, nhất là các nước láng giềng chung biên giới, các nước trong khu vực, các nước lớn, các đối tác ưu tiên, chủ chốt tiếp tục được củng cố và đi vào chiều sâu, thực chất, tạo dựng được khuôn khổ quan hệ ổn định, bền vững. Các khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện được mở rộng, trên tinh thần lựa chọn đối tác có trọng tâm, trọng điểm. Trong giai đoạn này, ta đã thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện với 5 nước, nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược với 2 nước (Australia năm 2018 và New Zealand năm 2020), từ Đối tác chiến lược lên Đối tác chiến lược toàn diện với một nước (Ấn Độ năm 2016), nâng tổng số quan hệ Đối tác chiến lược/Đối tác tồn diện lên 30 nước… [32]

Có thể nói, trong suốt chiều dài xây dựng và phát triển đất nước, cơng tác đối ngoại nhân dân đã có những đóng góp quan trọng, trở thành một điểm sáng trong những thành tựu chung của cả dân tộc. Khơng chỉ giữ vững được mơi trường hịa bình, ổn định trong bối cảnh thế giới rất phức tạp, Việt Nam đã thể hiện được bản lĩnh, tinh thần chủ động thích ứng, khả năng kiến tạo và tận dụng cơ hội để không ngừng nâng cao thế và lực, uy tín quốc tế của đất nước. “Trong bảng xếp hạng Chỉ số sức mạnh tại châu Á do Viện Lowy (Australia) công bố (19/10/2020), Việt Nam tăng một bậc từ 13 lên 12. Trong đó, về ảnh hưởng Ngoại giao, chúng ta tăng 3 bậc, vươn lên đứng thứ 2 trong Đông Nam Á. Về kinh tế, Việt Nam đã vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ 4 trong ASEAN với GDP ở mức hơn 340 tỷ đô la Mỹ. Hãng

định giá thương hiệu Brand Finance của Anh nhận định giá trị thương hiệu quốc gia của Việt Nam năm 2020 đã tăng 29% trong năm 2020, hiện đứng ở vị trí thứ 33 trong Top 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới” [32].

1.2.3. Hình thức và nhiệm vụ thực hiện hoạt động đối ngoại nhân dân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

1.2.3.1. Hình thức thực hiện hoạt động đối ngoại nhân dân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Có hai hình thức thực hiện hoạt động đối ngoại nhân dân của MTTQ hiện nay gồm đối ngoại trực tiếp và đối ngoại gián tiếp. Trong đó:

- Đối ngoại trực tiếp gồm: + Hội nghị, Hội thảo

+ Chuyến thăm và làm việc + Ngoại giao song phương + Trao đổi đoàn

+ Tổ chức đoàn đi nghiên cứu, khảo sát - Đối ngoại gián tiếp:

+ Điện đàm

+ Trao đổi trực tuyến

1.2.3.2. Nhiệm vụ thực hiện hoạt động đối ngoại nhân dân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Các nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động đối ngoại nhân dân của MTTQ Việt Nam gồm:

Thứ nhất, công tác đối ngoại nhân dân phải đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất

của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước. Hàng năm, MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên xây dựng kế họach hoạt động đối ngoại nhân dân, các đoàn ra, đoàn vào để cấp uỷ đảng thống nhất chỉ đạo; Các hoạt động đối ngoại nhân dân trong hệ thống tổ chức Mặt trận và các tổ chức thành viên cần được sự phối hợp thống nhất. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước, tập trung vào mục tiêu trọng điểm quan hệ quốc tế của cả hệ thống chính trị ở từng thời điểm.

Thứ hai, tiếp tục tổ chức quán triệt, phổ biến về Chủ trương, chính sách của

Đảng, Nhà nước, đặc biệt là quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ của công tác đối ngoại nhân dân theo Chỉ thị số 04 - CT/TW ngày 6/7/2011 về “tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới” để tăng cường nhận thức và trách nhiệm của cán bộ đảng viên trong tuyên truyền vận động thực hiện công tác đối ngoại nhân dân. Tiếp tục phối hợp tuyên truyền nội dung Nghị quyết Số 36/NQ-TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về cơng tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.

Thứ ba, nghiên cứu học tập và làm theo phong cách đối ngoại của Hồ Chí

Minh về quan hệ quốc tế và phong cách Hồ Chí Minh trong đối ngoại. Tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu, củng cố mối quan hệ truyền thống với các nước láng giềng, nhất là các tỉnh có chung đường biên giới với Lào, Capuchia và Trung Quốc; Mặt trận và các đoàn thể nhân dân chú trọng mở rộng đối tác ở các khu vực trọng điểm, quan hệ với các đảng phái và tổ chức phi chính phủ ở các nước lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực có tiềm năng và tầm ảnh hưởng lớn nhằm ủng hộ tiến trình hội nhập và cơng cuộc đổi mới đất nước của Việt Nam.

Thứ tư, tổ chức các hoạt động nhằm bày tỏ sự đoàn kết, ủng hộ cuộc đấu

tranh chính nghĩa của các dân tộc vì hồ bình, độc lập, dân chủ, tiến bộ xã hội và những vấn đề có tính tồn cầu như Thế giới khơng vũ khí hạt nhân, khơng sử dụng bạo lực; phòng chống AIDS; bảo vệ môi trường ..v.v... tạo nên những quan hệ gần gũi, cảm thông giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước bè bạn trên thế giới. Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ về đối ngoại nhân dân cho cán bộ Mặt trận, phân cơng cán bộ chun trách và một phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ tỉnh, thành phố phụ trách công tác đối ngoại.

1.3. Kinh nghiệm hoạt động đối ngoại nhân dân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Để có được những thành tựu như hơm nay, MTTQ Việt Nam đã có khoảng thời gian dài rèn giũa, tơi luyện, tích luỹ những kinh nghiệm, những bài học quý báu nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân.

Nền tảng đầu tiên chính là tư tưởng chỉ đạo về đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sáng lập nền ngoại giao nhân dân Việt Nam. Người từng dạy “đối ngoại

phải làm cho những ai đã yêu quý chúng ta thì càng yêu quý chúng ta hơn; ai chưa hiểu ta thì hiểu về ta nhiều hơn, qua đó mà có tình cảm và ủng hộ ta; ai chống chúng ta thì bớt hung hăng hơn...”. Người đã chỉ đạo thành lập các tổ chức đối ngoại nhân dân đầu tiên của Việt Nam để tiếp cận với bạn bè quốc tế, với phong trào hồ bình, đồn kết của nhân dân thế giới; gắn kết cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới; tạo điều kiện cho bạn bè quốc tế hiểu con người Việt Nam, sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta và ủng hộ chúng ta một cách mạnh mẽ và thiết thực.

Thứ hai, hoạt động đối ngoại có sự linh hoạt, phù hợp với từng thời kỳ cách mạng.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), dù gặp mn vàn khó khăn trong vịng vây của nhiều kẻ thù, ngoại giao Việt Nam nói chung và ngoại giao nhân dân nói riêng đã ln được Đảng quan tâm định hướng, làm rõ sự nghiệp chính nghĩa, lập trường nhất qn của Việt Nam, qua đó tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân các nước, kể cả nhân dân Pháp, góp phần vào thắng lợi của dân tộc. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược (1954 - 1975), sát cánh cùng các hoạt động ngoại giao chính thức, phát huy thắng lợi trên chiến trường,

Một phần của tài liệu Hoạt động đối ngoại nhân dân của cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Trang 28 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w