Đổi mới phối hợp với các bên liên quan trong hoạt động

Một phần của tài liệu Hoạt động đối ngoại nhân dân của cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Trang 90)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đối ngoại nhân dân tại cơ quan

3.3.3. Đổi mới phối hợp với các bên liên quan trong hoạt động

Trong thời gian qua, UBTW MTTQ Việt Nam cùng các ban, đơn vị trực thuộc, các Ban Đảng, cơ quan Nhà nước đã có sự phối hợp trong cơng tác tổ chức hoạt động đối ngoại. Cùng với Uỷ ban Mặt trận các cấp và các tổ chức thành viên quán triệt sâu sắc, tiến hành cụ thể hoá và tổ chức thực hiện tốt Chương trình hành động “Tăng cường đồn kết quốc tế, mở rộng hoạt động đối ngoại nhân dân” cùng với các chương trình khác do Đại hội IX Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề ra.

Trong thời gian tới, vấn đề đổi mới phối hợp với các bên liên quan trong hoạt động đối ngoại nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại là không thể thiếu. Một số nội dung cơ bản của giải pháp gồm:

Thứ nhất, UBTW MTTQ Việt Nam cần tiếp tục xây dựng kế hoạch, chương trình đối ngoại nhân dân hằng năm một cách thiết thực trình Ban Bí thư phê duyệt, đồng thời căn cứ vào bản kế hoạch này để thiết kế lộ trình giao các ban, đơn vị có liên quan thực hiện hiệu quả.

Thứ hai, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các cơ quan chuyên trách đối ngoại trong công tác tổ chức Hội nghị, hội thảo và tiếp đón khách quốc tế; lồng

ghép các chuyến thăm hữu nghị với hoạt động quảng bá hình ảnh Việt Nam - đất nước - con người.

Thứ ba, mở rộng các đối tượng tham gia hoạt động đối ngoại. Đối tác quan hệ và vận động quốc tế hiện nay rất rộng rãi, đa dạng và đa phương, đặc biệt cần chú ý tầng lớp trẻ thanh niên, sinh viên, giới báo chí truyền thơng, giới học giả và giới doanh nhân. Đây cũng chính là các đối tác có vai trị thúc đẩy hợp tác giữa nước ta với các nước trong tất cả các lĩnh vực. Sự hiểu biết lẫn nhau được tăng cường chính là nhân tố giữ vững và duy trì quan hệ hữu nghị, đồn kết lâu bền, đặc biệt và trước hết là với các nước láng giềng, các nước trong cộng đồng ASEAN và các đối tác quan trọng.

Thứ tư, coi trọng nâng cao hơn nữa chất lượng cơng tác nghiên cứu và dự báo tình hình, các xu hướng vận động trong chính sách và quan hệ của các nước nhìn từ góc độ đối ngoại nhân dân. Làm tốt cơng tác này góp phần là cơ sở để hoạch định các hoạt động đối ngoại nhân dân một cách chủ động và phù hợp, đồng thời đóng góp cho việc xây dựng các chính sách của Đảng và Nhà nước nói chung.

Trong bối cảnh Việt Nam và trên Thế giới có nhiều biến động phức tạp, khó lường, nhiệm vụ đặt ra đối với công tác đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới hết sức nặng nề, đòi hỏi sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước nói chung, UBTW MTTQ Việt Nam và lãnh đạo Ban Đối ngoại Trung ương Đảng, Bộ Ngoại giao nói riêng, sự tham gia, phối hợp đồng bộ, hiệu quả trên mọi lĩnh vực của các bộ, ngành, địa phương, nhất là sự nỗ lực, phấn đấu, quyết tâm của đội ngũ cán bộ ngoại giao nói riêng và đội ngũ làm cơng tác đối ngoại nói chung trên tất cả các mặt trận.

3.3.4. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ làm công tác đối ngoại nhân dân

Hiện nay, ở cấp trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có 1 đơn vị chuyên trách tham mưu thực hiện công tác đối ngoại nhân dân và công tác người Việt Nam ở nước ngoài là Ban Đối ngoại và Kiều bào (cấp Vụ). Tổ chức và bộ máy của Ban Đối ngoại và Kiều bào, cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

hiện nay gồm 07 đồng chí trong đó có 01 Trưởng ban, 02 Phó Trưởng ban và 04 chuyên viên (trong đó có một chun viên biệt phái từ Bộ Cơng an vào năm 2018). Về trình độ có 01 NCS tiến sỹ, 06 thạc sỹ, 01 cử nhân và về cơ bản đều có kiến thức khá tốt về chuyên môn, nghiệp vụ, khá về ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh). Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, cơng chức thực hiện nhiệm vụ tham mưu công tác đối ngoại nhân dân ở cấp trung ương được đào tạo bài bản (01 đồng chí tốt nghiệp Học viện Ngoại giao; 2 đồng chí tốt nghiệp thạc sỹ nước ngồi, 02 đồng chí tốt nghiệp trường đại học ngoại ngữ,...) và từng bước đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Mặt trận cấp địa phương hiện nay hầu như khơng có ban, đơn vị chuyên trách thực hiện công tác đối ngoại nhân dân mà chủ yếu là thực hiện kiêm nhiệm với nhiệm vụ khác, đa phần còn yếu về ngoại ngữ và chuyên mơn cơng tác đối ngoại nên cũng cịn gặp khơng ít khó khăn, lúng túng trong việc triển khai cũng như tham mưu thực hiện công tác đối ngoại nhân dân tại địa phương (do định mức biên chế cơng chức của mỗi Mặt trận ít, nguồn lực ít, ...).

Với thực trạng trên, vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Mặt trận các cấp, nhất là cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các tổ chức thành viên về phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng công tác đối ngoại nhân dân của MTTQ Việt Nam là một nội dung cần thiết. Và do vậy đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ làm cơng tác đối ngoại nhân dân là giải pháp quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại của UBTW MTTQ Việt Nam trong thời gian tới.

Một số nội dung cơ bản của giải pháp gồm:

Thứ nhất, Uỷ ban MTTQ các cấp cần quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của Nghị quyết Trung ương 7 (khoá XII) về “xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp,…” trong xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ được giao và đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng công tác đối ngoại nhân dân của Mặt trận.

Thứ hai, phát huy mạnh mẽ vai trò tiền phong và nêu gương của đảng viên hoạt động trong MTTQ các cấp, nhất là những đảng viên hoạt động trong các tổ chức

chuyên làm công tác đối ngoại nhân dân của Mặt trận. Tạo thuận lợi cho cán bộ Mặt trận tự học, tự rèn luyện nâng cao phẩm chất năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng công tác đối ngoại nhân dân của Mặt trận.

Thứ ba, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng các nội dung, vấn đề mà cán bộ làm cơng tác đối ngoại nhân dân cịn yếu, cịn thiếu.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đề xuất một số nội dung đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác đối ngoại nhân dân gồm:

- Năng lực ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, tiếng Trung.

- Nghi thức và kỹ năng giao tiếp đối ngoại, đặc biệt là đối với các cán bộ MTTQ Việt Nam làm công tác đối ngoại ở địa phương.

- Tiếp tục đào tạo, nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ Ban Đối ngoại và Kiều bào cũng như các ban, đơn vị trực thuộc UBTW MTTQ Việt Nam.

Hình thức đào tạo đề xuất: tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ.

Bên cạnh đó, để cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ làm đối ngoại nhân dân thì người cán bộ làm cơng tác đối ngoại ngày nay càng cần có bản lĩnh chính trị vững vàng, ln tin tưởng vào chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước; có tư duy hiện đại trong nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình để tham mưu, đề xuất chính sách, chiến lược; có nền tảng kiến thức tồn diện, tổng hợp về nhiều lĩnh vực và quan trọng hơn hết, phải có lịng tự hào về lịch sử truyền thống của dân tộc, của ngành ngoại giao và có khát khao cống hiến vì một đất nước Việt Nam ngày càng hùng cường, phát triển mạnh mẽ hơn.

KẾT LUẬN

Thời đại ngày nay với xu hướng hội nhập và phát triển, công tác đối ngoại nhân dân có ý nghĩa chiến lược lâu dài, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn quán triệt phương châm “chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả” trên cơ sở phát huy truyền thống quý báu của dân tộc.

Luận văn với đề tài “Hoạt động đối ngoại nhân dân của cơ quan Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” đã thực hiện được những mục tiêu cơ bản sau:

Thứ nhất, luận văn đã hệ thống cơ sở lý luận về đối ngoại nhân dân tại cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Thứ hai, đánh giá tổng quan và phân tích thực trạng hoạt động đối ngoại nhân dân tại cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Thứ ba, luận văn đề xuất một số giải pháp để khắc phục những tồn tại và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân tại cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bốn giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân tại cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời gian tới gồm: Đổi mới phương thức quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện; Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, công chức về đối ngoại nhân dân; Đổi mới phối hợp với các bên liên quan trong hoạt động; Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ làm cơng tác đối ngoại nhân dân.

Để thực hiện có hiệu quả các giải pháp này khơng chỉ cần sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng đoàn MTTQ Việt Nam, Ban Thường trực UBTW MTTQ Việt Nam mà cả sự nỗ lực, cố gắng, sáng tạo của các ban, đơn vị trực thuộc và MTTQ Việt Nam các cấp. Hy vọng rằng, với những giải pháp được đề xuất trong luận văn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân của cơ quan UBTW MTTQ Việt Nam trong những năm tiếp theo.

Trong quá trình viết luận văn, do những hạn chế về hiểu biết của bản thân và khả năng có hạn nên luận văn cịn chưa thực sự hồn thiện. Các giải pháp đề xuất

trong bài mới chỉ dừng lại ở những gợi ý chung, cần có thêm thời gian nghiên cứu, tìm hiểu kỹ hơn để xây dựng thành mục tiêu, kế hoạch hành động cụ thể phù hợp với UBTW MTTQ Việt Nam.

về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả cơng tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới.

2. Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2014),

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Măt trận Tổ quốc Việt Nam,

Hà Nội.

3. Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2017), Hướng dẫn số 89/HD-MTTW-BTT ngày 09/10/2017 về hướng dẫn Mặt trận các địa phương tổ chức triển khai các nội dung của Bản ghi nhớ Chương trình hợp tác và Bản Thông cáo chung Hội nghị xây dựng đường biên giới

4. Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2019),

Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hà Nội.

5. Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2019),

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,

Hà Nội.

6. Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2019),

Quy chế làm việc của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hà Nội.

7. Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2019),

Quy chế làm việc của Ban Đối ngoại- Kiều bào cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hà Nội.

8. Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2019),

Quy chế làm việc của Văn phòng Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hà Nội.

9. Bộ Chính trị (2004), Nghị quyết số 36-NQ/TW về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngồi.

10. Bộ Chính trị (2010), Quyết định số 295-QĐ/TW ngày 23/3/2010 về Việc ban

hành quy chế quản lý thống nhất về hoạt động đối ngoại.

11. Bộ Ngoại giao - Ban Nghiên cứu Lịch sử Ngoại giao (2009), Vận dụng tư

tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh trong thời kỳ hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

XII và những định hướng giai đoạn mới, Báo Điện tử Chính phủ nước Cộng hồ Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, ngày 19/02/2021.

14. Chính phủ (2016), Nghị quyết 27/NQ-CP tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về cơng tác đối với NVNONN giai đoạn 2016 – 2020.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đảng đại biểu toàn quốc

lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII, XII, Hà Nội.

16. Đinh Xuân Lý (2015), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết và hợp tác quốc tế", Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam số 10 (95).

17. Đỗ Đức Hinh (2007), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại- một số nội dung

cơ bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Hoàng Trung Phương (2010), Hoạt động đối ngoại nhân dân của Việt Nam

trong thời kỳ đổi mới, Luận văn thạc sỹ Quốc tế học, Đại học Khoa học Xã

hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

19. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2000), Giáo trình khoa học quản

lý, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Cao cấp lý

luận chính trị: Quan hệ quốc tế, Nxb. Lý luận chính trị.

21. Học viện Ngoại giao (2011), Đường lối chính sách đối ngoại Việt Nam trong

giai đoạn mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Học viện Ngoại giao (2012), Hỏi- đáp về tình hình thế giới và chính sách đối

ngoại của Đảng và Nhà nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Học viện quan hệ quốc tế (2002), Giáo trình một só vấn đề cơ bản về nghiệp

vụ ngoại giao (tài liệu lưu hành nội bộ), Hà Nội.

24. Nguyễn Đức Bình, Lê Hữu Nghĩa, Trần Hữu Tiến (2003), Góp phần nhận

thức Thế giới đương đại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

25. Nguyễn Khắc Huỳnh (2011), Ngoại giao Việt Nam- góc nhìn và suy ngẫm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Nguyễn Quốc Hùng, Hoàng Khắc Nam (2006), Quan hệ quốc tế, những khía

cạnh lý thuyết, Nxb Chính trị Quốc gia.

28. Phạm Thành Dung (2015), Tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về cơng tác

đối ngoại, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, thứ hai ngày 12/10/2015

29. Q.H (2020), Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cơng tác đối ngoại nhân

dân, Tạp chí Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, thứ tư ngày

14/10/2020.

30. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 31. Quốc hội (2015), Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hà Nội

32. Trình Mưu –Vũ Quang Vinh (2005), Quan hệ quốc tế những năm đầu thế kỷ

XXI – Vấn đề, sự kiện và quan điểm, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.

33. Viện Ngôn ngữ học (1994), Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 34. Viện Quan hệ quốc tế – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

(2005), Giáo trình Quan hệ quốc tế, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.

35. Vũ Dương Huân (2009), Ngoại giao và cơng tác ngoại giao, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

PHỤ LỤC

CÁC CÂU HỎI PHỎNG VẤN

Xin chào Đồng chí! Để đánh giá về hoạt động đối ngoại nhân dân tại cơ quan Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, xin Đồng chí cho biết một số ý kiến của mình về hoạt động này thời gian qua.

Tơi xin cam đoan kết quả phỏng vấn này chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Hoạt động đối ngoại nhân dân của cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w