Đánh giá hoạt động đối ngoại nhân dân của cơ quan Uỷ ban Trung

Một phần của tài liệu Hoạt động đối ngoại nhân dân của cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Trang 76 - 81)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Đánh giá hoạt động đối ngoại nhân dân của cơ quan Uỷ ban Trung

trận Tổ quốc Việt Nam

2.3.1. Kết quả đạt được

Trong những năm qua cùng với các hoạt động đối ngoại của Đảng và ngoại giao của Nhà nước, MTTQ và các tổ chức thành viên của Mặt trận đã chủ động triển khai các hoạt động đối ngoại nhân dân; có sự phối hợp giữa Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc với các đồn thể chính trị - xã hội và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị, đã thu hút được nhiều tổ chức quần chúng tham gia. Hoạt động đối ngoại của Mặt trận và các tổ chức thành viên khơng chỉ mang tính chất thăm hữu nghị, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế đối với Việt Nam mà còn khẳng định tinh thần quốc tế trong sáng của nhân dân Việt Nam với bạn bè quốc tế với những nội dung thiết thực, hiệu quả. Cụ thể:

Thứ nhất, về hoạt động tuyên truyền chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác đối ngoại nhân dân và hoạt động truyền thông đối ngoại: UBTW MTTQ Việt Nam và các đồn thể chính trị - xã hội đã phối hợp quán triệt, phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta, nhất là nội dung Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 6/7/2011 về “tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả cơng tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới”, tạo sự chuyển biến về nhận thức trong cán bộ các cấp và toàn thể nhân dân; tổ chức nhiều hình thức tiếp cận tuyên truyền với khách quốc tế, giới thiệu cho bạn bè các nước hiểu đúng hơn, đầy đủ hơn về truyền thống văn hoá, lịch sử Việt Nam, về thành tựu trong công cuộc đổi mới đất nước, về quyền con người và chính sách đại đồn kết của dân tộc Việt Nam. Góp phần đưa hình ảnh một nước Việt Nam đổi mới, thân thiện và luôn sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước trên thế giới.

Thứ hai, về nội dung duy trì và nâng cao quan hệ đối ngoại nhân với các đối tác truyền thống; tìm kiếm đối tác mới: MTTQ Việt Nam đã chú trọng trong việc duy trì và thắt chặt mối quan hệ với các đối tác truyền thống; đã phối hợp tổ chức các Đoàn đi thăm và làm việc với các đối tác nước ngồi, đón tiếp các đồn bạn tới thăm Việt Nam góp phần củng cố mối quan hệ láng giềng, hữu nghị truyền thống. Đồng thời, mở rộng quan hệ với các tổ chức quốc tế trên các nước, vừa tuyên

truyền, quảng bá về Việt Nam, vừa tranh thủ ủng hộ của quốc tế, góp phần đấu tranh chống thế lực thù địch cản trở việc hội nhập của nước ta, cho ngoại giao Nhà nước phát triển các mối quan hệ bền vững trên cơ sở cùng có lợi.

Thứ ba, hoạt động xây dựng đường biên giới hồ bình hữu nghị với các nước láng giềng được đẩy mạnh đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp và có ý nghĩa sâu rộng tới nhiều mặt, nhiều lĩnh vực cho Việt Nam và các nước láng giềng. Đặc biệt, qua các hoạt động trao đổi kinh nghiệm, giao lưu văn hoá, người dân Việt Nam và các nước láng giềng có cơ hội hiểu biết lẫn nhau, tăng thêm tình đồn kết, tương trợ nhau trong những lúc khó khăn. Và đây cũng chính là mục tiêu mà cơng tác đối ngoại nhân dân hướng tới.

Thứ tư, hoạt động đối ngoại thơng qua các chương trình hợp tác, thoả thuận hợp tác hay các bản ghi nhớ được ký kết trong thời gian qua là cơ sở pháp lý quan trọng để Việt Nam và các bên đối tác tổ chức thực hiện các nội dung hợp tác cùng phát triển. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để thắt chặt mối liên hệ với các đối tác.

Thứ năm, công tác tập hợp, vận động NVNONN đã đạt được nhiều kết quả và có ý nghĩa lớn. MTTQ Việt Nam đã và đang triển khai đổi mới, đa dạng hóa phương thức tập hợp, vận động cộng đồng NVNONN đoàn kết, giúp nhau trong cuộc sống, tôn trọng pháp luật nước sở tại; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc; giữ gìn quan hệ gắn bó với gia đình và q hương góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thứ sáu, hoạt động đón tiếp và làm việc với đại diện các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế trong thời gian vừa qua được đánh giá là tốt đẹp. Đặc biệt, qua hoạt động đón tiếp và làm việc của UBTW MTTQ Việt Nam, Việt Nam đã nhận được nhiều sự ủng hộ cả về tinh thần và vật chất của nhiều tổ chức, đối tác quốc tế.

2.3.2. Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động đối ngoại nhân dân của UBTW MTTQ Việt Nam cịn có nhiều hạn chế sau:

Thứ nhất, hoạt động tuyên truyền chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác đối ngoại nhân dân và hoạt động truyền thơng đối ngoại

cịn chưa thực sự hiệu quả, các thông tin chưa tiếp cận hết đến các đối tượng truyền thơng, đặc biệt là các đối tượng ít thơng tin hay những đối tượng dễ bị lôi kéo, lợi dụng, dễ bị kích động và kiều bào ở nước ngồi. Bên cạnh đó, nội dung tài liệu tuyên truyền đối ngoại còn nghèo nàn so với yêu cầu hội nhập của đất nước đang ngày càng sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.

Thứ hai, cơng tác duy trì và nâng cao quan hệ đối ngoại nhân dân với các đối tác truyền thống cịn có những hạn chế, gặp trở ngại về việc xây dựng nhân sự đoàn ra, khâu tổ chức hoạt động đối ngoại còn nhiều bị động; đội ngũ nhân sự tại Ban chuyên trách đa số còn trẻ, thiếu kinh nghiệm tổ chức thực hiện hoạt động đối ngoại.

Thứ ba, việc mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân với các đối tác mới còn hạn chế, đặc biệt trong việc xác định các đối tác tương đồng với Việt Nam.

Thứ tư, quá trình tổ chức thực hiện các nội dung được ký kết trong các bản ghi nhớ chương trình hợp tác, thoả thuận hợp tác cũng gặp nhiều khó khăn, hạn chế do những tác động trong nước và quốc tế, đặc biệt là nguồn lực tài chính và con người.

Thứ năm, việc đẩy mạnh các hoạt động xây dựng đường biên giới hồ bình hữu nghị với các nước láng giềng chưa được phổ biến và triển khai rộng khắp. Hiện nay, hoạt động đối ngoại nhân dân chỉ phần nhiều sôi động tại Mặt trận các địa phương có đường biên giới trên bộ với các nước láng giềng (Campuchia, Lào, Trung Quốc) và một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tiềm năng kinh tế và có quan hệ hợp tác, kết nghĩa với nhiều thành phố trên thế giới; còn đa phần việc triển khai hoạt động đối ngoại nhân dân tại Mặt trận các địa phương khơng có đường biên giới cịn chưa được chú trọng, khơng có nhiều hoạt động nổi bật và chủ yếu mới dừng lại ở khâu tuyên truyền, phổ biến, nắm tình hình.

Thứ sáu, hoạt động thơng qua tham gia hoạt động đối ngoại Đảng và Ngoại giao Nhà nước có hạn chế chủ yếu là sự thiếu nhất quán trong việc phối hợp tổ chức giữa UBTW MTTQ Việt Nam với các ban, ngành liên quan.

2.3.3. Nguyên nhân

- Trong những năm qua, tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là những vấn đề liên quan đến Biển Đông đã tác động rất nhiều đến tâm tư, tình cảm của các tầng lớp nhân dân và hiệu quả của công tác đối ngoại nhân dân. Từ năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 trên toàn thế giới cũng đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến cơng tác đối ngoại nói chung và cơng tác đối ngoại nhân dân nói riêng.

- Sự phát triển mạnh mẽ về chiều rộng và chiều sâu của công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế đặt ra yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao đối với cơng tác đối ngoại, trong đó có cơng tác đối ngoại nhân dân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

- Công tác đối ngoại nhân dân nói chung đang bị hành chính hóa, Nhà nước hóa, chưa hoạt động xứng tầm vị trí của mình, chưa phát huy đầy đủ thế mạnh của đối ngoại nhân dân trong thời kỳ mới, một số địa bàn, thiết chế quốc tế chưa được quan tâm đúng mức hoặc mạng lưới đối tác còn mỏng.

- Việc thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về cơng tác đối ngoại nói chung và cơng tác đối ngoại nhân dân nói riêng vẫn cịn chưa đầy đủ, chưa cụ thể bằng các văn bản quy phạm pháp lý liên quan đến công tác đối ngoại nhân dân. Điều này dẫn đến hạn chế rất nhiều sức mạnh của kênh đối ngoại nhân dân nhất là trong bối cảnh tồn cầu hóa mạnh mẽ và cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ 4 đang tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống.

- Việc tạo thuận lợi cho công tác đối ngoại nhân dân của Mặt trận của một số cơ quan Trung ương, cơ quan chính quyền ở một số địa phương chưa thường xuyên và chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của công tác đối ngoại nhân dân dẫn đến việc triển khai thực hiện các văn kiện, bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác chưa được chú trọng và hiệu quả chưa cao.

- Nhận thức về công tác đối ngoại nhân dân của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dù đã được nâng lên sau khi có Chỉ thị 04 nhưng tại nhiều cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay nhận thức về

công tác đối ngoại nhân dân vẫn còn chưa thống nhất, chưa đầy đủ và chưa được coi trọng đúng mức.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Số lượng biên chế cán bộ chuyên trách về công tác đối ngoại nhân dân trong hệ thống Mặt trận cịn ít (chủ yếu ở cấp Trung ương mới có biên chế dành cho cán bộ chuyên trách về công tác đối ngoại nhân dân), năng lực cán bộ còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm làm cơng tác đối ngoại, ít có cơ hội được đào tạo bài bản về công tác đối ngoại.

- Đội ngũ cán bộ Mặt trận làm công tác đối ngoại nhân dân nhất là ở cấp tỉnh chủ yếu là kiêm nhiệm, chưa được đào tạo bài bản nên cịn hạn chế về chun mơn, nghiệp vụ.

- Trong một số hoạt động, chất lượng công tác tham mưu, năng lực tổ chức thực hiện, xử lý những vấn đề phức tạp, nhạy cảm chưa đáp ứng được yêu cầu; công tác nghiên cứu, dự báo tình hình quốc tế và khu vực chưa kịp thời.

- Sự phối hợp giữa MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên nịng cốt trong cơng tác đối ngoại nhân dân cịn chưa chặt chẽ, chưa có tính liên kết và chưa phát huy hiệu quả cao.

- Chế độ chính sách đãi ngộ cán bộ, cơng chức Mặt trận nói chung, cán bộ làm cơng tác đối ngoại nhân dân nói riêng chưa thoả đáng, cịn những bất cập dẫn đến rất khó thu hút người có năng lực và trình độ về làm việc tại Mặt trận các cấp cũng như cán bộ làm công tác đối ngoại nhân dân.

- Nguồn tài chính và các phương tiện để tiến hành công tác đối ngoại nhân dân của MTTQ Việt Nam dù đã đảm bảo tốt hơn những vẫn còn khiêm tốn.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TẠI CƠ QUAN UỶ BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN

TỔ QUỐC VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Hoạt động đối ngoại nhân dân của cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Trang 76 - 81)

w