Đảm bảo điều kiện lao động an toàn là hoạt động có đạo đức nhất trong vấn đề bảo vệ người lao động. Người lao động có quyền làm việc trong một môi trường an toàn. Mặt khác xét từ lợi ích, khi người làm công bị tai nạn, rủi ro thì không chỉ ảnh hưởng xấu đến bản thân họ mà còn tác động đến vị thế cạnh tranh của công ty. Tuy nhiên, việc cung cấp những trang thiết bị an toàn cho người lao động (hệ thống cứu hỏa, dây an toàn, găng tay và ủng cách điện cho thợ điện, đèn và đèn pha cho thợ mỏ), chi phí cho tập huấn và phổ biến về an toàn lao động... đôi khi cũng tốn kém nguồn lực và thời gian nên một số công ty không giải quyết thấu đáo, dẫn đến người lao động gặp rủi ro, điều này đáng lên án về mặt đạo đức.
Người quản lý sẽ bị quy trách nhiệm vô đạo đức trong các trường hợp dưới đây: + Không trang bị đầy đủ các trang thiết bị an toàn lao động cho người lao động, cố tình duy trì các điều kiện nguy hiểm và không đảm bảo sức khỏe tại nơi làm việc.
+ Che dấu thông tin về mối nguy hiểm của công việc, làm ngơ trước một vụ việc có thể dự đoán được và có thể phòng ngừa được.
+ Bắt buộc người lao động thực hiện những công việc nguy hiểm mà không cho phép họ có cơ hội từ chối, bất chấp thể trạng, bất chấp khả năng và năng lực của họ.
+ Không phổ biến kỹ lưỡng các quy trình, quy phạm sản xuất và an toàn lao động cho người lao động.
+ Không thường xuyên kiểm tra các thiết bị an toàn lao động để đề ra các biện pháp khắc phục.
+ Không thực hiện các biện pháp chăm sóc y tế và bảo hiểm.
+ Không tuân thủ các quy định của ngành, quốc gia, quốc tế và các tiêu chuẩn an toàn.
Bảo vệ người lao động còn liên quan đến một vấn đề đạo đức rất nhạy cảm đó là vấn đề quấy rối tình dục nơi công sở. Đó là hành động đưa ra những lời tán tỉnh không mong muốn, những lời gạ gẫm quan hệ tình dục và các hành vi, cử chỉ, lời nói mang bản chất tình dục ở công sở, làm ảnh hưởng một phần hoặc hoàn toàn đến công việc của một 30
cá nhân và gây ra một môi trường làm việc đáng sợ, thù địch hoặc xúc phạm. Kẻ quấy rối có thể là cấp trên của nạn nhân, đại diện của cấp trên, giám sát viên trong một lĩnh vực khác hoặc là một đồng nghiệp.
Dưới đây là các bước mà nhà quản lý cần tiến hành tuần tự để khống chế và loại trừ tệ nạn quấy rối tình dục:
+ Xây dựng một văn bản chính sách mô tả rõ ràng những gì cấu thành tội quấy rối tình dục và nói rõ rằng nó bị nghiêm cấm.
+ Xây dựng những chương trình huấn luyện cho tất cả các công nhân viên chức + Xây dựng một quy trình rõ ràng cho việc lập hồ sơ và điều tra các đơn kiện về tệ nạn quấy rối tình dục.
+ Điều tra thật tỷ mỷ, ngay tức thì đơn kiện về quấy rối tình dục. + Thi hành biện pháp chấn chỉnh
+ Theo dõi biện pháp chẩn chỉnh để xác định xem nó có tác dụng không và đảm bảo chắc chắn rằng không có hiện tượng trả đũa.
Minh hoạ 3-6: Mitsubishi: Quấy rối tình dục nơi công sở
Năm 1998 tập đoàn chế tạo Mitsubishi tại Hoa Kì đã đồng ý chi 34 triệu USD để dàn xếp những lời phàn nàn về nạn quấy rối tình dục của 350 phụ nữ. Ngoài bồi thường tiền Mitsubishi còn nhất trí thành lâp một ban hội thẩm gồm ba “giám sát viên”, những người sẽ xem xét việc thực hiện và sửa đổi của các chính sách chống quấy rối tình dục mới của công ty.
Sự việc bắt đầu vào năm 1990 tại một nhà máy đặt tại một thị trấn rất tự hào vì theo định hướng bảo thủ và gia đình. Một lời phàn nàn là của một nhân viên bị một cấp trên quấy rối tình dục. Sau lời phàn nàn của người phụ nữ đó, người cấp trên ấy đã bị thuyên chuyển công tác đến khu vực khác của nhà máy. Sau đó người phụ nữ đó lại tiếp tục kêu ca rằng một nam đồng nghiệp quấy rối cô. Hai lời phàn nàn đầu tiên này đã dóng một hồi chuông cảnh báo cho các công nhân; tuy nhiên, công ty lại không chấp nhận lời phàn nàn thứ ba. Khi cô tiếp tục kêu ca là bị quấy rối tình dục, cô đã bị thuyên chuyển đến đội 4, khu vực phụ trách chế tạo ghế ngồi và dây đeo an toàn của xe ô tô. Khi người phụ nữ này kiện công ty, cô đã bị các đồng nghiệp nam trong công ty đối xử rất lạnh nhạt. Một người phụ nữ khác cũng kêu rằng một giám đốc chi nhánh luôn đứng sát cạnh cô và cố gắng ngửi người cô rồi chép miệng. Một người phụ nữ khác kể lại vụ việc tại phòng nhân sự mà cô cảm thấy không chấp nhận được. Khi trưởng
phòng tổ chức một bữa tiệc giáng sinh tại nhà một nhân viên, một giám đốc và bạn gái của ông ta đã mặc đồ của đô vật sumo và có những hành động sex với nhau. Một cuộn băng đã thu lại những cảnh này và phát tán ra khắp công ty. Một người phụ nữ khác kể lại cô đang ở trong phòng máy tính của công ty lúc hệ thống của Mitsubishi bị hỏng. Cô hỏi người quản trị viên rằng anh ta có biết điều gì đã xảy ra không và, trước mặt các đồng nghiệp khác, anh ta đã chộp lấy vai cô và lắc người cô và hét lên những lời tục tĩu. Cùng lúc khi các nhân viên đang đón các quan chức Nhật đến thăm, lại có vụ việc những nhân viên nữ trong công ty bị các đồng nghiệp nam bảo cởi áo ra. Một nhân viên nữ nói: “Bạn nhìn thấy những tấm ảnh sếp của bạn đang quan hệ tình dục qua đường miệng với những kẻ múa thoát y vũ. Và đây là tất cả tại nơi làm việc. Nó làm những nhân viên nữ cảm thấy không được thoải mái.”
Khi bắt đầu có các vụ kiện, phản ứng của Mitsubishi là tấn công những người đệ đơn trên diễn đàn tin tức của công ty. Công ty đã chi tiền cho các nhân viên để biện minh với các viên chức Chicago của uỷ ban cơ hội việc bình đẳng cho người lao động (EEOC). Mitsubishi còn lấy tên những người tham gia để biết được ai là người không tham gia. Khi một cuộc điều tra nội bộ được tiến hành, mười nhân viên nam đã bị sa thải, và công ty này cho rằng như thế là đủ, mặc dù công ty vẫn có ý định tiến hành nhiều việc hơn trong tương lai. Những người bên ngoài thì cho rằng các giám đốc người Nhật đã không tuyển mộ được đúng người. Nhiều vị giám đốc này có trình độ tiếng Anh hạn chế, khả năng kĩ thuật tốt, nhưng kĩ năng giao tiếp về văn hoá còn quá yếu. Thêm vào đó, nhiều người bên ngoài tin rằng những giám đốc đứng đầu của trụ sở Mitsubishi tại Nhật Bản không hiểu đúng về đặc điểm văn hoá về quấy rối tình dục tại Mỹ.
2.1.2 Đạo đứctrong marketing.