.29 Thang phân loại mức độ an ninh nước

Một phần của tài liệu Đánh giá diễn biến an ninh nước tại Thành phố Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh thông qua chỉ số an ninh nguồn nước (WSI) (Trang 80 - 127)

Chỉ số WSI Điểm riêng WSI Mức độ

5 96 - 100 Mẫu mực

4 76 – 96 Hiệu quả

3 56 – 76 Có năng lực

2 36 – 56 Căng thẳng

1 0 – 36 Nguy hiểm

Kết quả tính tốn cho thấy, 3 năm đầu, mức độ an ninh nước vẫn giữ được bậc 3 – Có năng lực, nhưng 2 năm sau giảm mạnh điểm số về bậc 2. Trong 3 năm đầu nằm ở mức 3 nhưng điểm số chỉ nằm trong khoảng giao giữ mức 2 và mức 3. Chỉ số này là khác tương đồng so với chỉ số an ninh nước quốc gia tính cho Việt Nam theo AWDO năm 2013 và 2016. Trà Vinh nằm trong số các tỉnh nghèo của của Việt Nam, có tốc đợ phát triển chậm. Do đó, dù là đơ thị lớn nhất Tỉnh nhưng TP Trà Vình cũng chưa được đầu tư lớn để phát triển. Phát triển kinh tế, tăng nguồn thu nhập vẫn là ưu tiên hàng đầu của chính quyền địa phương. Chính vì vậy, ngồi việc tập trung đầu tư phát triển hạ tầng phục vụ sinh hoạt cơ bản (cấp nước, vệ sinh môi trường) và hạ tầng phục vụ sản xuất thì các yếu tố khác liên quan đến an ninh nước chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, diễn biến mức đợ an ninh nguồn nước là phù hợp với tình hình thực tế của địa phương giai đoạn này. Diễn biến WSI giai đoạn 2012-2016 và các nguyên nhân dẫn đến xu thế trên sẽ được phân tích chi tiết hơn trong Mục 3.3.

3.3 Đánh giá diễn biến an ninh nước tại Thành phố Trà Vinh

3.3.1 Xu thế diễn biến an ninh nước giai đoạn 2012-2016

Xét tổng thể, kết quả chỉ số WSI của TP Trà Vinh cho thấy an ninh nước đang có xu hướng đi xuống trong giai đoạn này. Năm 2013, điểm số WSI đạt cao nhất sau đó giảm dần tới năm 2016 chỉ đạt 37,9 điểm, xấp xỉ ngưỡng nguy hiểm. Để thấy rõ hơn

71

xu hướng này, tác giả xem xét sâu điểm số riêng và chỉ số riêng của 5 thành phần chính cấu thành nên chỉ số WSI tổng thể của TP Trà Vinh. Điểm số riêng và chỉ số riêng được quy đổi tương tự như đối với chỉ số WSI tổng thể về thang điểm 100 và thang chỉ số 5 bậc. Điểm riêng của các thành phần là tổng điểm các chỉ thị cấu thành của thành phần đó (Bảng 3.26). Biểu đồ rada sẽ được sử dụng để chỉ rõ diễn biến chỉ số riêng của các thành phần chính như Hình 4.1. Qua phân tích, xu thế chính của các thành phần đã diễn biến theo các chiều hướng chính sau:

- Ổn định ở mức cao nhất trong 5 thành phần và có xu hướng tăng là thành phần an ninh nước hợ gia đình (A) và an ninh nước đơ thị (C). Điều này là dễ hiểu bởi TP Trà Vinh hiện đã là đô thị loại II. TP Trà Vinh được nâng cấp từ thị xã Trà Vinh (đô thị loại III) từ năm 2010. Với nền tảng sẵn có từ những năm trước đó và xu hướng đầu tư phát triển hạ tầng đô thị qua các năm tiếp theo, rõ ràng thấy rằng điều kiện đời sống đô thị ở mức khá và được nâng cao qua từng năm. Là một thành phố cấp Tỉnh nên yếu tố cải thiện cấp nước và vệ sinh môi trường là nhiệm vụ ưu tiên trong phát triển cơ sở hạ tầng. Chính vì vậy, xu thế của 2 thành phần A và C là khá tương đồng nhau.

- Ngược lại với xu thế trên là diễn biến của thành phần an ninh nước kinh tế (B) và Tính chống chịu (E). Chỉ số riêng của 2 thành phần đã giữ ở mức 3 trong 3 năm đầu nhưng 2 năm cuối giảm liên tiếp xuống mức 1- cấp nguy hiểm. Có thể gián tiếp khẳng định, tình hình phát triển kinh tế hiện nay đang vượt qua ngưỡng đáp ứng của tài nguyên nước. Nếu xét trên thực tế có thể thấy, diễn biến tổng lượng nước tiềm năng đã có dấu hiệu giảm xút qua các năm. Cụ thể, lượng mưa năm giảm liên tục, mùa khô kéo dài hơn kéo theo sự xâm nhập mặn gia tăng cả nước mặt và nước ngầm khiến các nguồn nước này không thể sử dụng vào mùa khơ. Trong khi đó khả năng điều tiết nước và tích trữ nước của hệ thống thủy lợi cịn hạn chế. Trong khi đó ngành sản x́t chính vẫn là trồng lúa 3 vụ, nuôi thủy sản và sản xuât công nghiệp chế biến thực phẩm – các ngành có nhu cầu sử dụng và phụ tḥc vào nguồn nước rất lớn. Có thể thấy, 2 thành phần này có mối tương tác khá chặt chẽ với nhau. Khi phát triển vượt quá khả năng đáp ứng sẽ làm tăng các nguy cơ hứng chịu ngược lại

72

khi thiếu nguồn nước sẽ khiến hiệu quả kinh tế giảm xút. Hoặc phát triển sản xuất khơng kiểm sốt nước thải (chiếm 80% lượng nước cấp và hầu như không được xử lý) khiến nguồn nước ô nhiễm, chậm phục hồi sẽ tác động ngược trở lại hoạt động sản xuất. Đây là dấu hiệu đáng báo động đối với vấn đề an ninh nước tổng thể của TP Trà Vinh.

- Đối với thành phần an ninh nước môi trường (D) vẫn giữ ổn định ở mức 2 trong giai đoạn vừa qua. Mức căng thẳng về an ninh nước môi trường ở đây chưa phải do yếu tố ô nhiễm mà là do mức độ và cách thức khai thác nguồn nước. Đối với nước mặt sự xâm nhập mặn vẫn là yếu tố ảnh hưởng chính đến chất lượng nước trong khi các yếu tố ô nhiễm khác vẫn ở mức giới hạn cho phép. Tuy nhiên việc nuôi trồng thủy sản trên mặt nước lại mang lại những rủi ro về vấn đề chất thải và cả dịch bệnh. Đối với nguồn nước dưới đất, các khai thác phổ biến hiện nay là khoan giếng lấy nước tưới và nuôi trồng thủy sản thiếu kiểm sốt. Điều này ảnh hưởng khơng chỉ về trữ lượng mà cả chất lượng nước khi chất ơ nhiễm có thể xâm nhập từ bề mặt xuống các tầng nước sâu qua các giếng khoan không sử dụng nhưng chưa được tráng lấp. Thực tế hiện nay nhà máy sản xuất nước cấp của Cơng ty TNHH cấp thốt nước Trà Vinh (đơn vị sản xuất lớn nhất) khai thác nước từ huyện Châu Thành. Đó là minh chứng cho thất trữ lượng và chất lượng nước tại TP Trà Vinh là không đảm bảo khai thác, sử dụng.

73

Hình 3. 4 Biểu đồ diễn biến chỉ số riêng của các thành phần qua từng năm

Hình 3.5 Diễn biến điểm số riêng của các thành phần chính

Những đánh giá xu thế phía trên là xu thế riêng của các thành phần. Để đánh giá mức đợ đóng góp vào điểm của chỉ số WIS tổng thể của TP Trà Vinh, tác giả sử dụng phương pháp so sánh bắt cặp về mức độ quan trọng của các thành phần dựa trên các căn cứ sau:

- Đặc điểm phát triển KT-XH của địa phương;

- Đặc điểm điều kiện khí hậu, thủy văn và các nguồn tài nguyên nước; - Hiện trạng và năng lực quản lý và bảo vệ môi trường của địa phương;

74 - Tham vấn ý kiến chuyên gia.

Quá trình đánh giá này tác giả đã tiến hành làm việc với giáo viên hướng dẫn sau đó tiếp tục tham vấn 2 cán bộ chuyên trách của địa phương là ơng Đặng Văn Điền (phó giám đốc Sở TNMT tỉnh Trà Vinh) và ông Nguyễn Quốc Tuấn (Giám đốc Chi Cục BVMT tỉnh Trà Vinh) để có đánh giá phù hợp nhất. Qua đánh giá sơ bộ và tham vấn chuyên gia, bảng ma trận so sánh cặp theo phương pháp AHP được thực hiện (Phụ lục F). Kết quả sắp xếp thứ tự mức độ quan trọng của các thành phần như sau: 1. Thành phần an ninh nước kinh tế;

2. Thành phần sự chống chịu trước các thảm họa liên quan tới nguồn nước; 3. Thành phần an ninh nước môi trường

4. Thành phần an ninh nước đô thị và thành phần an ninh nước hợ gia đình (mức đợ quan trọng ngang nhau).

Như vậy, an ninh nước của TP Trà Vinh sẽ bị chi phối mạnh bởi yếu tố phát triển kinh tế và diễn biến các nguồn bổ cập nước hàng năm. Với kết quả tính tốn chỉ số WSI có thể khẳng định sự suy giảm an ninh nước giai đoạn 2012-2016 là do sự suy giảm của 2 thành phần là an ninh nước kinh tế và sự chống chịu. Phân tích sâu hơn các thơng số trong các thành phần chính, có thể nhận diện được các ngun nhân chính gây mất an ninh nguồn nước như sau:

(i) Sức ép phát triển kinh tế - xã hội: Tăng dân số, đơ thị hóa địi hỏi nhu cầu cao hơn về chất lượng cuộc sống. Tăng cường sản xuất để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống là mục tiêu ưu tiên. Đối với khu vực còn kém phát triển như Trà Vinh, vấn đề phát triển quá mức so với năng lực quản lý và sức tải của môi trường sẽ khiến suy thoái tài nguyên nhanh hơn.

75

Hình 3.6 Phân tích ngun nhân – hệ quả gây mất an ninh nước tại TP Trà Vinh (ii) Biến đổi khí hậu, thời tiết: Lượng mưa giảm, nhiệt đợ cao, bốc hơi mạnh, mùa

khô kéo dài khiến giảm nguồn nước ngọt bổ cập hạn chế, thiếu nước, hạn hán, xâm nhập mặn sâu và rợng. Với vị trí thuộc vùng cửa sông ven biển nhưng lượng mưa thấp, khi diễn biến khí hậu có xu hướng tiêu cực thì TP Trà Vinh sẽ đối mặt với rủi ro cao về việc đảm bảo an ninh nguồn nước.

(iii) Năng lực quản lý: Hệ thống thủy lợi chưa làm tốt nhiệm vụ điểu tiết, ngăn chặn xâm nhập mặn. Địa phương chưa có các hệ thống hồ tích trữ nước để cung cấp vào mùa khơ (phụ tḥc hồn tồn vào hệ thống kênh rạch tự nhiên và thủy lợi). Cùng với đó, các biện pháp bảo vệ nguồn nước hâu như chưa được thực hiện chặt chẽ, điển hình là nước thải hầu như chưa được thu gom, xử lý. Với nguồn nhân lực và vật lực còn hạn chế và trải đều trên nhiều địa phương (cấp huyện) sẽ khó đảm bảo thực hiện tốt công tác giám sát, quản lý. Số lượng và trình đợ cán bợ cấp cơ sở (Phòng TNMT huyện/thành phố) còn thiếu và yếu.

(iv) Ý thức cộng đồng: Đây vẫn là điểm yếu không chỉ của Trà Vinh mà là tình trạng chung của các khu vực kém phát triển. Hầu như người dân chưa có nhận thức

76

về bảo vệ các nguồn tài nguyên và chất lượng môi trường. Họ vẫn coi nguồn nước ngầm là vô hạn và khai thác tự do cho mọi nhu cầu. Khi mà điều kiện sống cịn khó khăn thì rất ít cá nhân có thể đặt vấn đề bảo vệ mơi trường lên hàng đầu.

Nói tóm lại, nhìn tổng quát diễn biến của chỉ số WSI tổng thể của TP Trà Vinh và diễn biến của chỉ số riêng của 5 thành phần giai đoạn 2012-2016 cho thấy an ninh nước đang tiệm cận mức nguy hiểm và nguồn tài nguyên nước đang bị đe dọa lớn về suy giảm cả chất và lượng.

3.4 Đề xuất các giải pháp đảm bảo an ninh nước

Dựa trên các đánh giá phân tích về các nguyên nhân gây mất an ninh nước của TP Trà Vinh ở trên, tác giả đề xuất một số giải pháp tổng thể hướng tới việc quản lý khải thác, sử dụng bảo vệ các nguồn tài nguyên nước ngọt của địa phương sau đây.

3.4.1 Nâng cao nhận thức cộng đồng và năng lực quản lý

3.4.1.1 Giải pháp nâng cao nhận thức cho cộng đồng

Phổ biến những kiến thức cơ bản về giáo dục môi trường đến với tất cả mọi tầng lớp nhân dân. Tiến hành nghiên cứu xây dựng chương trình nâng cao nhận thức môi trường cho từng đối tượng người dân theo các nhóm ngành nghề cụ thể.

Điều tra, khảo sát mức độ nhận thức về môi trường trong các bộ phận dân cư ở từng khu vực (đô thị, nông thôn) để xác định các chủ đề môi trường quan trọng. Những vấn đề môi trường chính trước mắt của TP cần được ưu tiên hàng đầu và các chương trình truyền thơng gồm:

- Tầm quan trọng của tài nguyên nước dưới đất, tài nguyên cát giồng, tình trạng khai thác sử dụng lãng phí hiện nay, nguy cơ suy thoái nguồn nước dưới đất của TP và những hậu quả của nó đối với phát triển KT-XH.

- Những vấn đề môi trường do hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

77

- Những vấn đề môi trường ở khu vực đô thị và các ảnh hưởng môi trường do các hoạt động công nghiệp.

Lựa chọn hoặc kết hợp những hình thức truyền thơng (truyền thông đại chúng, truyền thông cộng đồng) và các sản phẩm truyền thông phù hợp cho từng khu vực và nhóm đối tượng.

Thực hiện hoạt động giáo dục môi trường trong cộng đồng dân cư thông qua các chiến dịch bảo vệ môi trường. Tổ chức thường xuyên các đợt truyền thông nhân các sự kiện. Gắn hoạt đợng mơi trường vào chương trình xây dựng phường văn minh. Tổ chức các khóa đào tạo các nhà giáo dục mơi trường khơng chính thức để đáp ứng cho hoạt động giáo dục môi trường cộng đồng tại khắp các địa bàn dân cư. Lồng ghép giáo dục môi trường vào các cơ sở giáo dục, đào tạo của TP.

Tăng cường vai trị lãnh đạo của chính quyền, tăng cường nguồn lực và sự hợp tác giữa các tổ chức, đoàn thể, ban ngành nhằm đẩy mạnh việc truyền bá các thông tin về môi trường và các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng trong khu vực. Xây dựng tại Phịng Tài ngun Mơi trường một bộ phận lưu trữ và cung cấp thông tin về môi trường cho cộng đồng dân cư.

3.4.1.2 Tăng cường năng lực quản lý và giám sát môi trường

Hiện tại việc tổ chức quản lý và giám sát mơi trường ở cấp TP cịn rất khiêm tốn, lực lượng cán bộ chuyên trách về môi trường q ít. Hoạt đợng thanh tra, giám sát mơi trường do cơ quan quản lý môi trường cấp tỉnh thực hiện chưa thể tập trung hỗ trợ cho TP. Các giải pháp được đề xuất dưới đây:

- Xây dựng mợt chương trình quản lý tài ngun và mơi trường chung cho tồn TP, tập trung vào các hoạt động kinh tế chủ chốt là sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

- Thống nhất và triển khai chương trình giám sát mơi trường cho các hoạt động chủ chốt.

78

- Phối hợp giám sát và báo cáo tình hình thực hiện các cam kết bảo vệ mơi trường của các dự án phát triển.

- Xem xét và kiến nghị phê chuẩn các đề án bảo vệ môi trường của các dự án trên địa bàn TP.

- Phát hiện và báo cáo các vấn đề môi trường quan trọng đến các cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường liên quan của tỉnh.

3.4.2 Giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn nước và kiểm sốt ơ nhiễm do sản xuất

3.4.2.1 Kiểm sốt ơ nhiễm đơ thị và cơng nghiệp

Các giải pháp chủ yếu tập trung vào việc hỗ trợ, hồn thiện cơng tác quản lý môi trường ở địa phương và các giải pháp cụ thể đối với cơ sở sản xuất.

 Các biện pháp hỗ trợ và hồn thiện cơng tác quản lý mơi trường:

Hoàn thiện và phổ biến khung pháp lý: Xác định rõ chức năng, quyền hạn và quan hệ phối hợp giữa Phòng TNMT và Phòng Kinh tế của TP để tạo thuận lợi cho việc quản lý mà không gây phức tạp cho cơ sở; Phổ biến và hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện các qui định về BVMT (qui định việc kê khai nguồn ô nhiễm; xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải, CTR; thực hiện các chương trình quan trắc của nhà máy theo luật định).

Đẩy mạnh công tác giám sát của cơ quan QLMT địa phương: Việc thực hiện tốt công tác giám sát là rất cần thiết vì đây là hoạt đợng nhằm đảm bảo việc tôn trọng và thực thi các chính sách mơi trường và qui hoạch phát triển. Tất cả các dự án đầu tư về cơng nghiệp cần được Phịng TNMT kết hợp với các đơn vị có chức năng để thực hiện giám sát về mặt tuân thủ luật BVMT. Các kết quả giám sát cần được báo cáo định kỳ với UBND TP để kịp thời ra quyết định điều chỉnh. Đặc biệt, tăng cường cơng tác kiểm sốt ô nhiễm công nghiệp, bao gồm các hoạt động: Nâng cao

Một phần của tài liệu Đánh giá diễn biến an ninh nước tại Thành phố Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh thông qua chỉ số an ninh nguồn nước (WSI) (Trang 80 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)