luyện nói ở lớp 1:
- Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học mà trong đó giáo viên đặt ra những vấn đề của bài học thông qua các tình huống có vấn đề. Từ đó thu hút được sự quan tâm tìm hiểu của học sinh, địi hỏi học sinh phải tích cực, chủ động suy nghĩ, giải quyết các vấn đề đặt ra để tìm kiếm cho bản thân những kiến thức mới và cách học tập mới. Đây không phải là phương pháp dạy học mới nhưng nhìn chung nhiều giáo viên chưa vận dụng thành thạo phương pháp này hoặc hiệu quả sử dụng chưa cao.
- Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề nhằm hình thành ở học sinh khả năng tư duy giải quyết vấn đề, khả năng thích ứng, khả năng hợp tác trong đời sống, đặc biệt trong giao tiếp... Phương pháp này đòi hỏi học sinh tham gia giải quyết các vấn đề do một hoặc một số tình huống đặt ra. Nhờ đó, học sinh vừa nắm được tri thức, vừa phát triển tư duy sáng tạo và chủ động chiếm lĩnh tri thức mới.
* Một số chú ý khi sử dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết
vấn đề:
- Tình huống có vấn đề mà giáo viên nêu ra phải phù hợp nội dung bài luyện nói.
- Yêu cầu học sinh dựa vào kinh nghiệm sống của mình để tìm thấy tình huống có liên quan đến nội dung bài học. Từ đó học sinh thấy được mối liên quan giữa bài học với thực tế cuộc sống và kích thích sự suy nghĩ của các em.
- Sau khi nêu vấn đề, cần gợi ý để học sinh nhớ lại kiến thức đã học có liên quan đến vấn đề, thấy được trình tự giải quyết vấn đề đó.
Ví dụ: Bài luyện nói “Nói về các con vật em yêu thích” (Tiếng Việt 1 tập hai
- trang 95) giáo viên có thể nêu ra tình huống sau: Khi nói về các con vật, có bạn hỏi em: “Bạn yêu quý con vật nào nhất? Bạn có thể kể cho tớ nghe về nó được khơng?” Em sẽ nói về con vật đó với bạn thế nào để bạn cũng thấy mến nó?
- Học sinh sẽ phát hiện ra vấn đề cần giải quyết là: Nói với bạn về con vật mình yêu quý để bạn cũng mến nó.
- Giáo viên cần gợi ý để học sinh tìm cách giải quyết, hướng các em về giới thiệu con vật mình quý mến, giới thiệu những nét đáng u của con vật đó.
(Ví dụ: Tớ có một con chó rất xinh, nó có bộ lơng vằn đen nên tớ gọi nó là
Vện. Nó rất khơn, tớ đi học về là nó chạy tới, ngốy tít cái đi. Tớ cịn dạy nó chơi bóng với tớ, mỗi khi quả bóng lăn ra xa nó lại chạy đến tha về cho tớ…..)
- Sau khi học sinh trình bày trước lớp, giáo viên yêu cầu cả lớp nhận xét, đánh giá bài làm của bạn. Giáo viên có thể hỏi:
+ Nghe bạn kể, con thấy con vật của bạn có gì đáng u? + Bạn dùng những từ nào để nói về sự đáng yêu đó?
- Cuối cùng giáo viên nêu nhận xét, khen và động viên để tạo hứng thú cho các em luyện nói.
Tuy nhiên khơng có một phương pháp, hình thức nào là áp dụng tuyệt đối, tối ưu mà ở đây người giáo viên phải phối hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy học với nhau thì kết quả giờ dạy mới cao.