Các hoạt động trong giờ luyện nói:

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh khi học luyện nói trong môn tiếng việt 1 (Trang 27 - 30)

- Giáo viên phải kích thích nhu cầu nói của học sinh bằng cách sử dụng trực quan, tạo tình huống giao tiếp phù hợp, động viên học sinh tham gia tích cực khi luyện nói.

- Giáo viên phải tạo hồn cảnh giao tiếp tốt. Đó là các điều kiện trong lớp học ở thời điểm luyện nói. Giáo viên cần giáo dục học sinh trong lớp biết cách lắng nghe và có thái độ đúng khi nghe bạn nói. Giáo viên phải là người động viên, khích lệ kịp thời để học sinh phấn khởi trong khi nói.

- Giáo viên cần giúp học sinh thực hiện được việc giữ bình tĩnh, tự tin và chú ý đến thái độ của người nghe trong khi mình nói.

- Giáo viên cần giúp học sinh biết lựa chọn và sử dụng đúng các nghi thức lời nói cũng như các từ ngữ, các kiểu câu khi nói.

- Giáo viên cần giúp học sinh biết sử dụng ngữ điệu phù hợp khi nói, tránh lối nói như đọc thuộc lòng hoặc ngữ điệu thái quá.

- Khi học sinh đang nói, giáo viên khơng nên ngắt lời các em một cách tuỳ tiện. Nếu cần uốn nắn giáo viên cũng cần tế nhị, nhẹ nhàng, nên để học sinh dứt lời thì mới sửa lỗi. Giáo viên khơng nên làm đứt mạch suy nghĩ hoặc tạo cho học sinh tâm lý e ngại vì sợ nói sai.

5. KẾT QUẢ:

So với cách dạy luyện nói trước đây giáo viên chỉ đặt những câu hỏi vấn đáp đơn giản học sinh trả lời một cách thụ động, chỉ có một số học sinh khá giỏi thường xuyên phát biểu cịn lại học sinh lớp chỉ ngồi nghe, thậm chí có những học sinh nhút nhát cịn khơng dám nói thế nhưng từ khi tôi vận dụng những biện pháp trên vào dạy luyện nói cho học sinh lớp 1 tôi thấy đạt học sinh được những kết quả như sau:

Đầu năm Giữa HK II

- Diễn đạt lúng túng, chưa rõ ý, chưa thành câu.

- Lời nói chưa tự nhiên, đơi khi cịn lạc chủ đề luyện nói.

- Học sinh cịn nhút nhát, nói nhỏ, cịn lúng túng khi giao tiếp, chưa biết cách đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi của bạn. - Học sinh chưa biết sử dụng âm thanh, ngữ điệu.

- Sử dụng từ chưa phong phú, chưa chính xác.

-Chưa biết sử dụng câu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

- Diễn đạt rõ ràng lưu lốt, rõ ý, thành câu.

- Lời nói tự nhiên, đúng chủ đề.

- Mạnh dạn khi giao tiếp; nói to rõ ràng; biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi của bạn.

-Học sinh đã biết sử dụng âm thanh, ngữ điệu phù hợp khi nói.

- Biết chọn lọc từ ngữ khi luyện nói.

- Sử dụng câu đúng mục đích khi luyện nói.

- Lời nói cịn đơn điệu chưa có nhiều hình ảnh.

- Học sinh miễn cưỡng và thụ động tham gia vào quá trình luyện nói.

- Học sinh có thể diễn đạt được từ 3-4 câu trong mỗi chủ đề.

- Học sinh chủ động, hào hứng tham gia vào luyện nói.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh khi học luyện nói trong môn tiếng việt 1 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)