Thang đo phát triển kĩ năng của Dreyfus
Người mới
Thực hiện thao tác hành động một cách máy móc theo sự chỉ dẫn, gần như khơng có những hiểu biết cơ bản về ý nghĩa, bối cảnh của hành động.
Sơ cấp
Có hiểu biết cơ bản về hành động, có xu hướng xem các hành động như một chuỗi các bước, có thể hồn thành các nhiệm vụ đơn giản hơn mà khơng cần giám sát.
Có năng lực
Có hiểu biết tốt về nền tảng của các hành động, nhìn thấy các hành động ít nhất một phần trong bối cảnh, có thể hồn thành cơng việc với tiêu chuẩn được chấp nhận mặc dù nó có thể thiếu sàng lọc.
Thành thạo
Có hiểu biết sâu sắc, nhìn thấy hành động một cách tồn diện trong bối cảnh; có thể đạt được một tiêu chuẩn cao thường xuyên.
Chuyên gia
Có hiểu biết tồn diện, sâu sắc về các hành động; giải quyết các vấn đề bằng trực giác dựa trên bối cảnh thực tế mà không cần nghĩ tới các nguyên tắc hay chỉ dẫn; đạt được sự xuất sắc một cách dễ dàng.
1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.3.1. Thực trạng rèn luyện kĩ năng đánh giá quá trình trong đào tạo giáo viên ngành sư phạm Sinh học ngành sư phạm Sinh học
Nghiên cứu tiến hành phân tích khung chương trình đào tạo ngành sư phạm Sinh học năm 2018 của 05 trường đại học lớn có đào tạo ngành sư phạm Sinh học ở Việt Nam, bao gồm: ĐHSP Hà Nội, ĐHSP - Đại học Huế, ĐHSP – Đại học Đà Nẵng, ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Sài Gịn nhằm tìm hiểu nội dung về ĐGQT và KN ĐGQT được thể hiện như thế nào trong các chương trình đào tạo. Đồng thời, nghiên cứu về các học phần liên quan giúp định hướng xây dựng quy trình và lộ trình rèn luyện KN ĐGQT cho sinh viên phù hợp.
Nhìn chung, chương trình đào tạo ngành sư phạm Sinh học ở các trường khá tương đồng về cấu trúc vì được xây dựng từ khung kiến thức chung trình độ đại học ngành sư phạm Sinh học do BGDĐT ban hành năm 2006 [110], bao gồm:
- Khối kiến thức chung: cung cấp cho SV kiến thức cơ bản về quan điểm chính trị, xã hội và khoa học tự nhiên;
- Khối kiến thức chuyên ngành: cung cấp cho SV kiến thức chuyên sâu của môn học phụ trách;
- Khối kiến thức nghiệp vụ: cung cấp kiến thức và phát triển cho SV khả năng lập kế hoạch, tổ chức dạy học môn học, thực hành giảng dạy tại trường sư phạm và trường phổ thông. Khối kiến thức nghiệp vụ được cấu trúc gồm 03 nhóm: Nhóm học
phần kiến thức cơ sở; Nhóm học phần kiến thức, KN và năng lực dạy học chuyên ngành; Nhóm học phần thực hành.
Trên cơ sở xem xét nội dung các mơn học trong khung chương trình đào tạo, các học phần trong khối kiến thức nghiệp vụ liên quan đến nội dung đánh giá được thể hiện trong bảng 1.5.
Bảng 1.5. Thống kê các học phần trong khối kiến thức nghiệp vụ của chương trình
đào tạo ngành sư phạm Sinh học năm 2018
Trường Tên học phần Số tín chỉ
(LT/TH) Học kì
ĐHSP Hà Nội
Lí luận dạy học Sinh học 2 (2LT) 5
Kiểm tra đánh giá trong giáo dục 3 (3LT) 5 Phương pháp dạy học Sinh học 3 (3LT) 6 Thực hành tại trường sư phạm 3 (3TH) 7 ĐHSP – Đại
học Huế
Lí luận dạy học Sinh học 3 (3LT) 5
Phương pháp dạy học Sinh học 5 (5LT) 6 Thực hành dạy học tại trường sư phạm 2 (2TH) 6 Đánh giá kết quả giáo dục HS 2 (2LT) 6
ĐHSP – Đại học Đà Nẵng
Lí luận dạy học Sinh học 3 (2LT+1TH) 5 Phương pháp dạy học Sinh học 5 (3LT+2TH) 6 Thực hành dạy học Sinh học tại trường
sư phạm
3 (3TH) 7
Kiểm tra đánh giá trong dạy học Sinh học
2 (2LT) 7
ĐHSP Thành phố Hồ Chí
Minh
Lí luận dạy học Sinh học 2 (2LT) 3
Phương pháp dạy học Sinh học 1 3 (3TH) 5 Phương pháp dạy học Sinh học 2 2 (2TH) 5 Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học 2 (2LT) 6 Đại học Sài
Gòn
Kiểm tra đánh giá trong giáo dục 2 (1LT+1TH) 6 Phương pháp dạy học THCS/THPT 1 3(2LT+1TH) 3 Phương pháp dạy học THCS/THPT 2 3 (2LT+1TH) 5
Phương pháp dạy học THCS/THPT 3 2 (1LT + 1TH) 6 Nhóm học phần Thực hành sư phạm THCS/THPT 2 – 3 – 4 1 – 1 – 1 (TH) 5 – 6 – 7 Tất cả các chương trình đào tạo đều có học phần riêng về ĐG ở dạng học phần bắt buộc với thời lượng 02 tín chỉ lý thuyết, ngoại trừ ngành Sư phạm khoa học tự nhiên của trường Đại học Sài Gịn có 01 tín chỉ thực hành. Học phần này thường được học vào kì 6 và 7, sau khi SV đã được trang bị kiến thức đại cương về lí luận dạy học Sinh học. Ngoài ra, nội dung về ĐG còn được thể hiện trong các học phần khác như: Lí luận dạy học Sinh học, Phương pháp dạy học Sinh học, Thực hành dạy học Sinh học.
Để tìm hiểu rõ hơn về nội dung đào tạo liên quan đến ĐGQT trong chương trình, chúng tơi tiến hành phân tích nội dung đề cương chi tiết các học phần trong bảng 1.5 và trao đổi với các giảng viên tham gia giảng dạy tại các trường ĐHSP, kết quả như sau:
- Học phần Kiểm tra đánh giá đề cập đến những kiến thức cơ bản về ĐG như đặc điểm, vai trị, qui trình, hình thức, phương pháp và cơng cụ ĐG. Trong đó đặc biệt chú trọng giúp SV có khả năng xây dựng các cơng cụ đánh giá như câu hỏi tự luận, câu hỏi trắc nghiệm, bài tập, bảng kiểm, rubric và cách lập ma trận đề kiểm tra. Nội dung về ĐGQT được đề cập đến như là một loại hình ĐG bên cạnh ĐGTK và ĐG chẩn đốn; đánh giá vì học tập và đánh giá kết quả học tập. Trong đó, SV được tìm hiểu khái niệm, đặc điểm và mục đích của ĐGQT trên cơ sở đối sánh với các loại hình khác. Những khía cạnh liên quan đến ĐGQT như cách xây dựng và sử dung công cụ thu thập thông tin (rubric/thang đo/bảng kiểm) cũng được đề cập trong quá trình giảng dạy. Tuy vậy, ĐGQT chưa được cấu trúc thành chương bài cụ thể trong tài liệu. - Những nội dung kiến thức liên quan đến ĐG và ĐGQT được tích hợp vào các học phần khác:
+ Học phần Lí luận dạy học: Do hạn chế về thời lượng giảng dạy, nội dung về đánh giá khơng được đề cập chính thức trong học phần này ở một số chương trình đào tạo (ĐHSP Vinh, ĐHSP – Đại học Đà nẵng). Kiến thức về ĐG được liên hệ khi GgV giảng dạy thành phần cấu trúc của QTDH môn học và mục tiêu dạy học.
+ Học phần về Phương pháp dạy học Sinh học: nội dung kiến thức về cách thiết kế câu hỏi và kĩ thuật hỏi đáp, phản hồi thông tin trong dạy học các nội dung cụ thể; cách xây dựng mục tiêu dạy học, từ đó xác định phương pháp và cơng cụ ĐG mục tiêu phù hợp cho các nội dung cụ thể trong chương trình Sinh học ở THCS và THPT.
+ Học phần về Thực hành dạy học Sinh học: Kiến thức và kĩ năng ĐG được tích hợp trong nội dung thiết kế kế hoạch bài dạy, trong đó SV được hướng dẫn để vận dụng những kiến thức đã học được từ học phần Kiểm tra, đánh giá để thiết kế hoạt động đánh giá trong dạy học phù hợp với mục tiêu dạy học.
- Thực hành rèn luyện KN đánh giá nói chung hay KN ĐGQT nói riêng được tích hợp chủ yếu trong các học phần thực hành dạy học Sinh học bởi học phần Kiểm tra, đánh giá ở tất cả các chương trình đều là học phần lý thuyết, khơng có tín chỉ cho hoạt động thực hành. Các nội dung thực hành về ĐG được tích hợp trong q trình tập giảng của HS chủ yếu liên quan đến KN lập kế hoạch ĐG khi SV được soạn kế hoạch bài dạy. Trong quá trình tập giảng trên lớp giả định, SV chủ yếu được rèn luyện các KN dạy học liên quan đến ĐGQT như: đặt câu hỏi và cách phản hồi khi HS trả lời, phương pháp và công cụ tổ chức hoạt động đánh giá vào cuối tiết học để dựa trên mục tiêu dạy học.
Từ những phân tích trên, chúng tơi thấy rằng các nội dung về kiến thức và rèn luyện KN ĐGQT đều được thể hiện trong các học phần bắt buộc của khối kiến thức nghiệp vụ, tuy nhiên chưa mang tính hệ thống. Do đó, việc xác định các nội dung KN ĐGQT cần rèn luyện và lộ trình rèn luyện trong quá trình đào tạo SV là rất quan trọng. Với cấu trúc chương trình đào tạo hiện tại, chúng tôi cho rằng việc rèn luyện KN ĐGQT nên được thực hiện chủ đạo trong học phần Kiểm tra, đánh giá. Tùy vào kế hoạch dạy học trong từng học kì và nội dung dạy học cụ thể của học phần mà có thể tích hợp rèn luyện KN ĐGQT trong học phần Phương pháp dạy học Sinh học hoặc Thực hành dạy học Sinh học.
1.3.2. Thực trạng về nhận thức và kĩ năng đánh giá quá trình của sinh viên ngành sư phạm Sinh học
Nghiên cứu đã tiến hành điều tra với số lượng 285 SV năm 3 và năm 4 tại các trường: ĐHSP Hà Nội; ĐHSP, Đại học Huế; ĐHSP, Đại học Đà Nẵng, ĐHSP Thành
phố Hồ Chí Minh và Đại học Sài Gịn để đánh giá mức độ nhận thức và KN của SV về ĐGQT.
1.3.2.1. Mức độ nhận thức về đánh giá quá trình của sinh viên
Để đánh giá mức độ nhận thức của SV về ĐGQT, nghiên cứu sử dụng câu hỏi ngắn “Theo bạn, ĐGQT là gì?” (câu 1 trong phiếu khảo sát – phụ lục 1). Kết quả cho thấy, mặc dù cách diễn đạt khác nhau, nhưng có đến 68.6 % SV nêu lên được đặc điểm quan trọng nhất của ĐGQT là diễn ra trong suốt QTDH, cung cấp TTPH nhằm mục đích cải thiện chất lượng QTDH. 19% SV đưa ra định nghĩa nhầm lẫn với ĐGTK (đánh giá thành tích của người học, diễn ra tại các thời điểm trước, trong và sau QTDH…). 12,4% SV cịn lại khơng đưa ra câu trả lời, hoặc đưa ra định nghĩa chung chung, không rõ ràng.
Để xác định rõ hơn sự hiểu biết về ĐGQT, chúng tôi cũng đưa ra các nội dung để SV xác định đâu là đặc điểm của ĐGQT, SV được lựa chọn nhiều phương án trả lời (câu 2 trong phiếu khảo sát). Kết quả thể hiện ở bảng 1.6.