Hình 1 .1 Quy trình chung thực hiện hoạt động đánh giá
Hình 1.3 Kĩ năng ĐGQT cần thiện của sinh viên
Kết quả cho thấy có sự tương đồng nhất định với kết quả khảo sát mức độ đạt được KN ĐGQT của SV (bảng 1.7). Cụ thể, các KN có nhu cầu cải thiện thấp nhất (Xác định mục đích, mục tiêu ĐG; Thiết kế câu hỏi; Thiết kế bài tập ĐG) với tỉ lệ SV lựa chọn lần lượt là 35%, 51% và 56% đều là những KN SV tự tin nhất với tỉ lệ chọn mức 4 và mức 5 cao (bảng 1.7). KN Xây dựng rubric ĐG được 65% SV lựa chọn để cải thiện. Bên cạnh đó, nhóm các KN mà SV cảm thấy khơng tự tin nhất được lựa chọn để cải thiện với tỉ lệ SV cao nhất. Trong đó, KN Tổ chức tự ĐG và ĐG đồng đẳng được 78% SV lựa chọn, tiếp sau đó là KN thu thập và xử lý TTPH với 86%. Trong nhóm KN sử dụng TTPH, mục đích điều chỉnh hoạt động dạy học có tỉ lệ SV lựa chọn cao nhất với 88%, trong khi mục đích điều chỉnh học tập của HS chỉ được 67% lựa chọn.
Qua phân tích chương trình đào tạo, khảo sát về thực trạng nhận thức và KN của SV ngành sư phạm Sinh học tại 05 trường đại học, chúng tôi rút ra một số kết
35% 51% 56% 65% 86% 67% 88% 78% Xác định mục đích, mục tiêu đánh giá Thiết kế câu hỏi đánh giá Thiết kế bài tập đánh giá Xây dựng rubric đánh giá Thu thập và xử lý thông tin phản hồi Sử dụng thông tin phản hồi để điều chỉnh hoạt
động học tập của học sinh
Sử dụng thông tin phản hồi để điều chỉnh hoạt động dạy học của bản thân
Tổ chức HS tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng
- Chương trình đào tạo ngành sư phạm chú trọng đến hình thành nhận thức và rèn luyện KN ĐG trong dạy học Sinh học cho SV, đặc biệt là những KN cơ bản như xác định mục tiêu ĐG, KN thiết kế công cụ ĐG như câu hỏi, bài tập, bài kiểm tra, rubric… Đối với nội dung ĐGQT, chưa có chương bài để giảng dạy một cách có hệ thống.
- SV có những nhận thức cơ bản về loại hình ĐGQT như mục đích, thời điểm thực hiện. Tuy vậy, những kiến thức về đối tượng tham gia ĐG, cách thức tạo ra, thu nhận, xử lý và sử dụng TTPH để đạt được mục đích cải thiện chất lượng dạy học dường như vẫn là những khái niệm không rõ ràng và SV không tự tin khi đánh giá mức đạt đạt được những KN này.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
1. Qua phân tích tài liệu trong và ngồi nước liên quan đến đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
- ĐGQT có vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy, cải thiện chất lượng QTDH. Việc trang bị KN ĐGQT cho GV nói chung và SV sư phạm nói riêng là hết sức cấp thiết. Tuy nhiên, những nghiên cứu về phát triển KN này cho SV còn hạn chế, chủ yếu tập trung vào nâng cao nhận thức của SV về ĐGQT và rèn luyện cho SV thực hiện những hoạt động cụ thể của ĐGQT. Rất ít nghiên cứu đi sâu rèn luyện tồn bộ các khía cạnh của KN ĐGQT cho SV sư phạm. Chính vì vậy, việc phân tích cấu trúc thành tố của KN ĐGQT, từ đó làm cơ sở để xây dựng qui trình và cơng cụ rèn luyện là cần thiết.
- Chúng tơi đã hệ thống hố cơ sở lý luận về ĐGQT, KN ĐGQT, các mức độ phát triển của KN. Đây là định hướng quan trọng cho việc nghiên cứu, đề xuất và sử dụng qui trình, cơng cụ rèn luyện KN ĐGQT cho SV ngành sư phạm Sinh học.
2. Khảo sát thực trạng đào tạo KN ĐGQT cho SV ngành Sinh học tại một số trường ĐHSP cho thấy, các chương trình đào tạo đều đề cập đến nội dung kiến thức cũng như rèn luyện KN ĐGQT ở một vài khía cạnh cụ thể. Tuy nhiên, việc rèn luyện này chưa có tính hệ thống và chưa được đánh giá hiệu quả rèn luyện bằng các tiêu chí cụ thể. Bên cạnh đó, SV vẫn thiếu kiến thức về ĐGQT cũng như KN thực hiện ĐGQT còn nhiều vấn đề cần cải thiện.
Những kết luận trên cho chúng tôi cơ sở để khẳng định đề tài nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn và là tiền đề để thực hiện các nội dung nghiên cứu liên quan tiếp theo.
CHƯƠNG 2
RÈN LUYỆN CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KĨ NĂNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
2.1. ĐÁNH GIÁ Q TRÌNH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2018 được xây dựng theo hướng phát triển năng lực người học, với hệ thống chuẩn đầu ra về phẩm chất, năng lực tương ứng cho từng cấp học được qui định trong chương trình tổng thể và chương trình mơn học [2]. Mơn Sinh học ngồi góp phần phát triển các phẩm chất, năng lực chung cịn hình thành và phát triển năng lực Sinh học cho HS. Biểu hiện của năng lực Sinh học được cụ thể hóa thành các yêu cầu cần đạt trong từng chủ đề là cơ sở để GV tổ chức hoạt động dạy học và đánh giá.
Hoạt động ĐGQT trong dạy học Sinh học đóng vai trị thu thập thơng tin về biểu hiện các phẩm chất, năng lực chung và năng lực Sinh học của HS trong suốt QTDH, từ đó xác định những vấn đề cần điều chỉnh, cải thiện nhằm mục đích giúp HS đạt được những phẩm chất và năng lực mà chương trình đưa ra.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tơi chỉ tập trung phân tích các biểu hiện của ĐGQT trong phạm vi bài học. Những phân tích này là cơ sở để đề xuất qui trình rèn luyện KN ĐGQT trong dạy học Sinh học phù hợp với chương trình giáo dục phổ thơng được ban hành năm 2018. Dựa trên mơ hình của William và Thompson (2007), ĐGQT trong bài dạy Sinh học cần phải đảm bảo thực hiện 03 quá trình sau:
- Xác định đích đến của q trình học tập: Điểm đích chính là mục tiêu dạy
học được xây dựng dựa trên yêu cầu cần đạt qui định trong chương trình mơn học. Để ĐGQT có hiệu quả, mục tiêu học tập cần được HS hiểu và tiếp nhận, từ đó HS nhận thức được ý nghĩa của các hoạt động dạy học và ĐG mà GV tổ chức, đồng thời tự định hướng được quá trình học tập của bản thân theo hướng đáp ứng mục tiêu. Đối với một nhiệm vụ học tập, đích đến có thể được thể hiện dưới dạng hệ thống các tiêu chí được mơ tả ở nhiều cấp độ từ thấp lên cao. Kết quả của nhiệm vụ học tập là HS đạt được các tiêu chí ở mức độ cao nhất.
Để giúp HS hiểu được đích đến của q trình học tập, GV cần chia sẻ mục tiêu học tập hoặc tiêu chí đánh giá trước khi bắt đầu bài học hoặc một nhiệm vụ học tập.
cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phiếu đánh giá tuy nhiên cần đảm bảo tính rõ ràng và được HS tiếp nhận.
Ví dụ, trước dạy học bài “Sự nhân lên của virus trong tế bào vật chủ”, một GV đã ghi lên bảng mục tiêu hướng tới của bài học: Mơ tả được chu trình nhân lên của
virus trong tế bào chủ; Giải thích được cơ chế gây bệnh của virus; Đề xuất được các biện pháp bảo vệ bản thân và cộng đồng khỏi các bệnh do virus gây ra. GV nhấn
mạnh HS cần phải đạt được các mục tiêu này sau bài học và khuyến khích HS ghi vào vở. Việc ghi rõ mục tiêu giúp GV và HS định hướng dạy học tốt hơn, đồng thời HS sẽ tự đánh giá bản thân còn chưa đạt được ở mục tiêu nào để cải thiện. Hoạt động chia sẻ mục tiêu hoặc tiêu chí ĐG như vậy là một biểu hiện của ĐGQT trong dạy học [28], [74].
- Xác định mức độ đạt được mục tiêu học tập của HS: Hay nói cách khác, GV
thu thập các bằng chứng để xác định HS đang ở đâu so với mục tiêu. Các biểu hiện của HS được thể hiện thông qua các hoạt động ĐG được lên kế hoạch trước (câu hỏi kiểm tra bài cũ, câu hỏi/bài tập đánh giá cuối tiết học…) hoặc các hoạt động học tập mà GV tổ chức trong bài dạy (thông qua cách HS trả lời câu hỏi của GV, đặt câu hỏi thắc mắc cho GV, sự tham gia nhiệm vụ thảo luận nhóm). Từ những TTPH thu được, GV đối chiếu với mục tiêu học tập, tiêu chí đánh giá để xác định mức độ đạt được của HS, đồng thời chỉ ra được các vấn đề còn tồn tại cần cải thiện.
Trong dạy học Sinh học theo hướng phát triển năng lực, để thu thập biểu hiện năng lực Sinh học của HS, cần lựa chọn phương pháp và cơng cụ phù hợp. Chính vì vậy, xác định mối tương quan loại thông tin cần thu thập của từng năng lực thành phần trong năng lực Sinh học với phương pháp, công cụ thu nhận thông tin là cần thiết để thực hiện ĐGQT. Bảng 2.1 trình bày một số định hướng trong việc lựa chọn phương pháp và công cụ thu thập thông tin trong mối tương quan với biểu hiện năng lực Sinh học.
Bảng 2.1. ĐGQT trong dạy học môn Sinh học theo hướng phát triển năng lực Năng lực Biểu hiện năng lực Năng lực Biểu hiện năng lực
cần thu thập Định hướng phương pháp thu thập Định hướng công cụ thu thập Nhận thức Sinh học Mức độ nhận thức liên quan đến kiến thức Sinh học (Theo thang Bloom)
- Phương pháp viết - Phương pháp hỏi đáp
Câu hỏi; Bài tập; Bảng kiểm; Thẻ kiểm tra. Tìm hiểu thế giới sống - Phát hiện và biểu đạt vấn đề cần tìm hiểu về thế giới sống
- Đặt giả thuyết/ Đặt câu hỏi nghiên cứu cho vấn đề - Lập kế hoạch và thực hiện theo kế hoạch
- Trình bày kết quả nghiên cứu bằng ngôn ngữ hình ảnh, ngơn ngữ viết và ngơn ngữ nói - Hợp tác, tiếp thu và phản biện trong nghiên cứu
- Phương pháp hỏi đáp - Phương pháp viết - Phương pháp quan sát - Câu hỏi phỏng vấn; Bài tập/Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học; - Rubric; Thang đo; Bảng kiểm Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học - Giải thích các hiện tượng trong tự nhiên. - Đưa ra nhận xét, đánh giá về các vấn đề trong tự nhiên, đời sống liên quan đến Sinh học
- Biểu hiện thái độ và hành vi của HS về các vấn đề liên quan đến Sinh học và phát triển bền vững - Phương pháp viết - Phương pháp hỏi đáp - Phương pháp quan sát
- Câu hỏi; Bài tập; Nhiệm vụ học tập; - Phiếu khảo sát; Bảng kiểm/thang đo/ rubric
Ví dụ về sử dụng phương pháp và cơng cụ để thu thập thơng tin về biểu hiện năng lực tìm hiểu thế giới sống: Chủ đề Virus và ứng dụng trong chương trình Sinh học 10 đưa ra yêu cầu cần đạt về năng lực tìm hiểu thế giới sống như sau: “Thực hiện được dự án hoặc đề tài điều tra một số bệnh do virus gây ra và tuyên truyền phòng chống bệnh”. Tùy vào bối cảnh dạy học mà GV có thể cụ thể hóa yêu cầu cần đạt đó thành các mục tiêu dạy học cụ thể: - Lập kế hoạch và thực hiện điều tra tình hình dịch
bệnh sốt xuất huyết tại nơi sinh sống. Với mục tiêu đó, GV tổ chức nhóm HS thực
hiện đề tài về thực trạng bệnh sốt xuất huyết ở khu vực sinh sống. Để xác định được liệu HS có đạt được mục tiêu hay khơng và ở mức độ nào, GV cần thu thập các biểu hiện liên quan của HS trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu bằng quan sát. Tuy nhiên, GV khó có thể quan sát được tồn bộ q trình thực hiện khảo sát, thu thập số liệu của HS khi các hoạt động này được tiến hành ở nhà, do đó, GV có thể thu thập từ nhiều nguồn khác nhau thông qua các sản phẩm học tập, chẳng hạn như: kế hoạch thực hiện đề tài, báo cáo, clip hoặc hình ảnh minh chứng cho quá trình điều tra của nhóm HS. Các thơng tin được định hướng thu thập bằng các công cụ như bảng kiểm, thang đo, hoặc rubric để đo lường mức độ đạt được mục tiêu.
- Sử dụng kết quả ĐG để cải thiện QTDH: Trong ĐGQT, thông tin thu thập
được sử dụng để giúp HS cải thiện quá trình học tập nhằm đạt được mục tiêu dạy học. Do vậy, những thông tin thu được từ nhiệm vụ học tập hay qua các hoạt động đánh giá là cơ sở để GV xác định liệu HS đã đạt được mục tiêu học tập hay chưa, và nếu chưa đạt thì cần làm rõ các tiêu chí cần phải cải thiện. GV cần phản hồi kết quả phân tích đó đến HS, đồng thời đưa ra chỉ dẫn, gợi ý để HS thực hiện cải thiện. ĐGQT chú trọng đến phản hồi thông qua nhận xét hơn là phản hồi bằng điểm số.
2.2. CẤU TRÚC KĨ NĂNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC HỌC
Để xác định cấu trúc KN ĐGQT, chúng tôi dựa trên những cơ sở sau:
- Dựa trên những phân tích về KN ĐG của Christoforidou (2014) và Stiggins (2010) [67], [74], ĐGQT cũng được xem là hoạt động gồm nhiều giai đoạn, bao gồm: lập kế hoạch ĐGQT và thực hiện ĐGQT. Mỗi giai đoạn có những KN tương ứng.
- Đặc điểm và chiến lược thực hiện của ĐGQT [28]. - Định hướng ĐGQT trong dạy học môn Sinh học.
Dựa trên những cơ sở trên, chúng tôi đề xuất cấu trúc KN ĐGQT gồm 04 KN thành phần, bao gồm: KN xác định mục tiêu ĐGQT (KNA); KN xác định phương pháp và thiết kế công cụ ĐGQT (KNB), KN thu nhận và xử lý TTPH (KNC); và KN sử dụng TTPH (KND). KNA và KNB thuộc nhóm KN lập kế hoạch ĐGQT; KNC và KND là những KN liên quan đến thực hiện ĐGQT. Sơ đồ cấu trúc của các KN thành phần được thể hiện trong hình 2.1.
Dựa vào những phân tích về KN đánh giá của Stiggin [74] và đặc điểm của ĐGQT, chúng tôi xây dựng các chỉ báo hành vi cho từng KN ĐGQT thành phần. Hệ thống các chỉ báo được thể hiện trong bảng 2.2.