TT Phương án Tỉ lệ SV
(%)
1 Diễn ra trong suốt QTDH 87,5
2 Diễn ra vào đầu hoặc cuối QTDH 18,8
3 Được thực hiện bởi GV 96,8
4 Được thực hiện bởi HS 73,3
5 Nhằm mục đích đánh giá thành quả học tập của HS 68,8 6 Nhằm mục đích cải thiện chất lượng của QTDH 100 7 Cung cấp bằng chứng (TTPH) về thành quả học tập của HS 75 8 Cung cấp bằng chứng (TTPH) về hiệu quả của QTDH của
GV
81,3
9 Những TTPH được sử dụng bởi GV 73,5
10 Những TTPH được sử dụng bởi HS 43,8
11 ĐGQT được xem là sự tổng hợp kết quả của các bài kiểm tra đơn lẻ trong tồn bộ QTDH.
Rõ ràng, mặc dù có tỉ lệ SV chọn vào những đặc điểm quan trọng của ĐGQT (1, 6, 8) đều cao trên 80% nhưng vẫn có những sự lúng túng khi phân định giữa ĐGQT và ĐGTK. Một tỉ lệ không nhỏ SV lựa chọn các phương án thể hiện đặc điểm của ĐGTK (2, 5, 11) với 18,8%, 68,8% và 48,4%. Bên cạnh đó, vẫn có nhiều SV lựa chọn cả 2 phương án đối lập nhau (1-2, 5-6) với tỉ lệ lần lượt là 6,7% và 13,4%.
Các phương án số 3, 4, 9, 10 nhằm thu thập thông tin về hiểu biết của SV liên quan đến đối tượng tham gia hoạt động ĐG. Kết quả cho thấy, tỉ lệ lựa chọn các phương 3, 9 (96,8% và 73,5%) cao hơn nhiều so với tỉ lệ SV lựa chọn phương án 4, 19 (73,3% và 43,8%). Điều này thể hiện, vẫn còn nhiều SV cho rằng GV là chủ thể chính trong hoạt động ĐG, là người thực hiện và sử dụng kết quả ĐG.
1.3.3.2. Mức độ đạt được về kĩ năng đánh giá quá trình của sinh viên
Đề tài tiến hành thu thập thông tin về mức độ đạt được KN ĐGQT dựa trên các KN liên quan được đề cập đến trong chương trình đào tạo của các trường. Các KN này bao gồm: KN1 – Xác định mục đích, mục tiêu đánh giá, KN2 – Thiết kế cơng cụ đánh giá (câu hỏi, bài tập), KN3 – Xây dựng rubric đánh giá, KN4 – Thu thập và xử lý TTPH, KN5 – Sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học, KN6 – Tổ chức HS tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng. SV được yêu cầu tự đánh giá mức độ đạt được của các KN đơn lẻ (câu 3 trong phiếu khảo sát). Kết quả được biểu diễn trong bảng 1.7 và đồ thị 1.2 để thấy mức độ đạt được các KN từ mức 1 (thấp) đến mức 5 (cao).
Kết quả cho thấy, SV rất tự tin với KN xác định mục đích, mục tiêu đánh giá với tỉ lệ chọn mức 3, mức 4, mức 5 lần lượt là 21%, 51% và 25%. Chỉ có 3% SV lựa chọn mức độ 2 và khơng có SV nào chọn mức 1 đối với KN này. Xu thế này được lặp lại đối với KN thiết kế công cụ đánh giá, với tỉ lệ chọn mức 3, mức 4 và mức 5 lần lượt là 22%, 40% và 32%; có 6% chọn mức 2 và khơng có SV nào chọn mức 1.
Đối với KN xây dựng rubric đánh giá, đường biểu diễn tạo chóp cao nhất tại mức 3 (49%), tỉ lệ SV chọn mức 4 và mức 2 khá tương đồng với 22% và 20%, có 11% SV chọn mức 1 và khơng có SV nào chọn mức 5. Ở đồ thị hình 1.5, có thể thấy đường biểu diễn của KN xác định mục đích, mục tiêu đánh giá và KN xây dựng công cụ đánh giá (câu hỏi, bài tập) đạt đỉnh cao nhất ở mức 4 và 5. Trong khi đó, đỉnh cao nhất của KN3 -Xây dựng rubric nằm ở mức 3, thể hiện phần lớn SV tự đánh giá ở