Dạy và học bằng sơ đồ tƣ duy:

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) KHƠI gợi HỨNG THÚ học văn BẰNG VIỆC GIẢI QUYẾT các TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN PHƯƠNG PHÁP dạy và học văn HIỆU QUẢ (Trang 30 - 34)

- Đây là một hình thức quảng bá hữu hiệu về vẻ đẹp của Vườn quốc gia Xuân Thủy với bạn bè quốc tế.

c.6. Dạy và học bằng sơ đồ tƣ duy:

- Ngoài các kĩ thuật dạy học như kĩ thuật những mảnh ghép, kĩ thuật khăn phủ bàn, kĩ thuật KWL...bản thân tôi nhận thấy kĩ thuật dạy học bằng sơ đồ tư duy là một kĩ thuật dạy học rất hiệu quả mà các giáo viên có thể sử dụng dễ dàng trong quá trình chuyển tải kiến thức bộ môn ngữ văn tới học sinh.

- Vậy vận dụng kĩ thuật dạy học này như thế nào? Sau đây là một số kinh nghiệm của bản thân tơi đã áp dụng có kết quả tốt với học sinh lớp 9 tôi trực tiếp giảng dạy:

+ Trước hết cần cho học sinh thấy rằng sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy, là con đường dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não rồi lại đưa thơng

tin ra ngồi bộ não. Đây là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả

+ Sơ đồ tư duy phù hợp vơí tâm sinh lí học sinh, có thể phát triển tư duy lơ gic,năng lực phân tích tổng hợp, thay thế cho kiểu ghi nhớ truyền thống đã trở nên sáo mịn. Từ đó giúp học sinh hiểu bài, nhớ lâu, thay cho ghi nhớ dưới dạng thuộc lòng, học vẹt.

+ Thay vì tổ chức cho học sinh ơn tập theo cách truyền thống quen thuộc, tôi đã triển khai các nội dung ôn tập bằng cách sử dụng sơ đồ tư duy. Cách thức tiến hành như sau:

- Chọn một hình ảnh hoặc một từ khoá thể hiện chủ đề, nội dung chính...làm phần trung tâm của sơ đồ tư duy.

- Từ chủ đề ở trung tâm bước tiếp theo là vẽ các tiêu đề phụ toả ra từ phần trung tâm.

- Từ các nhánh chính tiếp tục phát triển các nhánh phụ

- Cứ thế sự phân nhánh được tiếp tục và các vấn đề liên quan luôn được kết nối với nhau bằng hệ thống các từ khố

+ Trong q trình thực hiện sơ đồ tư duy, cần chú ý: thay cho những từ ngữ tẻ nhạt đơn điệu học sinh có thể sử dụng các màu sắc đa dạng, các hình ảnh phong phú, các kí hiệu thú vị để bài học dễ nhớ, dễ hiểu

+ Có thể thực hiện các loại sơ đồ tư duy sau đây: - Sơ đồ tư duy theo đề cương.

- Sơ đồ tư duy theo chương. - Sơ đồ tư duy theo đoạn văn.

- Về cấu trúc có thể sử dụng sơ đồ thứ bậc, sơ đồ mạng, sơ đồ chuỗi... + Ví dụ: Với chương trình mơn ngữ văn(lớp 9) giáo viên có thể hướng dẫn học sinh làm các sơ đồ sau đây:

- Sơ đồ ơn tập, hệ thống hố kiến thức về tác giả, tác phẩm văn học. - Sơ đồ ôn tập về tiếng Việt(nhất là các bài tổng kết về từ vựng, về ngữ pháp...)

- Sơ đồ ôn tập về tập làm văn theo chương: văn thuyết minh, văn tự sự, văn nghị luận.

- Sơ đồ ơn tập về các đoạn trích cảm thụ tác phẩm.

- Sơ đồ ôn tập về các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam. - Sơ đồ ôn tập về thơ hiện đại Việt Nam.

- Sơ đồ ôn tập về truyện hiện đại Việt Nam. - Sơ đồ ơn tập về văn học nước ngồi

*Chú ý: Giáo viên không nên xây dựng sẵn sơ đồ rồi giảng giải để học sinh

để việc tạo lập sơ đồ tư duy được thực sự hiệu quả, giáo viên cần chuẩn bị một hệ thống các câu hỏi khơi gợi để học sinh đưa ra các ý kiến phát triển ý tưởng. Sau đó giáo viên gợi ý để học sinh sắp xếp và hoàn thiện sơ đồ. Và trong hoạt động này giáo viên cần phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh.

* Sau đây tơi xin đưa dẫn một ví dụ cụ thể về việc hướng dẫn học sinh tạo lập sơ đồ tư duy:

- Ví dụ về việc tạo lập sơ đồ tư duy của bài tổng kết về từ vựng(Tuần 10- Tiết 49). GV chỉ định một HS lên bảng thực hiện các thao tác vẽ sơ đồ. Các HS còn lại vẽ sơ đồ vào giấy A4.

+ Trước hết giáo viên cần yêu cầu học sinh phát hiện cụm từ trung tâm của sơ đồ: Đó là: Tổng kết về từ vựng

+ HS điền cụm từ trên vào phần trung tâm của sơ đồ. Gv lưu ý HS nên vẽ to cụm từ trung tâm và có thể khơng cần phải đóng khung.

+ Đặt câu hỏi để tìm hiểu kiến thức, hồn thiện sơ đồ:

? GV: Bài ơn tập có mấy nội dung cơ bản? Em sẽ điền các nội dung cơ bản ấy vào sơ đồ như thế nào?

- HS chỉ ra năm nội dung cơ bản sau đó lần lượt điền các nội dung ấy vào sơ đồ- Toả đều ra bốn nhánh xung quanh phần trung tâm: Sự phát triển của từ vựng; Từ mượn - Từ Hán Việt; Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội; Trau dồi vốn từ. Bốn nhánh này HS nên dùng cùng một màu.

- GV tiếp tục tổ chức cho học sinh thảo luận phát hiện các kiến thức về từng nội dung cụ thể. Sau đó dựa vào từng đơn vị kiến thức, HS sẽ vẽ các nhánh nhỏ toả ra từ bốn nhánh cơ bản của bài học. Cụ thể:

+ Các cách phát triển từ vựng; Các phương thức phát triển nghĩa của từ; Các cách tạo từ ngữ mới.

+ Khái niệm về từ mượn, từ Hán Việt. Các ví dụ cụ thể. + Khái niệm về thuật ngữ và biệt ngữ xã hội. Ví dụ cụ thể. + Các hình thức trau dồi vốn từ.

- GV lưu ý HS: Trên sơ đồ không nên điền các câu chữ dài dòng, vòng vo. Cần cụ thể hố bằng các từ khố hoặc các hình ảnh. Mỗi từ khố hay hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh. Trên mỗi khúc chỉ nên có tối đa một từ khố. Việc này giúp cho nhiều từ khoá mới và những ý khác được nối thêm vào các từ khố sẵn có một cách dễ dàng.

Tất cả các nhánh của ý nên toả ra từ một điểm.

Tất cả các nhánh toả ra từ một điểm nên có cùng một màu.

Ta thay đổi màu sắc khi đi từ một ý chính ra đến các ý phụ cụ thể hơn. + Dưới sự gợi dẫn của giáo viên học sinh từng bước hoàn thiện sơ đồ tư duy về bài học.

+ Cho học sinh nhận xét về bài thực hành của bạn trên bảng. GV đánh giá, bổ sung và hoàn chỉnh sơ đồ.

+ Thao tác cuối cùng: Giáo viên chỉ định hs quan sát sơ đồ và trình bày lại nội dung ôn tập xem các em đã hiểu bài kĩ càng chưa.

- Ở các bước tiếp theo giáo viên tiếp tục gợi dẫn để học sinh về nhà thực hiện thao tác vẽ sơ đồ tư duy về các phần, các chương của chương trình học. Sau đó giáo viên sẽ kiểm tra việc ơn bài của học sinh bằng sơ đồ tư duy.

*Sau đây là sơ đồ tư duy về tiết 49: Tổng kết về từ vựng; tiết ơn tập hệ thống hố về truyện hiện đại Việt Nam lớp 9 (Kì I):

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) KHƠI gợi HỨNG THÚ học văn BẰNG VIỆC GIẢI QUYẾT các TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN PHƯƠNG PHÁP dạy và học văn HIỆU QUẢ (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)