- Đây là một hình thức quảng bá hữu hiệu về vẻ đẹp của Vườn quốc gia Xuân Thủy với bạn bè quốc tế.
C.5. Hƣớng dẫn học sinh phƣơng pháp học tập hiệu quả khác:
- Đây là bước quan trọng tiếp theo mà giáo viên cần thực hiện để đảm bảo khơi dậy hứng thú học tập bộ môn đối với học sinh. Nếu xác định được một phương pháp học tập đúng đắn thì học sinh sẽ không cảm thấy nhàm chán, nặng nề và cảm thấy quá tải khi học tập. Các em sẽ thấy việc học tập bộ môn nhẹ nhàng và thú vị, mang tới cho mình những lợi ích thiết thực, to lớn.
+ Trước hết người giáo viên dạy văn cần hướng dẫn học sinh lựa chọn và sử dụng một số sách tham khảo và sách bài tập(có gía trị) một cách hợp lí; sử dụng sách giáo khoa một cách hiệu quả; hướng dẫn các em cách tự đọc, tự học phù hợp với năng lực cụ thể của từng học sinh. Thường xuyên nhắc nhở các em muốn học tốt mơn ngữ văn cần phải tích cực đọc nhiều, viết nhiều. Quá trình đọc và viết phải là một quá trình tự giác và tập trung cao độ chứ khơng phải là một việc làm hình thức, sơ sài. Học sinh cần hiểu rằng đọc nhanh hơn sẽ giúp
tăng khả năng tập trung và tiếp thu thông tin. Khi đọc các em hãy dùng một cây bút chì làm vật dẫn đường; tìm kiếm các ý chính và đánh dấu các từ khố( Là những từ chứa đựng các thông tin quan trọng, cần thiết để thu hoạch toàn bộ kiến thức). Hướng dẫn các em cần đọc, nghiên cứu bài học trước khi nghe giáo viên giảng trên lớp.
+ Hướng dẫn học sinh không nên ghi chú theo kiểu truyền thống, tức là ghi chú thành từng câu từ trái sang phải. Cách ghi chú này sẽ làm cho các em lãng phí thời gian và dễ tạo ra sự đơn điệu tẻ nhạt, khiến các em nhanh chóng cảm thấy nhàm chán. Vậy giáo viên nên hướng dẫn học sinh một cách thức ghi chú khác hiệu quả hơn, đó là ghi chú và học bài bằng sơ đồ tư duy(Sẽ trình bày ở mục sau).
+ Phân tích để giúp các em tránh xa kiểu học nước đến chân mới nhảy, tức là chỉ khi nào gần đến khi thi mới tập trung học bài. Như vậy bài học sẽ dồn lại thành một núi kiến thức khổng lồ mà học sinh dù có học ngày học đêm cũng không thể tải nổi. Hơn nữa với một khoảng thời gian để trống lớn như vậy, việc nhớ lại những kiến thức đã học sẽ trở nên vơ cùng khó khăn, kiến thức mà học sinh thu thập được lúc này thường rất lộn xộn. Vậy các em nên ôn bài như thế nào? Cần phải ôn bài sớm và rải đều trong suốt quá trình học. Cách thức cụ thể như sau:
- Cần ôn bài trong lúc các em cịn nhớ rõ thơng tin.
- Lần ôn thứ nhất nên bắt đầu sau khi học khoảng từ 10 đến 15 phút. - Lần tiếp theo nên tiến hành sau 24h, sau một tuần,một tháng, ba tháng... - Thời gian học mỗi lần không nên kéo dài quá hai tiếng. Các lần học này hãy chia thành các phần nhỏ, mỗi phần khoảng 30 phút. Giữa các phần học nên có nghỉ ngơi thư giãn khoảng 5 đến 10 phút.
Cách thức học tập như trên cần phải được giáo viên chỉ dẫn cụ thể, có thể giám sát, kiểm tra nhắc nhở các em đến khi nào nó trở thành một nhu cầu học tập tự giác, tích cực. Nên có hình thức động viên, khen thưởng đối với những học sinh vận dụng phương pháp học tập trên một cách thực sự hiệu quả.