7. Những điểm mới của đề tài
1.5. Đánh giá các nhân tố chung tác động tới môi trường
Mỗi thành phần của môi trường chịu sự tác động của các nhân tố khác nhau. Tuy nhiên, qua phân tích cơ sở lý luận và khảo sát thực tế, chúng tơi nhận thấy chất lượng mơi trường từng thành phần nói riêng và mơi trường tự nhiên nói chung trên địa bàn nghiên cứu đều chịu sự tác động của các nhân tố sau:
* Thứ nhất: Sự gia tăng dân số
Dân số và mơi trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, sự biến động dân số sẽ có tác động tích cực hoặc tiêu cực tới chất lượng môi trường. Dân số càng đơng và gia tăng nhanh thì sức ép tới mơi trường và tài nguyên càng lớn do nhu cầu về nhà ở, lương thực thực phẩm và các sản phẩm cơng nghiệp; lượng nước thải, khí thải, chất thải rắn tăng cao. Theo niên giám thống kê năm 2012, dân số của các địa phương trong phạm
vi nghiên cứu là 135.294 người, chủ yếu là đồng bào dân tộc Kinh. Mật độ dân số bình qn tồn khu vực là 1.707 người/km2 (cao hơn mật độ dân số trung bình tồn tỉnh: 816 người/km2), nhưng phân bố không đều: tập trung ở các địa phương có ngành nghề thủ cơng nghiệp và dịch vụ phát triển như Thổ Tang (2.963 người/km2), Đồng Văn (2.713 người/km2), Tân Tiến (2.082 người/km2), Đại Đồng (1.880 người/km2), Nghĩa Hưng (1.768 người/km2)…Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của các xã thuộc loại cao trong tỉnh, thấp nhất là xã Bồ Sao (0,36%), cao nhất là xã Chấn Hưng (2,32%), các địa phương khác dao động trong khoảng 1,4 – 1,8%. [3,4,5]
* Thứ hai: Sự phát triển kinh tế
Sự phát triển kinh tế và mơi trường tự nhiên có mối quan hệ khăng khít với nhau: mơi trường tự nhiên là điều kiện cho kinh tế phát triển và kinh tế phát triển là cơ sở tạo nên các biến đổi của môi trường tự nhiên. Các địa phương lân cận trường THPT Nguyễn Viết Xn nhìn chung có nền kinh tế tương đối phát triển so với nhiều địa phương khác trong tỉnh (ví dụ: Thổ Tang đạt 101 tỷ đồng, Yên Lập đạt hơn 94 tỷ đồng, Vĩnh Sơn đạt 89 tỷ đồng…). Cơ cấu kinh tế trong những năm gần đây đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: giảm tỉ trọng nơng - lâm - thủy sản, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ (ví dụ: tỉ trọng ngành thương mại dịch vụ xã Việt Xuân là 69%, Lũng Hòa là 64%,; tỉ trọng ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của xã Đồng Văn là 58,8%...) [7]. Trên địa bàn đang hình thành những vùng sản xuất tập trung, những cụm công nghiệp, làng nghề như: Tân Tiến, Thổ Tang, Đại Đồng, Chấn Hưng, Đồng Văn, Hợp Thịnh, Vĩnh Sơn, Việt Xuân, cùng với đó là sự gia tăng số lượng và quy mơ các nhà máy, xí nghiệp và hệ thống cơ sở hạ tầng (mạng lưới giao thông, các chợ, trường học, bệnh viện…).[9]
* Thứ ba: Công tác quản lý bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành
Hệ thống pháp luật về bảo vệ mơi trường đã có, song những hướng dẫn cụ thể của cơ quan chuyên môn để thực hiện với tình hình tại mỗi địa phương cịn thiếu và chưa đồng
bộ. Một số nơi, cấp ủy Đảng và thủ trưởng cơ quan doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Cán bộ được giao làm công tác mơi trường cấp xã cịn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.
* Thứ tư: Ý thức bảo vệ mơi trường của người dân nói chung và giới trẻ nói riêng (trong đó có học sinh) chưa cao
Một bộ phận khơng nhỏ người dân chưa có nhận thức đầy đủ trong việc chấp hành pháp luật bảo vệ mơi trường, vẫn cịn tư tưởng sạch nhà mình, bẩn ngồi ngõ. Hoạt động tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường chưa đa dạng và sinh động nên khả năng thu hút quần chúng nhân dân chưa cao.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
1. Môi trường tại các địa phương lân cận trường THPT Nguyễn Viết Xuân đang có dấu hiệu ơ nhiễm. Một số chỉ tiêu trong các thành phần: đất, nước, khơng khí đã vượt quy chuẩn cho phép của quốc gia. Bên cạnh đó tình trạng gia tăng chất thải rắn cũng đang ở mức đáng báo động.
2. Mức độ ơ nhiễm từng thành phần mơi trường có sự khác nhau giữa các địa phương: Mơi trường Thơng số ơ nhiễm
cao
Thơng số ơ nhiễm trung bình
Thơng số ơ nhiễm thấp
Đất Lũng Hịa Đại Đồng, Chấn Hưng,
Thổ Tang, Bình Dương
Đồng Văn, Hợp Thịnh
Nước mặt Yên Lập, Lũng Hòa,
Vĩnh Sơn, Hợp Thịnh Kim Xá, Đồng Văn Bồ Sao Nước thải
n Bình, Lũng Hịa, Bình Dương, Đại Đồng, Tân Tiến
Việt Xuân, Vĩnh Sơn Thổ Tang Khơng khí Hợp Thịnh, Thổ Tang Đồng Văn, Việt Xuân Tân Tiến
3. Sự ô nhiễm và suy giảm chất lượng các loại mơi trường trên có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh hoạt và sức khỏe người dân trong vùng.
4. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ô nhiễm các thành phần của môi trường tại khu vực; trong đó ngun nhân chính là do sự gia tăng dân số, các hoạt động kinh tế, ý thức của người dân và công tác quản lý của các cấp các ngành.
CHƯƠNG 2: NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN 2.1. Khái quát về học sinh trường THPT Nguyễn Viết Xuân
Trường THPT Nguyễn Viết Xuân là đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc, nằm ở phía Bắc của huyện Vĩnh Tường. Trường đóng trên địa bàn xã Đại Đồng, cách quốc lộ 2A khoảng 100m. Trường THPT Nguyễn Viết Xuân được thành lập trên cơ sở tách ra từ trường phổ thông cấp 3 Vĩnh Tường theo Quyết định số 707/TCCB ngày 28/8/1972 của ty giáo dục Vĩnh Phú, trường mang tên: Trường cấp 3 Nghĩa Hưng. Đến tháng 7/1973, trường mang tên trường cấp 3 Nguyễn Viết Xuân. Tháng 7/1992, trường có sự chuyển đổi về quy mơ giáo dục nên được đổi tên thành trường cấp 2-3 Nguyễn Viết Xuân. Từ ngày 19/8/1996 tới nay trường mang tên trường THPT Nguyễn Viết Xn. Khi mới thành lập, trường chỉ có 18 phịng học cấp 4, cơ sở vật chất hầu như khơng có gì; đến nay trường đã có một cơ ngơi khá khang trang với khuôn viên rộng 32.125m2 , xanh sạch đẹp, 27 phòng học hiện đại, 01 nhà điều hành, 01 nhà giáo dục thể chất, 01 nhà thư viện – truyền thống.
Năm học 2013 – 2014, nhà trường có 29 lớp với 1094 học sinh. Số học sinh phân theo khối, lớp và theo giới tính như sau:
Bảng 2.1: Số lượng học sinh trường THPT Nguyễn Viết Xuân phân theo khối lớp và theo giới tính Khối Số lớp Số học sinh Tổng Nữ Nam 10 9 339 208 131 11 10 368 250 118 12 10 387 285 102 Toàn trường 29 1.094 743 351
(Báo cáo tổng hợp của nhà trường)
Hầu hết học sinh trong độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi. Học sinh của trường được tuyển từ 22 xã trong và ngồi huyện, trong đó chủ yếu là các xã phía Bắc của huyện
Vĩnh Tường, và xã Đồng Văn của huyện Yên Lạc, xã Hợp Thịnh của huyện Tam Dương. Riêng 15 xã/thị trấn thuộc địa bàn nghiên cứu của đề tài chiếm 94,6% học sinh toàn trường. (Phụ lục 2)
2.2. Nhận thức của học sinh trường THPT Nguyễn Viết Xuân về vấn đề môi trường
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát hơn 1000 học sinh trong trường THPT Nguyễn Viết Xuân, với 12 câu hỏi khác nhau để tìm hiểu nhận thức của học sinh về các vấn đề như: tác động của các yếu tố trong môi trường tự nhiên tới đời sống con người (câu 1), thực trạng mơi trường nói chung (câu 2, 3), vấn đề về mơi trường ở địa phương các em nói riêng (câu 4, 5), cơng tác bảo vệ mơi trường của chính quyền địa phương (câu 6), ý thức và sự tham gia của bản thân mỗi học sinh vào những hoạt động cụ thể nhằm bảo vệ môi trường sống xung quanh (câu 7, 8), công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong trường phổ thông (câu 9, 10, 11, 12). (Xem nội dung
câu hỏi ở phụ lục 3). Kết quả khảo sát như sau: * Nhận thức của học sinh về mơi trường nói chung
Có 726/1085 học sinh (chiếm 66,9%) cho rằng các yếu tố của mơi trường tự nhiên có vai trị như nhau đối với đời sống con người. Vẫn còn 33,1% đánh giá sự tác động riêng biệt của từng yếu tố đất, nước hoặc khơng khí. Như vậy, nhận thức của một bộ phận học sinh trong vấn đề này chưa hoàn toàn đúng đắn. Trên thực tế, các yếu tố tự nhiên trên đều bao quanh con người, có mối quan hệ mật thiết với nhau, tất cả đều có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất và sự tồn tại, phát triển của con người: đất là không gian cư trú và xây dựng các cơ sở kinh tế - xã hội - an ninh quốc phịng, là tư liệu sản xuất nơng nghiệp; nước tham gia thường xuyên vào các quá trình sinh hóa trong cơ thể con người đồng thời cũng được sử dụng trong các ngành kinh tế; khơng khí vừa duy trì hoạt động hơ hấp của con người, vừa là lớp áo giáp bảo vệ con người khỏi các tia bức xạ nguy hiểm. Ngoài ra, chúng cùng thực hiện những chức năng khác: Chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra, là nơi lưu trữ và cung cấp thơng tin cho con người…Do đó, khơng thể khẳng định thành phần nào có vai trị lớn hơn, thiếu bất cứ thành phần nào thì sự sống của con người đều
khơng thể tồn tại, khi bất cứ thành phần nào bị suy giảm về chất lượng đều có tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của con người.
Đánh giá về sự biến đổi chất lượng môi trường trong giai đoạn hiện nay: có 53,1% học sinh trả lời cho rằng chất lượng mơi trường đang ngày càng suy giảm; có 2,94% học sinh cho rằng chất lượng môi trường đang được cải thiện; còn lại 43,96% học sinh khẳng định chất lượng môi trường biến đổi theo chiều hướng khác nhau tùy từng địa phương.
Khi được hỏi về ngun nhân gây nên tình trạng suy thối chất lượng mơi trường nói chung ở một số khu vực, có tới 98,8% học sinh cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do tác động của con người chứ không phải do thảm họa từ thiên nhiên.
* Nhận thức của học sinh về vấn đề môi trường ở địa phương
Khi được hỏi về vấn đề môi trường đáng quan tâm nhất tại địa phương học sinh đang cư trú, chúng tôi nhận được câu trả lời như sau:
Bảng 2.2: Câu trả lời của học sinh về vấn đề môi trường tại địa phương
Vấn đề môi trường đáng quan tâm nhất Số lượng HS Tỷ lệ %
Rác thải và nước thải 619 57,1
Ơ nhiễm mơi trường nước mặt 254 23,4
Ơ nhiễm mơi trường đất 187 17,2
Ô nhiễm mơi trường khơng khí 25 2,3
(Nguồn: xử lí số liệu từ phiếu khảo sát)
Như vậy, theo đánh giá của học sinh, hầu hết các địa phương đều phải đối mặt với tình trạng rác thải và nước thải (chiếm tỷ lệ cao nhất 57,1%); tình trạng ơ nhiễm mơi trường nước mặt và mơi trường đất nhận được sự quan tâm của số lượng học sinh gần tương đương nhau (23,4% và 17,2%); số học sinh quan tâm nhất đến mơi trường khơng khí chỉ có 2,3%. Những đánh giá này của học sinh chỉ mang tính chất chủ quan, một phần vì trong các vấn đề mơi trường trên thì tình trạng rác thải, nước thải và ơ nhiễm nguồn nước mặt có thể quan sát trực quan bằng mắt, cịn các yếu tố
đất và khơng khí thì khó đánh giá qua việc quan sát hơn. Chính vì vậy, cung cấp thơng tin chính xác, cụ thể về thực trạng các thành phần môi trường này theo địa phương (qua phân tích các mẫu quan trắc) là việc làm thiết thực và cần thiết để qua đó học sinh có nhận thức đúng đắn hơn.
Tuy nhiên, việc đánh giá của học sinh cũng phản ánh tương đối chính xác thực trạng mơi trường tại địa các phương. Qua quá trình tổng hợp các phiếu điều tra, chúng tôi nhận thấy: những học sinh lựa chọn đáp án cho vấn đề môi trường đáng quan tâm nhất ở địa phương mình là “ơ nhiễm mơi trường đất” thì chủ yếu cư trú tại các xã Đại Đồng, Chấn Hưng, Nghĩa Hưng, Tân Tiến, Yên Lập, Lũng Hịa; những học sinh lựa chọn đáp án “ơ nhiễm mơi trường nước mặt” thường cư trú tại các xã có diện tích thủy vực lớn hoặc gần các sơng như xã Vĩnh Sơn, Lũng Hòa, Đồng Văn; những học sinh lựa chọn đáp án “ơ nhiễm mơi trường khơng khí” hầu hết đều cư trú tại xã Đồng Văn, xã Yên Bình và thị trấn Thổ Tang. Kết quả này không quá khác biệt so với kết quả chúng tơi đã phân tích ở chương I qua nghiên cứu tài liệu và khảo sát thực địa.
Đánh giá về ngun nhân chính gây ơ nhiễm mơi trường tại địa phương, có tới 75,2% (tức 816/1085 học sinh) cho rằng do sinh hoạt của người dân và hoạt động sản xuất nơng nghiệp; cịn lại 24,8% cho rằng do sinh hoạt và các hoạt động kinh tế khác.
* Nhận thức của học sinh về công tác bảo vệ môi trường của chính quyền địa phương
Học sinh đánh giá về các hoạt động mà chính quyền địa phương đã tiến hành nhằm bảo vệ môi trường như sau:
- Việc thu gom rác thải về các bãi rác công cộng được tiến hành thường xuyên (78,4% học sinh trả lời).
- Việc khai thông cống rãnh, vệ sinh đường làng được tiến hành theo định kỳ: có 53,8% học sinh cho rằng hoạt động này thỉnh thoảng mới diễn ra, chỉ có 30,2% học sinh cho rằng hoạt động này thực hiện thường xuyên.
- Việc xử lí các chất thải rắn và nước thải: có 52,5% học sinh cho rằng chưa bao giờ và 31,6% học sinh cho rằng hiếm khi xảy ra.
- Việc phổ biến Luật bảo vệ mơi trường: chỉ có 27,5% học sinh trả lời thỉnh thoảng được thực hiện, còn 48,8% học sinh cho rằng hiếm khi và 21,7% học sinh cho rằng chưa bao giờ được thực hiện.
- Việc xử lí hành chính những hành vi phá hoại mơi trường: 49,1% học sinh cho rằng chưa bao giờ, 31,1% học sinh cho rằng hiếm khi xảy ra, chỉ có 17,4% học sinh cho rằng thỉnh thoảng được tiến hành.
- Việc tuyên truyền vận động người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường: đại bộ phận học sinh cho rằng đã được thực hiện nhưng chỉ thỉnh thoảng (59,9% số học sinh trả lời), chỉ có 24,8% học sinh cho rằng hoạt động này diễn ra thường xuyên, đặc biệt vẫn còn một số học sinh đánh giá hoạt động này hiếm khi xảy ra (15,1%) hoặc chưa bao giờ (0,2%.)
* Ý thức và sự tham gia của học sinh vào các hoạt động bảo vệ môi trường
Đánh giá về ý thức bảo vệ môi trường của đại bộ phận học sinh trong các trường THPT hiện nay:
Qua kết qủa đánh giá trên cho thấy, ý thức bảo vệ mơi trường của học sinh THPT nói chung và học sinh tại trường Nguyễn Viết Xuân nói riêng chưa cao, chỉ có 6,9% số học sinh trả lời có ý thức tốt hoặc rất tốt, cịn lại đều ở mức bình thường hoặc kém.
- Việc bỏ rác đúng nơi quy định: có 63,4% học sinh thực hiện thường xuyên, 33% học sinh thỉnh thoảng mới thực hiện; đặc biệt vẫn còn 1,2% chưa bao giờ thực hiện và 2,4% hiếm khi thực hiện.
- Việc phân loại rác thải có tới 63,2% học sinh trả lời chưa bao giờ hoặc hiếm khi thực hiện, chỉ có 28,6% học sinh thực hiện với mức độ “thỉnh thoảng” và 8,3% học sinh thực hiện một cách thường xuyên.
- Việc trồng cây xanh: có 56,3% học sinh thỉnh thoảng tiến hành, 26,5% học sinh hiếm khi và 3,5% học sinh chưa bao giờ làm, chỉ có 13,7% học sinh thực hiện thường xuyên.
- Việc chăm sóc vườn hoa, cây cảnh được số học sinh tham gia với số lượng lớn hơn: 42,2% học sinh thực hiện thường xuyên; có 33,3% học sinh thỉnh thoảng thực hiện. - Việc vệ sinh trường lớp là hoạt động được nhà trường tổ chức định kỳ và bắt buộc do đó có tới 92,6% học sinh tham gia với mức độ từ “thỉnh thoảng” đến “thường xuyên”.