Nhận thức của học sinh trường THPT Nguyễn Viết Xuân về vấn đề mô

Một phần của tài liệu ĐỀ tài KHKT về môi trường đạt GIẢI NHÌ (Trang 30 - 35)

7. Những điểm mới của đề tài

2.2. Nhận thức của học sinh trường THPT Nguyễn Viết Xuân về vấn đề mô

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát hơn 1000 học sinh trong trường THPT Nguyễn Viết Xuân, với 12 câu hỏi khác nhau để tìm hiểu nhận thức của học sinh về các vấn đề như: tác động của các yếu tố trong môi trường tự nhiên tới đời sống con người (câu 1), thực trạng mơi trường nói chung (câu 2, 3), vấn đề về mơi trường ở địa phương các em nói riêng (câu 4, 5), cơng tác bảo vệ mơi trường của chính quyền địa phương (câu 6), ý thức và sự tham gia của bản thân mỗi học sinh vào những hoạt động cụ thể nhằm bảo vệ môi trường sống xung quanh (câu 7, 8), công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong trường phổ thông (câu 9, 10, 11, 12). (Xem nội dung

câu hỏi ở phụ lục 3). Kết quả khảo sát như sau: * Nhận thức của học sinh về mơi trường nói chung

Có 726/1085 học sinh (chiếm 66,9%) cho rằng các yếu tố của môi trường tự nhiên có vai trị như nhau đối với đời sống con người. Vẫn còn 33,1% đánh giá sự tác động riêng biệt của từng yếu tố đất, nước hoặc khơng khí. Như vậy, nhận thức của một bộ phận học sinh trong vấn đề này chưa hoàn toàn đúng đắn. Trên thực tế, các yếu tố tự nhiên trên đều bao quanh con người, có mối quan hệ mật thiết với nhau, tất cả đều có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất và sự tồn tại, phát triển của con người: đất là không gian cư trú và xây dựng các cơ sở kinh tế - xã hội - an ninh quốc phòng, là tư liệu sản xuất nông nghiệp; nước tham gia thường xuyên vào các q trình sinh hóa trong cơ thể con người đồng thời cũng được sử dụng trong các ngành kinh tế; khơng khí vừa duy trì hoạt động hơ hấp của con người, vừa là lớp áo giáp bảo vệ con người khỏi các tia bức xạ nguy hiểm. Ngoài ra, chúng cùng thực hiện những chức năng khác: Chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra, là nơi lưu trữ và cung cấp thơng tin cho con người…Do đó, khơng thể khẳng định thành phần nào có vai trị lớn hơn, thiếu bất cứ thành phần nào thì sự sống của con người đều

không thể tồn tại, khi bất cứ thành phần nào bị suy giảm về chất lượng đều có tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của con người.

Đánh giá về sự biến đổi chất lượng môi trường trong giai đoạn hiện nay: có 53,1% học sinh trả lời cho rằng chất lượng môi trường đang ngày càng suy giảm; có 2,94% học sinh cho rằng chất lượng mơi trường đang được cải thiện; còn lại 43,96% học sinh khẳng định chất lượng môi trường biến đổi theo chiều hướng khác nhau tùy từng địa phương.

Khi được hỏi về ngun nhân gây nên tình trạng suy thối chất lượng mơi trường nói chung ở một số khu vực, có tới 98,8% học sinh cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do tác động của con người chứ không phải do thảm họa từ thiên nhiên.

* Nhận thức của học sinh về vấn đề môi trường ở địa phương

Khi được hỏi về vấn đề môi trường đáng quan tâm nhất tại địa phương học sinh đang cư trú, chúng tôi nhận được câu trả lời như sau:

Bảng 2.2: Câu trả lời của học sinh về vấn đề môi trường tại địa phương

Vấn đề môi trường đáng quan tâm nhất Số lượng HS Tỷ lệ %

Rác thải và nước thải 619 57,1

Ơ nhiễm mơi trường nước mặt 254 23,4

Ơ nhiễm mơi trường đất 187 17,2

Ô nhiễm mơi trường khơng khí 25 2,3

(Nguồn: xử lí số liệu từ phiếu khảo sát)

Như vậy, theo đánh giá của học sinh, hầu hết các địa phương đều phải đối mặt với tình trạng rác thải và nước thải (chiếm tỷ lệ cao nhất 57,1%); tình trạng ơ nhiễm mơi trường nước mặt và môi trường đất nhận được sự quan tâm của số lượng học sinh gần tương đương nhau (23,4% và 17,2%); số học sinh quan tâm nhất đến mơi trường khơng khí chỉ có 2,3%. Những đánh giá này của học sinh chỉ mang tính chất chủ quan, một phần vì trong các vấn đề mơi trường trên thì tình trạng rác thải, nước thải và ơ nhiễm nguồn nước mặt có thể quan sát trực quan bằng mắt, còn các yếu tố

đất và khơng khí thì khó đánh giá qua việc quan sát hơn. Chính vì vậy, cung cấp thơng tin chính xác, cụ thể về thực trạng các thành phần môi trường này theo địa phương (qua phân tích các mẫu quan trắc) là việc làm thiết thực và cần thiết để qua đó học sinh có nhận thức đúng đắn hơn.

Tuy nhiên, việc đánh giá của học sinh cũng phản ánh tương đối chính xác thực trạng môi trường tại địa các phương. Qua quá trình tổng hợp các phiếu điều tra, chúng tơi nhận thấy: những học sinh lựa chọn đáp án cho vấn đề mơi trường đáng quan tâm nhất ở địa phương mình là “ơ nhiễm mơi trường đất” thì chủ yếu cư trú tại các xã Đại Đồng, Chấn Hưng, Nghĩa Hưng, Tân Tiến, Yên Lập, Lũng Hòa; những học sinh lựa chọn đáp án “ô nhiễm môi trường nước mặt” thường cư trú tại các xã có diện tích thủy vực lớn hoặc gần các sơng như xã Vĩnh Sơn, Lũng Hịa, Đồng Văn; những học sinh lựa chọn đáp án “ô nhiễm môi trường không khí” hầu hết đều cư trú tại xã Đồng Văn, xã Yên Bình và thị trấn Thổ Tang. Kết quả này không quá khác biệt so với kết quả chúng tôi đã phân tích ở chương I qua nghiên cứu tài liệu và khảo sát thực địa.

Đánh giá về nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường tại địa phương, có tới 75,2% (tức 816/1085 học sinh) cho rằng do sinh hoạt của người dân và hoạt động sản xuất nơng nghiệp; cịn lại 24,8% cho rằng do sinh hoạt và các hoạt động kinh tế khác.

* Nhận thức của học sinh về công tác bảo vệ mơi trường của chính quyền địa phương

Học sinh đánh giá về các hoạt động mà chính quyền địa phương đã tiến hành nhằm bảo vệ môi trường như sau:

- Việc thu gom rác thải về các bãi rác công cộng được tiến hành thường xuyên (78,4% học sinh trả lời).

- Việc khai thông cống rãnh, vệ sinh đường làng được tiến hành theo định kỳ: có 53,8% học sinh cho rằng hoạt động này thỉnh thoảng mới diễn ra, chỉ có 30,2% học sinh cho rằng hoạt động này thực hiện thường xuyên.

- Việc xử lí các chất thải rắn và nước thải: có 52,5% học sinh cho rằng chưa bao giờ và 31,6% học sinh cho rằng hiếm khi xảy ra.

- Việc phổ biến Luật bảo vệ mơi trường: chỉ có 27,5% học sinh trả lời thỉnh thoảng được thực hiện, còn 48,8% học sinh cho rằng hiếm khi và 21,7% học sinh cho rằng chưa bao giờ được thực hiện.

- Việc xử lí hành chính những hành vi phá hoại mơi trường: 49,1% học sinh cho rằng chưa bao giờ, 31,1% học sinh cho rằng hiếm khi xảy ra, chỉ có 17,4% học sinh cho rằng thỉnh thoảng được tiến hành.

- Việc tuyên truyền vận động người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường: đại bộ phận học sinh cho rằng đã được thực hiện nhưng chỉ thỉnh thoảng (59,9% số học sinh trả lời), chỉ có 24,8% học sinh cho rằng hoạt động này diễn ra thường xuyên, đặc biệt vẫn còn một số học sinh đánh giá hoạt động này hiếm khi xảy ra (15,1%) hoặc chưa bao giờ (0,2%.)

* Ý thức và sự tham gia của học sinh vào các hoạt động bảo vệ môi trường

Đánh giá về ý thức bảo vệ môi trường của đại bộ phận học sinh trong các trường THPT hiện nay:

Qua kết qủa đánh giá trên cho thấy, ý thức bảo vệ mơi trường của học sinh THPT nói chung và học sinh tại trường Nguyễn Viết Xuân nói riêng chưa cao, chỉ có 6,9% số học sinh trả lời có ý thức tốt hoặc rất tốt, cịn lại đều ở mức bình thường hoặc kém.

- Việc bỏ rác đúng nơi quy định: có 63,4% học sinh thực hiện thường xuyên, 33% học sinh thỉnh thoảng mới thực hiện; đặc biệt vẫn còn 1,2% chưa bao giờ thực hiện và 2,4% hiếm khi thực hiện.

- Việc phân loại rác thải có tới 63,2% học sinh trả lời chưa bao giờ hoặc hiếm khi thực hiện, chỉ có 28,6% học sinh thực hiện với mức độ “thỉnh thoảng” và 8,3% học sinh thực hiện một cách thường xuyên.

- Việc trồng cây xanh: có 56,3% học sinh thỉnh thoảng tiến hành, 26,5% học sinh hiếm khi và 3,5% học sinh chưa bao giờ làm, chỉ có 13,7% học sinh thực hiện thường xuyên.

- Việc chăm sóc vườn hoa, cây cảnh được số học sinh tham gia với số lượng lớn hơn: 42,2% học sinh thực hiện thường xuyên; có 33,3% học sinh thỉnh thoảng thực hiện. - Việc vệ sinh trường lớp là hoạt động được nhà trường tổ chức định kỳ và bắt buộc do đó có tới 92,6% học sinh tham gia với mức độ từ “thỉnh thoảng” đến “thường xuyên”. Trong khi đó, việc vệ sinh đường làng ngõ xóm chỉ có 24,5% học sinh tham gia thường xuyên, 46% học sinh thỉnh thoảng tham giam, còn 29,5% học sinh hiếm khi hoặc không bao giờ tham gia. Điều này cho thấy sự tự giác của học sinh trong công tác bảo vệ môi trường tại địa phương chưa cao.

- Việc tham gia chiến dịch “mùa hè xanh” của Đồn thanh niên và cơng tác phòng chống thiên tai tại địa phương cịn chưa phổ biến đối với học sinh, có tới trên 50% học sinh trả lời chưa bao giờ thực hiện các hoạt động này.

- Việc tuyên truyền vận động người thân trong gia đình cùng bảo vệ mơi trường: có tới 43,6% học sinh chưa bao giờ thực hiện và 35,1% học sinh hiếm khi thực hiện, số học sinh thực hiện thường xuyên chỉ có 7,1%, thỉnh thoảng thực hiện có 14,2% học sinh. * Nhận thức của học sinh về công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong trường

phổ thông

Đánh giá về hiệu quả của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong các trường phổ thơng hiện nay: có 24,2% học sinh cho rằng cơng tác này rất có hiệu quả, có 68,1%

học sinh cho rằng ít có hiệu quả, đặc biệt vẫn cịn 7,7% học sinh đánh giá hoạt động này khơng có hiệu quả.

Cũng qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy đa số học sinh đề cao một số biện pháp trong giáo dục bảo vệ môi trường như: Phổ biến pháp luật về môi trường (60,7% học sinh cho là rất cần thiết và 38,2% học sinh cho là cần thiết), tổ chức các hoạt động ngoại khóa chủ đề về mơi trường (50,9% học sinh cho là rất cần thiết và 43,5% học sinh cho là cần thiết), tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường qua các môn học (57,1% học sinh cho là cần thiết và 30,2% học sinh cho là rất cần thiết), tuyên dương khích lệ những hành động cụ thể bảo vệ mơi trường (54,1% học sinh cho là cần thiết và 38,8% học sinh cho là rất cần thiết), nêu những tấm gương về hậu quả của ô nhiễm môi trường (56,2% học sinh cho là cần thiết và 41,4% học sinh cho là rất cần thiết).

Thái độ của học sinh nếu nhà trường tổ chức buổi ngoại khóa về vấn đề mơi trường: có tới 74,6% học sinh rất hào hứng tham gia, chỉ có 21,9% học sinh cảm thấy bình thường và 3,5% học sinh khơng muốn tham gia.

Một phần của tài liệu ĐỀ tài KHKT về môi trường đạt GIẢI NHÌ (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w