Giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường

Một phần của tài liệu ĐỀ tài KHKT về môi trường đạt GIẢI NHÌ (Trang 35 - 52)

7. Những điểm mới của đề tài

2.3. Giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường

Nguyễn Viết Xn

* Tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường trong các mơn học

Trong nhà trường hiện nay, có nhiều mơn học có nội dung liên quan trực tiếp hoặc gần gũi với vấn đề mơi trường như mơn Địa lí, Vật lí, Sinh học, Giáo dục cơng dân… Giáo viên sẽ khai thác những nội dung có liên quan đến môi trường trong từng môn học, chứ không phải đưa thêm nội dung vào chương trình, vào bài học bộ mơn; vì vậy khơng làm nặng thêm chương trình, khơng sợ "quá tải". Việc tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường vào các môn học đã được Bộ Giáo dục triển khai từ lâu, nhưng trên thực tế giáo viên thường truyền thụ một chiều bằng cách đưa ra hàng loạt khái niệm và con số thống kê về môi trường nên hiệu quả chưa cao. Qua quá trình nghiên cứu, khảo sát ý kiến từ học sinh trong trường, chúng tơi nhận thấy có thể nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục này bằng cách đổi mới phương pháp tiến hành như sử dụng phương pháp thuyết trình với sự tham gia tích cực của học sinh,

phương pháp đàm thoại gợi mở, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học theo dự án, phương pháp thảo luận nhóm về các vấn đề môi trường cụ thể nổi cộm ở địa phương... Những phương pháp này đề cao hoạt động nhận thức của học sinh, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh trong học tập.

* Tổ chức các hoạt động ngoại khóa về vấn đề mơi trường

Ngoại khóa là hình thức tổ chức dạy học ngồi lớp, khơng quy định bắt buộc trong chương trình, hoạt động dựa trên sự tự nguyện tham gia của một số hay số đơng học sinh có hứng thú, dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thơng có một vị trí rất quan trọng, đặc biệt đối với giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. Đây là một trong những con đường để học sinh bổ sung, mở rộng thêm những hiểu biết thêm thiên nhiên, con người ở địa phương mình, khám phá thêm những kiến thức thực tế cần thiết về môi trường. Các hoạt động ngoại khóa ở trường THPT Nguyễn Viết Xuân rất đa dạng, thường được tổ chức vào các tiết chào cờ hoặc trước những ngày lễ lớn do Đoàn thanh niên và các tổ chuyên môn lần lượt phụ trách.

* Tổ chức các hoạt động truyền thông, mit tinh, lễ ra quân làm vệ sinh môi trường nhân các sự kiện về môi trường như: ngày môi trường thế giới (5/6), tuần lễ quốc

gia về nước sạch và vệ sinh mơi trường (từ 29/4 đến 6/5)…

* Hình thành và phát triển các điển hình tiên tiến trong hoạt động bảo vệ môi trường.

* Xây dựng và thực hiện quy định, cam kết về bảo vệ môi trường: Đề ra nội quy của

lớp, trường về việc bảo vệ môi trường (như bỏ rác đúng nơi quy định, không dẵm đạp lên vườn hoa cây cảnh, không ngắt lá bẻ cành cây xanh trong khn viên nhà trường…) và nghiêm khắc xử lí các học sinh vi phạm.

* Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ mơi trường: Thành lập quỹ bảo vệ mơi

trường thơng qua sự đóng góp của Hội phụ huynh học sinh và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà trường.

Trong thời gian chúng tôi thực hiện đề tài, được sự chỉ đạo của Ban Giám Hiệu, Cơng Đồn và Đồn thanh niên nhà trường đã tiến hành một số hoạt động cụ thể nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh như sau (ảnh hoạt động cụ

Bảng 2.3: Một số hoạt động cụ thể nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường THPT Nguyễn Viết Xuân

Hoạt động Thời gian Nội dung Kết quả

Thi ảnh về môi trường Phát động từ 30/9 đến 7/10/2013. Tổ chức thi ngày 7/10/2013 Học sinh chụp những bức ảnh về thực trạng môi trường tại địa phương các em sinh sống, sau đó thuyết trình giới thiệu: bức ảnh được chụp tại địa điểm nào, phản ánh điều gì, và thơng điệp mà các em học sinh muốn gửi đến thơng qua bức ảnh đó là gì

Có 93 bức ảnh khác nhau từ học sinh của 29 lớp, trong đó có nhiều bức ảnh được hội đồng giám khảo đánh giá cao về chất lượng và nội dung thông điệp. Thiết kế bài giảng chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam Từ 14/10 đến 19/10/2013

Giáo viên thiết kế các bài giảng có nội dung tích hợp vấn đề bảo vệ mơi trường

Có 4 tiết dạy minh họa ở các bộ mơn Địa lí 12, Địa lí 11, Sinh học 10, Giáo dục công dân 11 Các chiến dịch ra quân bảo vệ môi trường - Tiết 5 ngày thứ hai hàng tuần - Tiết sinh hoạt hàng tuần - Từ ngày 25 – 27 hàng tháng - Ngày chủ

- Chăm sóc vườn hoa, cây cảnh trong khuôn viên nhà trường

- Quét dọn, vệ sinh phòng học

- Lao động chuyên trách, phát quang bụi rậm quanh trường

- Thu gom, phân loại rác thải

100% học sinh lớp trực tuần tham gia

100% học sinh các lớp tham gia

100% học sinh khối 10, 11 tham gia

nhật đầu tiên hàng tháng - Kỉ niệm ngày thương bình liệt sĩ 27/7

khu vực xung quanh trường

- Vệ sinh, quét dọn, tu sửa cảnh quan tại nghĩa trang xã Đại Đồng

nguyện” của các lớp “Đội thanh niên tình nguyện” của các lớp Lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường vào các buổi ngoại khóa Đồn thanh niên và các tổ chuyên môn Tiết chào cờ hàng tuấn

- Tìm hiểu Luật bảo vệ môi trường

- Hùng biện các chủ đề về môi trường

- Đóng kịch, biểu diễn thời trang nhằm tuyên truyền về bảo vệ môi trường, sử dụng vật liệu phế thải, tái chế - Thiết kế các vật dụng thân thiện với môi trường

100% học sinh tham gia hưởng ứng, có nhiều tiêt mục và sản phẩm dự thi

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

1. Học sinh trường THPT Nguyễn Viết Xuân được tuyển từ 22 xã khác nhau, trong đó hơn 90% sinh sống tại 15 xã thuộc địa bàn nghiên cứu của đề tài.

2. Qua khảo sát đối với học sinh trường THPT Nguyễn Viết Xuân cho thấy:

- Bên cạnh các học sinh có nhận thức đúng đắn, vẫn cịn một bộ phận khơng nhỏ học sinh nhận thức chưa hồn tồn đúng đắn và đầy đủ về vấn đề mơi trường nói chung và các vấn đề môi trường đang diễn ra tại địa phương nói riêng.

- Cơng tác bảo vệ mơi trường của chính quyền địa phương cịn nhiều hạn chế như: hình thức chưa đa dạng, chưa thu hút được đông đảo quần chúng tham gia (trong đó có đối tượng học sinh).

- Ý thức bảo vệ mơi trường của học sinh nhìn chung chưa cao, mức độ tham gia vào các hoạt động cụ thể nhằm bảo vệ môi trường tại địa phương và trường lớp chưa được thường xuyên.

- Hầu hết học sinh đánh giá công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường phổ thơng hiện nay ít hiệu quả.

3. Qua thực tế thực hiện một số hoạt động cụ thể tại trường THPT Nguyễn Viết Xuân nhằm tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, chúng tôi nhận thấy đại bộ phận học sinh hào hứng tham gia nhiệt tình.

KẾT LUẬN KHOA HỌC

1. Về thực trạng mơi trường của các địa phương lân cận trường THPT Nguyễn Viết Xuân:

- Chất lượng các thành phần mơi trường đang có chiều hướng suy giảm, thể hiện ở một số chỉ tiêu ô nhiễm tại các điểm quan trắc gần đạt giới hạn hoặc vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

- Mức độ ô nhiễm các thành phần mơi trường có sự khác nhau giữa các địa phương. - Có nhiều ngun nhân gây ơ nhiễm mơi trường, trong đó ngun nhân chính là do các hoạt động kinh tế và ý thức của con người.

2. Đối với học sinh trường THPT Nguyễn Viết Xuân:

- Nhận thức của học sinh về vấn đề môi trường tại địa phương chưa cao, trong khi đó cơng tác bảo vệ mơi trường của chính quyền xã và hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường chưa thật sự hiệu quả.

- Khi tiến hành một số biện pháp cụ thể vào giáo dục bảo vệ môi trường, đại bộ phận học sinh tham gia hưởng ứng, có thái độ và hành vi tích cực hơn với mơi trường sống xung quanh mình.

Như vậy: Từ thực tiễn triển khai đề tài, chúng tôi nhận thấy đề tài đã đạt được các mục tiêu đề ra. Đề tài có những đóng góp nhất định, song do hạn chế về thời gian và trình độ tác giả (đang là học sinh), nên nhiều vấn đề chưa được giải quyết thấu đáo, như: chưa đánh giá và phân cấp được mức độ ơ nhiễm mơi trường nói chung theo từng xã, mà mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá và phân cấp mức độ ô nhiễm của từng thành phần môi trường tại những điểm quan trắc; trong các chỉ tiêu ô nhiễm của mỗi loại môi trường chưa đặt hệ số cụ thể mà mới dừng lại ở việc giả định các thơng số ơ nhiễm có hệ số như nhau, tức là có mức độ ảnh hưởng đến mơi trường như nhau; việc khảo sát ý kiến học sinh mới được thực hiện trước khi có tiến hành các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường; chưa khảo sát được sau khi áp dụng các biện pháp giáo dục mới. Đây là hạn chế của đề tài cũng là gợi mở cho tác giả trong các nghiên cứu tiếp theo.

KHUYẾN NGHỊ

Để cải thiện chất lượng mơi trường địi hỏi sự chung tay góp sức của mọi tổ chức, cá nhân trong cộng đồng; phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp về quy hoạch, quản lí, pháp luật, giáo dục…Trong đó, giáo dục là biện pháp hữu hiệu mang tính lâu dài nhằm thay đổi nhận thức và nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường. Đối tượng đầu tiên của cơng tác giáo dục chính là đội ngũ lao động trẻ trong các nhà trường phổ thông. Để thực hiện tốt vấn đề này, chúng tơi có một số kiến nghị như sau:

1. Đối với nhà trường:

- Ban Giám Hiệu quan tâm, chỉ đạo thường xuyên hơn nữa trong công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.

- Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, đặc biệt là Đồn Thanh niên xây dựng các chương trình ngoại khóa và các chiến dịch hành động cụ thể để lôi cuốn học sinh tham gia vào công tác bảo vệ môi trường.

- Các giáo viên bộ môn cần đổi mới phương pháp giảng dạy, cách thức tổ chức những bài học có nội dung liên quan đến vấn đề môi trường, giáo dục phải gắn liền với thực tiễn địa phương.

2. Đối với địa phương:

Cần tổ chức tuyên truyền, vận động sâu rộng hơn nữa về công tác bảo vệ môi trường cho đông đảo quần chúng nhân dân; lôi cuốn cả thành phần thanh thiếu niên, học sinh tham gia vào các hoạt động cụ thể tại địa phương.

3. Đối với học sinh

- Tích cực, tự giác hơn nữa trong các hoạt động giáo dục (cả chính khóa và ngoại khóa) ở nhà trường.

- Có thái độ và hành vi tích cực trong việc bảo vệ môi trường xung quanh, bắt đầu từ những hành động cụ thể, thiết thực nhất.

- Tuyên truyền vận động cho người thân trong gia đình và người dân địa phương gần nơi cư trú về việc bảo vệ môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thanh Ái (2008), Một số nguyên tắc điều tra xã hội học, Tạp chí Khoa học 2008:9, tr 18-27.

2. Chi cục Bảo vệ Môi trường Vĩnh Phúc (2011), Báo cáo công tác bảo vệ môi

trường giai đoạn 2001 – 2011.

3. Chi cục thống kê huyện Vĩnh Tường (2013), Niên giám thống kê năm 2012 huyện

Vĩnh Tường.

4. Chi cục thống kê huyện Yên Lạc (2013), Niên giám thống kê năm 2012 huyện Yên Lạc. 5. Chi cục thống kê huyện Tam Dương (2013), Niên giám thống kê năm 2012 huyện

Tam Dương.

6. Phạm Ngọc Hồ (2011), Phương pháp đánh giá tổng hợp chất lượng nước có trọng

số và quy chuẩn về một thơng số, tạp chí Khoa học ĐHQGHN số 5S, tr 112-119.

7. Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn huyện Vĩnh Tường(2012), Đề án xây

dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2020.

8. Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc (2013), Báo cáo quan trắc hiện trạng

môi trường tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012.

9. Trung tâm Tài nguyên và Bảo vệ Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Đề án bảo

vệ môi trường huyện Vĩnh Tường giai đoạn 2012 – 2017 và định hướng đến 2020.

10. Trung tâm Tài nguyên và Bảo vệ Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Báo cáo

đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng cụm công nghiệp làng nghề xã Đồng Văn.

11. Trung tâm Tài nguyên và Bảo vệ Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Đánh giá

môi trường lưu vực sông Phan đoạn qua xã Tề Lỗ - Đồng Văn.

12. UBND huyện Tam Dương (2012), Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm

công nghiệp Hợp Thịnh.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Vị trí các điểm quan trắc mơi trường

Ký hiệu Vị trí lấy mẫu Ngày lấy mẫu

Đ1 Đất trồng rau dọc quốc lộ 2, xã Đại Đồng Ngày 13/11/2012 Đ2 Đất trồng rau xóm Nội, xã Chấn Hưng Ngày 13/11/2012 Đ3 Đất trồng rau khu Nam, thị trấn Thổ Tang Ngày 13/11/2012

Đ4 Đất trồng rau xã Bình Dương Ngày 20/11/2012

Đ5 Đất trong cụm công nghiệp Hợp Thịnh Ngày 20/11/2012 Đ6 Đất trong cụm công nghiệp Đồng Văn Ngày 20/11/2012 Đ7 Đất trồng lúa tại thôn Lũng Ngồi, xã Lũng Hịa Ngày 16/11/2011 NM1 Sông Phó Đáy, thơn Hồng Chung, xã Kim Xá Ngày 13/11/2012 NM2 Sông Phan tại thôn Phủ Yên, xã Yên Lập Ngày 16/11/2012 NM3 Hồ Trung Cảnh, thơn Hịa Loan, xã Lũng Hịa Ngày 13/11/2012

NM4 Ao cá Bác Hồ, xã Vĩnh Sơn Ngày 20/11/2012

NM5 Nước ao trong cụm công nghiệp Đồng Văn Ngày 20/11/2012 NM6 Nước mặt tại ngòi Sổ, xã Hợp Thịnh Ngày 20/11/2012

NM7 Ao tại xã Bồ Sao Ngày 16/11/2013

NT1 Thôn Nội, xã n Bình Ngày 13/11/2012

NT2 Thơn Diêm Xn, xã Việt Xuân Ngày 13/11/2012

NT3 Thơn Hịa Loan, xã Lũng Hịa Ngày 13/11/2012

NT4 Khu Bắc, thị trấn Thổ Tang Ngày 13/11/2012

NT5 Khu 1, xã Vĩnh Sơn Ngày 19/11/2012

NT6 Khu vực gần UBND xã Bình Dương Ngày 14/11/2012

NT7 Khu vực gần UBND xã Đại Đồng Ngày 13/11/2012

NT8 Khu vực gần UBND xã Tân Tiến Ngày 14/11/2012

KK1 Khu vực gần cây xăng quân đội, xã Hợp Thịnh Ngày 15/11/2012 KK2 Khu vực thôn Hùng Vĩ, xã Đồng Văn Ngày 15/11/2012 KK3 Ngã ba Vĩnh Tường, xã Tân Tiến Ngày 16/11/2012

Phụ lục 2: Số lượng học sinh phân theo các địa phương chủ yếu

STT Địa phương (xã/thị trấn) Số lượng học sinh

1 Xã Đại Đồng (huyện Vĩnh Tường) 140

2 Xã Yên Lập (huyện Vĩnh Tường) 130

3 Xã Nghĩa Hưng (huyện Vĩnh Tường) 107

4 Xã Yên Bình (huyện Vĩnh Tường) 103

5 Xã Chấn Hưng (huyện Vĩnh Tường) 89

6 Xã Tân Tiến (huyện Vĩnh Tường) 84

7 Xã Kim Xá (huyện Vĩnh Tường) 78

8 Xã Lũng Hòa (huyện Vĩnh Tường) 61

9 Xã Đồng Văn (huyện Yên Lạc) 54

10 Xã Việt Xuân (huyện Vĩnh Tường) 40

11 Thị trấn Thổ Tang (huyện Vĩnh Tường) 39

12 Xã Hợp Thịnh (huyện Tam Dương) 29

13 Xã Bồ Sao (huyện Vĩnh Tường) 28

14 Xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Tường) 27

15 Xã Bình Dương (huyện Vĩnh Tường) 26

Phụ lục 3: PHIẾU KHẢO SÁT NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN VỀ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG

Để nghiên cứu về thực trạng môi trường và nhận thức của học sinh về vấn đề môi trường tại địa phương đang sinh sống, chúng tơi nhờ bạn đóng góp quan điểm của mình qua việc trả lời các câu hỏi sau đây. Ý kiến của bạn rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu của chúng tơi; rất mong bạn hợp tác, trả lời đầy đủ và

Một phần của tài liệu ĐỀ tài KHKT về môi trường đạt GIẢI NHÌ (Trang 35 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w