Bảo hành bảo trì
Trung tâm hỗ trợ khách hàng
Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp đến công ty Bảo Ngân CIP qua:
Bao Ngan CIP Ltd. Phòng Kỹ thuật
- Số 35A tổ 1 TT xây dựng cầu đường, Đa Sỹ, Kiến Hưng, Hà Đông
- Thứ Hai đến thứ Sáu: 8h00 sáng đến 20h30 tối.
- Đường dây nóng: 0855273385
- Khi đến bảo hành khách hàng cần tham khảo các quy định về bảo hành cụ thể là:
Giấy bảo hành
Thời hạn Bảo Hành được tính từ ngày mua nhưng khơng được vượt quá thời hạn trên 6 tháng kể từ khi phát hành giấy bảo hành.
Trong thời hạn bảo hành, sản phẩm được sửa miễn phí khi các hư hỏng là do bản thân linh kiện trong máy hoặc do lỗi sản xuất.
Sản phẩm không được bảo hành trong các trường hợp sau:
- Hư hỏng do thiên tai, tai nạn như: sét đánh, lũ lụt, chất lỏng đổ vào, rơi vỡ hoặc sử dụng sai hướng dẫn.
- Máy đã bị thay đổi hoặc sửa chữa tại các nơi không được ủy quyền bởi Garlock.
- Số máy hoặc tem niêm trên sản phẩm khơng cịn ngun vẹn.
- Phiếu bảo hành không hợp lệ (để trống, khơng điền đầy đủ, tẩy xố hoặc sửa lại các thơng tin trên phiếu).
- Khơng có phiếu bảo hành
Đối với các trường hợp không thuộc dạng bảo hành Bảo Ngân CIP sẽ từ chối sửa chữa và bảo hành
1.3.4 Chiến lược phát triển sản phẩm mới
Bảo Ngân CIP cùng với hãng Garlock đang liên tục nghiên cứu thị trường Việt Nam để đưa ra những sản phẩm gioăng phớt mới. Áp dụng công nghệ nguyên vật liệu mới để đưa ra các sản phẩm có vịng đời lâu hơn, bền hơn. Các sản phẩm với công nghệ mới như phớt dầu tự bơi trơn, khớp nối chống mài mịn. Garlock ngày càng thể hiện đẳng cấp trong khâu thiết kế và phát triển sản phẩm, từ đó khẳng đinh tên tuổi của mình trong thị trường sản phẩn cao su kỹ thuật – gioăng phớt với các
1.3.5 Chiến lược giá
Yếu tố giá cả là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng, nhất là đối với các mặt hàng điện tử, cơng nghệ cao. Nắm bắt được điều đó, Bảo Ngân CIP đưa ra các mức giá khác nhau tùy từng loại gioăng sao cho phù hợp với từng đối tượng người sử dụng.
Sau đây là mức giá tham khảo của các dòng dây tết chèn:
Dòng 5889: - P5889 giá 390.000 VNĐ/m Dòng 5906: - P5906 giá 530.000 VNĐ/m Dòng 1925: - P1925 giá 660.000 VNĐ/m Dòng SYNTHEPAK 8921-K: - P8921-K1 giá 290.000 VNĐ/m - P8921-K2 giá 490.000 VNĐ/m Dòng 1300-E: - P1300-E1 giá 190.000 VNĐ/m - P1300-E2 giá 290.000 VNĐ/m - P1300-E3 giá 340.000 VNĐ/m - P1300-E4 giá 690.000 VNĐ/m Dòng 127-AFP: - P127 giá 990.000 VNĐ/m
Mức giá tham khảo của một số dòng sản phẩm Gioăng phớt Garlock:
Dịng LubriKup®: - Style 1773 giá từ 2.000.000 đến 20.000.000VNĐ - Style 1929 giá từ 3.000.000 đến 30.000.000VNĐ Dịng GUARDIAN®: - GUARDIAN®-SPLIT giá từ 20.000.000VNĐ đến 50.000.000VNĐ - GUARDIAN®-XL giá từ 40.000.000VNĐ đến 100.000.000VNĐ Dịng FLOOD-GARD®: - FLOOD-GARD®-SPLIT giá từ 15.000.000VNĐ đến 30.000.000VNĐ - FLOOD-GARD®-XL giá từ 25.000.000VNĐ đến 40.000.000VNĐ
Dịng MICRO-TEC® II giá từ 30.000.000VNĐ đến 80.000.000VNĐ
Khi so sánh mức giá của gioăng phớt Garlock với các hãng khác cùng thơng số hoặc chức năng thì các loại gioăng khác có mức giá rẻ hơn nhưng bù lại, hình ảnh về chất lượng của Garlock lại được đánh giá cao hơn.
So sánh của trang web toptenreviews.com [8] thì Garlock Seal đứng thứ 2 về tổng thể chỉ sau EagleBurgmann, hơn hẳn các đối thủ khác như Flowserve hay BestSeal, v.v..(so sánh trên 30 loại gioăng phớt)
1.3.6 Chiến lược chiêu thị
Khoa học kỹ thuật càng phát triển thì việc thay đổi, phát triển của các dòng sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm đồ điện tử công nghệ cao càng nhiều. Bảo Ngân CIP luôn mong muốn được cung cấp những thông tin mới nhất đến cộng đồng. Bảo Ngân CIP đã sử dụng các công cụ chiêu thị phổ biến như PR, quảng cáo để cung cấp thông tin cho khách hàng của mình, trong năm qua Bảo Ngân CIP ln có những thơng cáo báo chí đến truyền thơng và các tạp chí, những sự kiện ra mắt, các video clip quảng cáo trên internet, giới thiệu sản phẩm. Những sự kiện này luôn được tổ chức thưởng xuyên, áp dụng đối với nhiều loại sản phẩm khác nhau. Khách hàng có thể tìm thấy thơng tin về những sự kiện của Bảo Ngân CIP trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên báo đài và trên trang chủ của công ty https://baongan.com.vn/
Tiểu kết
Chương I giới thiệu về Công ty Cổ phần thiết bị công nghiệp Bảo Ngân CIP, từ lịch sử hình thành, tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình thực tế của DN hiện nay, phân tích về chiến lược sản phẩm đang áp dụng và các yếu tố ảnh hưởng tới chiến lược sản phẩm từ vĩ mơ đến vi mơ. Qua đó, chúng ta có thể tóm tắt tiềm lực và những tồn tại của Bảo Ngân CIP như sau:
Với thị phần và doanh thu như hiện nay, Bảo Ngân CIP dựa vào các nguồn lực sẵn có, đã xây dựng cho mình một cơ cấu tài chính an tồn, ít chịu rủi ro tài chính nhưng vẫn đạt được hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, hiện tại Bảo Ngân CIP chỉ xây
CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM
2.1 Tổng quan về chiến lược sản phẩm
2.1.1 Khái niệm về chiến lược sản phẩm
Sản phẩm – hàng hóa là tất cả những cái, những yếu tố có thể thõa mãn nhu cầu hay ước muốn của khách hàng, cống hiến những lợi ích cho họ và có khả năng đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng. Sản phẩm là công cụ cạnh tranh cốt lõi và bền vững nhất của DN.
Quan niệm về chiến lược sản phẩm được phát triển dần theo thời gian và có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Trong luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh-Trường Đại học kinh tế quốc dân Phạm Văn Khoa (2008) “Hoàn thiện hoạch định chiến
lược sản phẩm của Công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh” có viết “Chiến lược sản phẩm là phương thức kinh doanh có hiệu quả trên cơ sở đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của thị trường và thị hiếu của khách hàng trong từng thời kỳ hoạt động kinh doanh của DN.” [9].
Theo Micheal.E.Porter: "Chiến lược là một nghệ thuật xây dựng các lợi thế cạnh tranh để phịng thủ " [10].
Theo K.Ohmae: "Mục đích của chiến lược là mang lại những điều thuận lợi nhất cho mọi phía, đánh giá thời điểm tấn cơng hay rút lui, xác định đúng ranh giới của sự thỏa hiệp" và ơng nhấn mạnh "Khơng có đối thủ cạnh tranh thì khơng cần chiến lược, mục đích duy nhất của chiến lược là đảm bảo giành thắng lợi bền vững đối với đối thủ cạnh tranh".
Theo một nhóm tác giả cho rằng chiến lược là tập hợp các kế hoạch chiến lược làm cơ sở hướng dẫn các hoạt động: nhóm tác giả Garry D.Smith, DannyR, Amold, Bopby G.Bizrell trong cuốn " Chiến lược và sách lược kinh doanh" cho rằng: " Chiến lược được định ra như là kế hoạch hoặc sơ đồ tác nghiệp tổng quát dẫn dắt hoặc định hướng tổ chức đi đến mục tiêu mong muốn. Kế hoạch tác nghiệp tổng quát này tạo cơ sở cho các chính sách( định hướng cho việc thông qua quyết định) và các thủ pháp tác nghiệp " [11].
Theo Alfred Chandler (trường đại học Harward): "Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản dài hạn của ngành, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến
trình hành động và phân bổ các nguồn lực thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó" [11].
Từ cách tiếp cận trên, có thể định nghĩa chiến lược sản phẩm như sau: Chiến lược sản phẩm là một kế hoạch chi tiết – mô tả mục tiêu, định hướng phát triển mà một DN hy vọng sẽ đạt được với sản phẩm của mình và cũng là cách họ lên kế hoạch để thực hiện điều đó. Chiến lược sản phẩm là các quyết định về sản phẩm của dự án do cấp quản lí cao nhất đưa ra, chiến lược sản phẩm quyết định sự thành công trong việc thực hiện các mục tiêu của dự án và có tác động đến các quyết định khác [12].
2.1.2 Các yêu cầu của chiến lược sản phẩm
Chiến lược sản phẩm cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
- Xác định rõ những mục tiêu sản phẩm cần phải đạt được trong từng thời kỳ và cần phải quán triệt ở mọi cấp, mọi lĩnh vực hoạt động trong DN.
- Chiến lược sản phẩm phải khả thi: Nội dung, mục tiêu của chiến lược phải phù hợp thực tế của DN, phù hợp với lợi ích của mọi người trong DN, phải phù hợp với các mục tiêu của DN.
- Chiến lược phải đảm bảo huy động tối đa và kết hợp một cách tối ưu việc khai thác và sử dụng các nguồn lực của DN trong kinh doanh nhằm phát huy được những lợi thế, nắm bắt những cơ hội để giành ưu thế trong cạnh tranh.
- Chiến lược sản phẩm phải có tính linh hoạt đáp ứng theo sự thay đổi của môi trường.
- Chiến lược sản phẩm phải đảm bảo được sự an toàn trong kinh doanh cho DN.
Chiến lược sản phẩm của DN được phản ánh trong một quá trình liên tục từ xây dựng đến thực hiện, đánh giá, kiểm tra, điều chỉnh [13].
2.1.3 Vai trò của chiến lược sản phẩm
2.1.3.1 Chiến lược sản phẩm là một bộ phận quan trọng của quá trình phát triển DN
- Đảm bảo việc phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ thông qua việc tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ và đưa sản phẩm mới vào thị trường.
2.1.3.2 Chiến lược sản phẩm và phát triển thị trường
Chiến lược sản phẩm giúp DN tìm ra cho mình các sản phẩm dịch vụ đúng đắn từ đó giúp nâng cao mức độ thảo mãn của khách hàng và dần dần sẽ mở rộng được thị trường mục tiêu mà DN hướng đến.
Chiến lược sản phẩm có thể đưa ra những sản phẩm mới hướng đến đối tượng khách hàng mới, hoặc đưa những sản phẩm đã có sẵn đến với thị trường hồn tồn mới, giúp thị trường ngày càng mở rộng.
2.1.3.3 Chiến lược sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh
Muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, DN cần phải đưa ra thị trường những sản phẩm thích hợp với nhu cầu của khách hàng từ đó giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi. Để làm được điều đó thì việc hoạch định ra một chiến lược sản phẩm đúng đắn là rất cần thiết trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nó là một khâu quan trọng và phải mất nhiều công sức, thời gian và tiền bạc để nghiên cứu thị trường.
Như vậy, DN muốn tồn tại, ứng phó được những thay đổi thường xuyên diễn ra trên thị trường, muốn giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh khốc liệt thì phải có chiến lược sản phẩm phù hợp. Điều đó một lần nữa khẳng định: Chiến lược sản phẩm là yếu tố không thể thiếu đối với sự tồn tại của DN trong cơ chế thị trường [9]; [14].
2.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược sản phẩm
2.1.4.1 Nhu cầu thị trường
- Nhu cầu thị trường ảnh hưởng đến việc DN sản xuất và kinh doanh loại sản phẩm nào, với nhu cầu tiêu thụ bao nhiêu.
- Nhu cầu thị trường ảnh hưởng đến các đặc tính của sản phẩm.
2.1.4.2 Khả năng tài chính của DN
Khả năng tài chính của DN được thể hiện trong việc đáp ứng nhu cầu vốn để thực hiện quá trình nghiên cứu, đổi mới cơng nghệ và q trình sản xuất diễn ra liên tục.
2.1.4.3 Chất lượng nhân lực của DN
Yếu tố con người luôn là yếu tố quyết định trong mọi hoạt động của các tổ chức. Trong DN, yếu tố con người sẽ quyết định đến sự thành bại trong việc thực hiện các chiến lược đề ra trong đó có chiến lược sản phẩm.
2.1.4.4 Trình độ cơng nghệ sản xuất của DN
Mỗi chiến lược sản phẩm đều đặt ra cho DN một bài toán về sản phẩm: làm thế nào để tạo ra được sản phẩm đúng như yêu cầu? Khả năng của DN có đáp ứng đúng và đủ những nhu cầu đó hay khơng? Để giải quyết được bài tốn đó thì trình độ công nghệ sản xuất của mỗi DN sẽ ảnh hưởng đến sự thành công trong mỗi chiến lược sản phẩm.
2.1.4.5 Khả năng cung ứng nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm
Cung ứng nguyên vật liệu đảm bảo về số lượng, chất lượng và thời gian để sản xuất sản phẩm góp phần làm tăng khả năng thành công trong chiến lược sản phẩm của DN.
2.2 Quy trình xây dựng chiến lược sản phẩm
Khái niệm, vai trò
Xây dựng chiến lược sản phẩm hay quản trị chiến lược có thể định nghĩa như là một nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan nhiều chức năng cho phép một tổ chức đạt được các mục tiêu đề ra. Quản trị chiến lược tập trung vào việc hợp nhất việc quản trị, tiếp thị, tài chính kế tốn, sản xuất, nghiên cứu phát triển và các hệ thống thông tin các lĩnh vực kinh doanh để đạt được thành công của tổ chức.
Trong điều kiện môi trường kinh doanh luôn biến động như hiện nay, thường tạo ra những cơ hội và nguy cơ bất ngờ, quá trình xây dựng chiến lược giúp chúng ta
chính mình. Việc nhận thức kết quả mong muốn và mục đích trong tương lai giúp cho nhà quản trị cũng như nhân viên nắm vững được việc gì cần làm để đạt được thành công. Như vậy, sẽ khuyến khích cả hai nhóm đối tượng nói trên đạt được những thành tích ngắn hạn, nhằm cải thiện tốt hơn phúc lợi lâu dài của DN.
Quá trình quản trị chiến lược giúp cho DN gắn kết được kế hoạch đề ra và mơi trường bên ngồi, sự biến động càng lớn DN càng phải cố gắng chủ động. Để có thể tồn tại và phát triển, các DN phải xây dựng cho mình hệ thống xây dựng chiến lược có tính thích ứng, thay đổi cùng với sự biến động của thị trường. Do vậy quản trị chiến lược đi theo hướng hành động hướng tới tương lai, khơng chấp nhận việc đi theo thị trường, mà nó có tác động thay đổi mơi trường kinh doanh.
Nhờ việc vận dụng quá trình quản trị chiến lược đã đem lại cho công ty thành cơng hơn, do đốn được xu hướng vận động của thị trường, DN sẽ gắn liền các quyết định đề ra với điều kiện môi trường liên quan. Thành quả thu được là những con số về doanh thu, lợi nhuận và mức độ nhận biết trên thị trường. Do sự biến động và tính phức tạp trong mơi trường ngày càng tăng, các DN cần phải cố gắng chiếm được vị thế chủ động, tăng thêm khả năng ngăn chặn những nguy cơ của tổ chức, tối thiểu hóa rủi ro [13].
Quy trình xây dựng chiến lược
Quy trình xây dựng gồm có ba giai đoạn:
Sơ Đồ 2.2-1 Quy trình xây dựng chiến lược [13]; [15] a. Hoạch định chiến lược
Hoạch định chiến lược hay phân tích tình huống gồm việc phát triển nhiệm vụ kinh doanh, xác định các cơ hội, nguy cơ đến với tổ chức từ bên ngoài, chỉ rõ các
điểm mạnh, điểm yếu bên trong, thiết lập các mục tiêu dài hạn, tạo ra các chiến lược thay thế và chọn ra các chiến lược đặc thù để theo đuổi [13].
b. Triển khai chiến lược
Hình thành hoặc xây dựng chiến lược là chưa đủ đối với các nhân viên của tổ chức mà cần phải thực hiện chiến lược. Thực hiện chiến lược là quá trình đưa những chiến lược khác nhau của tổ chức vào thực thi. Các biện pháp thực hiện những cấp