Nhận xét chung:Các mỏ đá vôi làm nguyên liệu sản xuất xi măng ở
Việt Nam có đặc điểm địa chất tương đối phức tạp. Diện tích các mỏ đá vơi trung bình từ 1km2-3km2. Trên diện tích khai thác đá vơi làm ngun liệu sản xuất xi măng thường có nhiều đỉnh núi ngăn cách nhau bởi các thung lũng hoặc các yên ngựa. Độ chênh cao của các đỉnh núi cũng khá lớn từ vài chục mét đến hàng trăm mét.
Địa hình các mỏ đá vôi hiểm trở với độ cao các đỉnh từ 110-300m, sườn núi dốc đứng trung bình từ 50-600
cá biệt có những vị trí độ dốc đạt 80- 900. Hiện tượng hang karst ở một số mỏ phát triển mạnh tạo thành các hang hốc lớn gây khó khăn cho cơng tác khai thác mỏ. Ví dụ như ở phía Đơng Bắc mỏ đá vôi Liên Sơn có hang karst dài 4-5km, rộng 15-50m (hang Luồn) gây khó khăn cho cơng tác mở mỏ.
Hầu hết các mỏ đá vơi đều có hệ thống khe nứt phát triển khá mạnh và đồng đều. Phần bề mặt tỷ lệ khe nứt dao động từ là 8,11%-11,54%, góc nghiêng mặt khe nứt thay đổi từ 50-850, chiều rộng khe nứt 5-50cm, chiều sâu từ 50-200cm. Các khe nứt thường bị lấp đầy bởi calcit thứ sinh và các vật chất khác. Sự có mặt của khe nứt và hang hốc karstlàm phức tạp thêm cấu tạo thân ngun liệu đá vơi xi măng và ít nhiều cũng gây khó khăn cho thiết kế và quá trình khai thác sau này.
Các mỏ đá vôi thường được khai thác bằng phương pháp khai thác lộ thiên cắt theo tầng với cao độ khai thác dự kiến là +10m (đối với hệ thống khai thác lớp bằng vận tải trực tiếp) và 7-8m (đối với hệ thống khai thác lớp xiên gạt, xúc chuyển). Cao độ kết thúc khai thác thường cao hơn cao độ xâm thực địa phương nên điều kiện địa chất thuỷ văn khơng ảnh hưởng đến q trình khai thác, nước có thể tự chảy thốt nước dễ dàng ra xung quanh. Đá có chất lượng ổn định, lớp kẹp phi nguyên liệu ít nên dễ khai thác.
Các mỏ đá vôi hầu như khơng có lớp phủ, thảm thực vật trên núi đá nghèo nàn, khơng có giá trị kinh tế. Ở các thung lũng có thảm thực vật phát triển khá mạnh với cây thân gỗ cao từ 8-10m và cây leo thân mềm khá rậm rạp.Góc
dốc bờ mỏ thơng thường được lựa chọn từ 70-830.Nhìn chung điều kiện địa hình khu mỏ phức tạp, gây khó khăn cho cơng tác thăm dị và khai thác.
Kết luận: Qua nghiên cứu hiện trạng công tác mở vỉa, hệ thống khai thác áp dụng và đồng bộ thiết bị của các mỏ đá vôi làm nguyên liệu sản xuất xi măng có thể thấy, cơng tác mở vỉa có khối lượng đào đắp khá lớn, cao độ mở vỉa được xác định chủ yếu phụ thuộc vào địa hình thực tế của từng khu mỏ và điều kiện kỹ thuật.
Hệ thống khai thác được sử dụng phù hợp và có sử dụng kết hợp giữa cả hai hệ thống khai thác lớp xiên gạt, xúc chuyển và hệ thống khai thác lớp bằng vận tải trực tiếp.Đồng bộ thiết bị đã được chú trọng và tính tốn cụ thể đối với từng mỏ nhằm đảm bảo sản lượng khai thác hàng năm của mỏ và mang lại lợi ích kinh tế cho cơng tác sản xuất. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu nhận thấy việc lựa chọn độ cao mở vỉa với hệ thống khai thác áp dụng đóng một vai trò quan trọng trong suất đầu tư của mỏ. Khối lượng thi công tuyến đường mở vỉa và khối lượng đá khai thác được bằng hệ thống khai thác lớp bằng vận tải trực tiếp bằng ô tô chưa được tính tốn đến hiệu quả đầu tư có đạt được mức tốt nhất hay khơng. Vì vậy ở chương 2 sẽ tập chung nghiên cứu xác định mối quan hệ giữa độ cao khai thác các mỏ đá vơi có điều kiện địa hình phức tạp với hệ thống mở vỉa và hệ thống khai thác.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH VÀ LỰA CHỌN CAO ĐỘ HỢP LÝ KHI MỞ VỈA CÁC MỎ ĐÁ LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤTXI MĂNG CĨ
ĐỊA HÌNH PHỨC TẠP
2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG CÔNG TÁC MỞ VỈA CÁC MỎ ĐÁ LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT XI MĂNG CĨ ĐỊA HÌNH