Sơ đồ quá trình sản xuất xi măng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn cao độ hợp lý khi mở vỉa, sử dụng hệ thống khai thác lớp bằng vận tải trực tiếp cho mỏ đá vôi kim giao có địa hình phức tạp tại xã quỳnh vinh, huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an, (Trang 42 - 57)

- Giai đoạn 3: Quá trình nung hỗn hợp nguyên liệu.

+ Trước khi nung: Sau khi được nghiền hoàn chỉnh, nguyên liệu được đưa vào buồng trước khi nung. Buồng này chứa một chuỗi các buồng xoáy trục đứng, ngun liệu thơ đi qua đây và vào trong lị nung. Buồng trước nung này tận dụng nhiệt tỏa ra từ lò, việc làm này sẽ giúp tiết kiệm năng lượng và khiến cho Nhà máy thân thiện với môi trường hơn.

+ Giai đoạn trong lò: Lị khá lớn và có thể xoay được và nó cũng được

coi là phần quan trọng nhất của quá trình sản xuất xi măng. Trong lị nhiệt độ có thể lên tới 14500C. Nhiệt độ này đạt được là bắt nguồn từ phản ứng hóa học gọi là phản ứng khử cacbon và phản ứng này cịn thải ra khí CO2. Nhiệt độ cao

trong lò làm cho nguyên liệu nhão ra. Chuỗi phản ứng hóa học giữa Ca và SiO2 tạo ra thành phần chính trong xi măng (CaSiO3). Lò nhận nhiệt từ bên ngồi nhờ khí tự nhiên hoặc than đá. Khi nguyên liệu ở phần thấp nhất của lò nung thì nó sẽ hình thành lên sỉ khơ.

- Giai đoạn 4: Nghiền clinker, đóng bao và phân phối cho thị trường. + Làm mát và nghiền thành phẩm: Sau khi ra khỏi lò, sỉ sẽ được làm

mát nhờ vào khí cưỡng bức, sỉ sẽ tỏa ra lượng nhiệt hấp thụ được từ từ giảm nhiệt, lượng nhiệt mà sỉ tỏa ra sẽ được thu lại quay trở vào lò, việc làm này giúp tiết kiệm được năng lượng. Tiếp đến là giai đoạn nghiền hoàn chỉnh, nó chính là các viên bi sắt, giúp nghiền bột mịn ra, và loại bột mịn mà chúng ta nhìn thấy và đang sử dụng chính là xi măng.

+ Đóng bao và vận chuyển: Sau khi nghiền thành bột chúng được đóng

bao với trọng lượng từ 20-40 kg/túi, sau đó chúng được đi phân phối tới các cửa hàng rồi đến tay người tiêu dùng.

2.3.2. Xác định hàm lượng và trữ lượng các nguyên liệu khống cho q trình sản xuất xi măng trình sản xuất xi măng

Trên các mỏ đá vơi làm nguyên liệu sản xuất xi măng, chất lượng đá vôi khai thác ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và quá trình sản xuất xi măng. Các khâu công nghệ khai thác đá vôi từ khâu khoan, nổ, xúc bốc, vận tải và đập nghiền đá cung cấp ngun liệu khống cho q trình sản xuất xi măng thì chất lượng đá vơi không thay đổi ở từng khu vực khai thác. Để đảm bảo chất lượng đá nguyên khai (các thành phần ngun liệu khống) cần có kế hoạch khai thác hợp lý phục vụ sản xuất xi măng, đặc biệt là đá vơi thường có chất lượng thấp, hàm lượng thành phần hóa khơng ổn định, bị xen kẹp nhiều thấu kính đất đá phi nguyên liệu (đá vôi silic, đôlômit,…).

Chất lượng đá vôi được đánh giá thơng qua cơng tác thăm dị và lấy mẫu phân tích thành phần hoá cơ bản 4 chỉ tiêu nguyên liệu khoáng (CaO, MgO, MKN (mất khi nung) và CKT (cặn khơng tan)) và hóa tồn phần 12 chỉ tiêu nguyên liệu khoáng (gồm CaO, MgO, SiO2, Al2O3, Fe2O3, SO3, P2O5, Na2O5, K2O, Mn2O3, TiO2, MKN) được tiến hành dựa trên cơ sở đặc điểm thành phần đá, mức độ phong hoá và chiều dày của lớp đất đá đó; cho nên chiều dài mẫu ln có sự thay đổi để phù hợp với điều kiện thực tế của mỏ.

Trên thực tế các mỏ đá vôi làm nguyên liệu sản xuất xi măng, hàm lượng các nguyên liệu phân bố không đều cả về chiều rộng và chiều sâu cho phép khai thác. Do đó, trong q trình khai thác cần xác định chính xác hàm lượng và trữ lượng trên từng khu vực khai thác, từng tầng khai thác để đáp ứng yêu cầu về chất lượng, sản lượng các nguyên liệu đầu vào của Nhà máy sản xuất xi măng.

2.3.3. Xác định hàm lượng và trữ lượng các nguyên liệu khoáng trên các khu vực khai thác khu vực khai thác

Cơng tác lấy mẫu phân tích thành phần hố cơ bản 4 chỉ tiêu (gồm CaO, MgO, MKN và CKT) và toàn phần 12 chỉ tiêu (gồm CaO, MgO, SiO2, Al2O3, Fe2O3, SO3, P2O5, Na2O5, K2O, Mn2O3, TiO2, MKN) được tiến hành dựa trên cơ sở đặc điểm thành phần đá, mức độ phong hố và chiều dày của lớp đất đá đó; cho nên chiều dài mẫu ln có sự thay đổi để phù hợp với điều kiện thực tế của mỏ. Vì vậy, để tăng độ chính xác, các giá trị hàm lượng trung bình sẽ được tính theo cơng thức trung bình gia quyền:

Trong đó: Ctb: Hàm lượng trung bình của cơng trình hoặc của các cơng trình, %; C1, C2,…, Cn: Hàm lượng của từng mẫu đơn trong một cơng trình hay hàm lượng của cơng trình trong khối tính trữ lượng, %; l1, l2,…, ln: Chiều dài của từng mẫu đơn trong một cơng trình hay chiều dài của từng cơng trình trong một khối tính trữ lượng, m; n: Tổng số mẫu đơn đạt chỉ tiêu tính trữ lượng trong một cơng trình hay tổng số cơng trình tham gia tính trữ lượng trong khối.

Hàm lượng trung bình các thành phần hoá cơ bản trong khối trữ lượng được tính theo phương pháp trung bình cộng hàm lượng của cơng trình mẫu mặt và khoan trong khối trữ lượng.Theo TCVN 6072:1996, nguyên liệu để sản xuất xi măng pc lăng - đá vơi phải thoả mãn quy định: Hàm lượng canxi cácbonat (CaCO3) không nhỏ hơn 85% và hàm lượng magiê cácbonat (MgCO3) khơng lớn hơn 5%. Trong đó hàm lượng canxi cácbonat (CaCO3) được tính chuyển từ hàm lượng canxi oxit (CaO) (xác định theo TCVN 141: 1986) nhân với hệ số

            n n n n n tb ) l ... l l ( l C ... l C l C ( C 1 2 1 2 2 1 1 1

1,7857. Hàm lượng magiê cácbonat (MgCO3) được tính chuyển từ hàm lượng magie oxit (MgO) (xác định theo TCVN 141:1986) nhân với hệ số 2,10.Thông thường, trong sản xuất cần cân bằng lượng canxi cácbonat (CaCO3) và silíc oxit (SiO2) bởi vì chúng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng yêu cầu của quá trình sản xuất xi măng. Thực tế, để sản xuất 1 tấn clinker cho sản xuất xi măng thì cần khoảng 1,6 tấn các nguyên liệu khoáng chủ yếu như CaCO3, SiO2, Al2O3 và Fe2O3. Trong đó bao gồm 1,2-1,3 tấn CaCO3 và còn lại các nguyên liệu khoáng khác.

Trong phạm vi nghiên cứu này, mơ hình tối ưu được giới thiệu như cơng cụ lập kế hoạch khai thác ngắn hạn cho các mỏ đá vôi làm xi măng, đồng thời mơ hình tập trung tính tốn cân bằng các đối tượng nguyên liệu khoáng và kiểm soát nguyên liệu đầu vào trên mỏ đá trong quá trình sản xuất xi măng.Căn cứ vào kế hoạch khai thác và phạm vi khai thác của mỏ ta xác định hàm lượng và trữ lượng các nguyên liệu khống khu vực khai thác trùng với diện tích khai thác từng năm của mỏ đã thiết kế. Trong diện tích khai thác đó hàm lượng tại mỗi vị trí cũng khác nhau. Để thuận tiện trong tính tốn ta chia diện tích khai thác của từng năm làm 3 khu vực khai thác, mỗi khu vực khai thác tương ứng với một gương khai thác. Theo kết quả phân tích các thơng số trong từng lỗ khoan thuộc phạm vi nghiên cứu ta xác định được hàm lượng, trữ lượng trung bình trong từng khu vực:

+ Khu vực I: Có diện tích là S1, trữ lượng Qc1 và hàm lượng trung bình g1. + Khu vực II: Có diện tích là S2, trữ lượng Qc2 và hàm lượng trung bình g2. + Khu vực III: Có diện tích là S3, trữ lượng Qc3 và hàm lượng trung bình g3.

Hàm lượng trung bình tại mỗi khu vực được xác định theo chiều sâu của các lỗ khoan có trong khu vực đó. Trong trường hợp các lỗ khoan có khoảng cách xa thì tiến hành nội suy để xác định hàm lượng tại vị trí mới giữa 2 lỗ khoan.Hàm lượng trung bình trong lỗ khoan theo chiều sâu được xác định bằng tỷ số giữa tổng hàm lượng theo chiều dài của các đoạn mẫu tương ứng và số các đoạn mẫu có trong lỗ khoan.

Chiều dài (li) Hàm lượng (gi) li*gi lo go l0*go l1 g1 l1*g1 l2 g2 l2*g2 l3 g3 l3*g3 . . . . . . . . . ln gn ln*gn li ligi li gi li g    .

Trường hợp hàm lượng tại mỗi khu vực xúc bằng hàm lượng tiêu chuẩn (αtc) thì mỏ tiến hành hoạt động bình thường. Xúc bốc đá sau nổ mìn lên xe ơtơ vận chuyển về khu vực chế biến của Nhà máy.

Trường hợp hàm lượng tại mỗi khu vực xúc khác hàm lượng tiêu chuẩn (αtc) thì tiến hành trung hịa các khu vực khai thác để đảm bảo yêu cầu về chất lượng và số lượng các nguyên liệu khoáng cho sản xuất xi măng

2.3.4. Xác định hàm lượng và trữ lượng các nguyên liệu khoáng theo mức khai thác khai thác

Theo tài liệu thăm dị thì mạng lưới các lỗ khoan rất thưa và trữ lượng, hàm lượng của các nguyên liệu khoáng thay đổi theo chiều sâu lỗ khoan mà sản lượng khai thác trong ngắn hạn chỉ khai thác trong một diện tích nhỏ. Do đó, trong q trình khai thác phải tiến hành tính tốn, phân tích, nội suy để kết hợp các thông tin giữa các địa tầng hoặc các vỉa khoáng sản và chỉ tiêu chất lượng tương ứng của chúng thông qua các mẫu thu thập được từ lỗ khoan.

Trong quá trình thu thập thơng tin từ các lỗ khoan có thể xảy ra trường hợp có một vài thơng tin của một lỗ khoan nào đó khơng thể hiện hoặc khơng xác định được làm cho quá trình liên kết các thơng tin các lỗ khoan hình

thành vỉa quặng sẽ gặp khó khăn. Phương pháp nội suy để xác định được hàm lượng tại vị trí mới dựa trên kết quả đã phân tích giữa 2 lỗ khoan gần nhất. Kết quả nội suy nhằm rút ngắn khoảng cách và thêm các thông tin trong khoảng cách cần tính tốn để cho ra kết quả chính xác hơn.

Kết hợp thông tin lỗ khoan theo các tầng khai thác được xác định bằng tỷ số giữa tổng hàm lượng theo chiều dài của các đoạn mẫu và số đoạn mẫu có trong tầng khai thác.

H gi li g  .

Sau khi xác định được hàm lượng trung bình của các lỗ khoan trong tầng khai thác nếu cho giá trị tương đương với hàm lượng tiêu chuẩn thì tiến hành khai thác mỏ bình thường.

Trường hợp hàm lượng trung bình của các lỗ khoan trong tầng khai thác khác với hàm lượng tiêu chuẩn thì tiến hành khai thác xuống tầng tiếp theo để trung hòa hàm lượng giữa các tầng đảm bảo yêu cầu chất lượng và số lượng các nguyên liệu khoáng cho sản xuất xi măng.

2.3.5. Q trình trung hồ chất lượng và phối liệu nguyên liệu khoáng

Trên kết quả khảo sát và thăm dò chất lượng đá vôi trên mỏ đá, chất lượng và sản lượng yêu cầu của Nhà máy xi măng thì kế hoạch khai thác mỏ được lập chi tiết cho ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, trong thiết kế chủ yếu chỉ dẫn những thông số cơ bản ban đầu của hoạt động khai thác mỏ mang tính

Kết hợp thông tin lỗ khoan theo tầng

tổng thể, dài hạn, thực tế trong khai thác và sản xuất cụ thể cần quan tâm đến chất lượng của tầng phủ và đá thải xen kẹp trong đá và quy mô từng ca sản xuất. Các nguyên liệu đá vôi, đá sét hàm lượng thấp có thể sử dụng như nguyên liệu chất lượng thấp để phối trộn với nguyên liệu chất lượng cao. Do đó cần xây dựng cơ sở lý thuyết của phương pháp ổn định chất lượng các thành phần hố trong đá vơi xi măng và tối ưu hóa khai thác dựa trên điều kiện hàm lượng và khả năng sản lượng của các nguồn nguyên liệu khoáng được khảo sát đánh giá trên mỏ.

Từ sơ đồ hình 2.4, nguồn nguyên liệu khoáng được khai thác từ mỏ được đập, nghiền, phối trộn, trung hoà khối lượng và hàm lượng các nguyên liệu khoáng khác nhau một cách chính xác trong khoang chứa, các xilơ.

Hình 2.4. Sơ đồ khai thác, đập nghiên và trung hồ các ngun liệu khống đảm bảo chất lượng sản xuất xi măng (Austin, 1984)

Một số phương pháp trung hòa ổn định chất lượng đá vôi khai thác đang được các Nhà máy xi măng ở Việt Nam sử dụng:

- Chỉ khai thác những khu vực đá vơi có chất lượng đáp ứng u cầu sản xuất xi măng, các khu vực chất lượng xấu và các vỉa đá kẹp bị thải ra bãi thải.

- Phối trộn 2 hay nhiều gương khai thác có chất lượng đá vơi, đá sét khác nhau để cung cấp đá về Nhà máy (chất lượng các mẫu nguyên liệu khoáng

trong đá vôi, đá sét được cập nhật lấy mẫu thường xuyên trong quá trình khoan bãi nổ và xúc bốc).

- Lấy phoi khoan thăm dò và khi khoan chuẩn bị bãi nổ để thí nghiệm mẫu và đánh giá chất lượng bãi mìn sau đó lập kế hoạch xúc bốc cấp ngun liệu khoáng.

- Một số mỏ đá vôi sản xuất xi măng đã xem xét việc ứng dụng phần mềm trong quản lý khai thác nguyên liệu thô nhưng thông tin dữ liệu địa chất đầu vào có độ tin cậy thấp do mạng lưới thăm dị đánh giá giữa các lỗ khoan lớn (mạng thăm dò ≥ 200 x 100 x 50m), trong thực tế khai thác khoan nổ, xúc bốc có kích thước nhỏ hơn nhiều lần cho từng khu vực.

2.3.6. Trung hòa tại gương khai thác

Từ các mục tiêu cụ thể là lập kế hoạch khai thác trung hòa ngắn hạn hàm lượng các nguyên liệu khoáng trên các gương khai thác đảm bảo sản lượng khai thác phù hợp với khả năng sản lượng của từng khu vực mỏ.

Các thành phần nguyên liệu khoáng và yêu cầu hàm lượng sản xuất xi măng được biểu diễn trong bảng sau:

Bảng 2.2. Tỷ lệ phần trăm các nguyên liệu khoáng trong sản xuất xi măng(Rehman et. al, 2008)

Thành phần hoá Tỷ lệ % các nguyên liệu

Nhỏ nhất Lớn nhất SiO2 Al2O3 Fe2O3 CaO MKN MgO Na2O K2O 14,00 2,70 1,65 40,00 35,00 0 0 0 15,00 3,40 2,17 42,00 40,00 2,00 0,50 0,50

Các chỉ tiêu nguyênliệu thông thường hỗn hợp phối liệu của Nhà máy xi măng như sau: Đá vôi: 75-95%; Đất sét: 5-20%; Phụ gia điều chỉnh: 1-5%. Các tham số liên quan khác như: MgO, SO3, R2O, Cl-. Trong đó yêu cầu hàm

lượng MgO khi đưa vào sản xuất clinker phải  2,5% (TCVN 6072-1996). Cụ thể hàm lượng các nguyên liệu khoáng chủ yếu đạt yêu cầu và được chấp nhận trong trung hoà chất lượng nguyên liệu là canxi oxít (CaO) mà trên mỏ đá nó tồn tại ở dạng canxi cácbonát (CaCO3). Đá vôi thường xuyên yêu cầu với hàm lượng trung bình CaO là 48% để sản xuất xi măng. Các nguyên liệu khoáng quan trọng thứ 2 là silíc oxít (SiO2), và nhơm oxít (Al2O3) và Fe2O3. Tỷ lệ modul silíc (SR=2,4-2,5), tỷ lệ bão hịa vơi (LSF=96-98) và tỷ lệ modul nhôm (AM=1,3-1,5) được biểu diễn bằng các biểu thức (1), (2) và (3), (Rehman et. al, 2008).

2.3.7. Trung hòa tại bãi chứa của Nhà máy

Trong quá trình khoan lỗ mìn đã lấy mẫu phoi khoan để phân tích và xác định hàm lượng các nguyên liệu khống. Đá ngun khai sau khi nổ mìn được xúc bốc vận chuyển về bãi chứa theo sản lượng yêu cầu của Nhà máy.

Tại bãi chứa của Nhà máy, chia ra làm các khu vực chứa nguyên liệu có chất lượng cao (hàm lượng thực tế lớn hơn hàm lượng tiêu chuẩn), khu vực có chất lượng thấp (hàm lượng thực tế nhỏ hơn rất nhiều hàm lượng tiêu chuẩn có thể bị loại bỏ hoặc khơng được tham gia tính trữ lượng) và khu vực chứa có chất lượng khơng đồng nhất.

Các ngun liệu đá vôi, đá sét hàm lượng thấp được phối trộn với nguyên liệu chất lượng cao theo tỷ lệ phần trăm các nguyên liệu khoáng trong sản xuất xi măng. Sau đó các nguyên liệu đã được phối trộn đưa vào hệ thống máy đập nghiền sơ bộ để chế biến xi măng.

2.3.8.Trung hồ chất lượng và phối liệu ngun liệu khống tại mỏ

Tại các mỏ đá vôi và yêu cầu của Nhà máy xi măng thì chất lượng và sản lượng các nguyên liệu khoáng được lập kế hoạch chi tiết cho ngắn hạn theo từng ngày, từng tuần, từng tháng sản xuất. Do đó, trong phạm vi nghiên

cứu này, chúng tơi tập trung xử lý bài tốn trung hoà hàm lượng và trữ lượng các gương khai thác trong ngắn hạn trên khai trường mỏ đá và sét.

Để đáp ứng được sản lượng yêu cầu trong tuần cần tiến hành các bãi khoan nổ tương ứng với các gương khai thác. Khối lượng nguyên liệu nguyên khai trong một khu vực nổ được xác định theo công thức:

V1 = Lkn x bkn x H, m3 Trong đó:

Lkn, m - chiều dài khu vực khoan nổ; bkn, m - Chiều rộng khu vực khoan nổ;

H - Chiều cao tầng khai thác, tùy thuộc vào từng vị trí trên tầng.

2.4. XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ KINH TẾTỚI CÔNG TÁC MỞ VỈA 2.4.1.Xác định các thông số kinh tế đặc trưng tác động tới công tác mở vỉa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn cao độ hợp lý khi mở vỉa, sử dụng hệ thống khai thác lớp bằng vận tải trực tiếp cho mỏ đá vôi kim giao có địa hình phức tạp tại xã quỳnh vinh, huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an, (Trang 42 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)