XII. Nhóm thuốc bổ âm, bổ huyết
2.3.2. về kết quả nghiên cứu
Qua điều tra, chúng tôi nhận thấy một số điểm đáng chú ý trong vấn đề cây thuốc và trồng cây thuốc trong vườn người Mường xã Long Sơn:
- Kết quả đã thu được 168 cây thuốc khác nhau, trong đó có 142 lồi cây đã giám định sơ bộ tên khoa học đến họ, 139 loài cây đã giám định sơ bộ tên khoa học đến chi thuộc 125 chi khác nhau, 118 loài cây đã giám định sơ bộ tên khoa học đến loài so với kết quả điều tra đa dạng về cây thuốc của người Mường khu vực Chợ bến của Nguyễn Khắc Khải (1995)[6] là 162 loài khác nhau, ừong đó có 38 lồi mới xác định đến họ, 56 loài xác định đến chi, và 55 xác định đển loài, chứng tỏ kết quả thu được về đa dạng cây thuốc trồng trong vườn của người Mường ở xã Long Sơn khá tốt.
- Kết quả số cây thuốc được ừồng trong vườn là rất đa dạng và các cây thuốc thường là những cây dễ trồng, thơng dụng và có mức độ sử dụng rất cao. Mặt khác, người Mường ở xã Long Sơn chưa được tham gia khóa tập huấn về bảo tồn nguồn
gen cây thuốc. Tuy nhiên, họ có ý thức trong việc bảo tồn nguồn gen cây thuốc theo hĩnh thức bảo tồn chuyển vị (ex situ) tại các vườn hộ gia đình.
- Kết quả có 12 lồi cây thuốc xuất hiện với tần số cao trong các vườn hộ gia đình, có thể đây là những cây thuốc đặc trưng, có ý nghĩa quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe và bn bán thuốc nam của người dân. Ví dụ như cây Xạ đen, là cây thuốc đã được nghiên cứu và chứng minh tác dụng u biếu, được người Mường sử dụng, buôn bán tại chợ Bến và nhiều nơi khác trong cả nước. Ngoài ra, biến số lượng cây thuốc được trồng trong vườn tương quan khá chặt chẽ với những hộ hành nghề thuốc nam, chứng tỏ các thầy lang thường có ý thức trồng cây thuốc hơn so với các hộ gia đình khơng hành nghề thuốc và từ việc trồng cây thuốc này có thể sẽ mang lại lợi ích nhiều hơn. Như vậy, cây thuốc trong vườn của người Mường có nhiều giá trị cả về sử dụng, kinh tế, tiềm năng và văn hóa.
- Bộ phận dùng của các cây thuốc trong vườn người Mường chủ yếu là lá, thân, cả cây, trong đó lá chiếm tỷ lệ lớn nhất, chứng tỏ cách sử dụng cây thuốc của người Mường mang tính bền vững, góp phần bảo tồn hệ cây thuốc trong vùng.
- Trung bình có khoảng 15,20 lồi cây thuốc được trồng trong vườn người Mường. Đây là con số đáng kể so với một số dân tộc khác như Dao (3,40 cây), H ’mong (3,80 cây), Giáy (5,80 cây), ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai (Bảng 2.9)
r r >
Bảns 2.9: So sảnh sơ cây thc trung bình được trơng trong vườn của các dân tộc
STT Tên dân tộc Địa chỉ Sô cây thuôc trung bình được trồng trong vườn
1 Dao Mường Vi-Bát Xát-Lào Cai[13] 3,40 2 H ’mong Dên Thàng-Bát Xát-Lào Cai [13] 3,80 3 Giáy Mường Vi-Bát Xát-Lào Cai [13] 5,80 4 Mường Long Sơn - Kim Bơi - Hịa Bình 15,20
Trong số, 60 cây thuốc thuộc Danh mục thuốc thiết yếu của Việt Nam có 27 loài cây thuốc được trồng trong vườn hộ của người Mường, chiếm 45,00% các cây thuốc trong Danh mục. Mặt khác, có 25 vị thuốc của các cây thuốc thuộc Danh mục
các vị thuốc sử dụng trong Y học cổ truyền, chiếm 21.19% ừong tống số cây thuốc đã giám định sơ bộ tên khoa học. Hơn thế nữa, theo một số nhà dân tộc học đưa ra giả thuyết người Mường về mặt sắc tộc chính là người Kinh nhưng vì cư trú ở miền núi nên có thể tri thức sử dụng các cây thuốc phổ biến của người Mường khá giống với tri thức sử dụng các cây thuốc phổ biến của người Kinh (tri thức sử dụng các cây thuốc phổ biến của người Viêt Mường).
Tuy nhiên, số lượng của từng loại cây thuốc trồng trong vườn rất ít, chỉ có thể đáp ứng mục đích tiện chăm sóc sức khỏe trong gia đình và một phần cho khám chữa bệnh tại nhà của các thầy lang, chưa trở thành hàng hóa mang lai thu nhập cao cho các hộ gia đình ở đây. Lý do chính dẫn tới việc trồng cây thuốc chưa thể phát triển hơn được là do đất đai quá khô cằn, nguồn nước tưới tiêu cũng khơng tiện lợi nên có đầu tư chăm sóc cũng khơng thể khắc phục được trở ngại này. Vì vậy, cây thuốc trong vườn của người Mường phần nhiều mang ý nghĩa văn hóa truyền thống, cũng là nơi bảo tồn một số loài cây thuốc đặc trưng của dân tộc, là phần khơng thể thiếu được trong văn hóa và đời sống của họ. Cây thuốc trồng trong vườn vừa mang tính tiện lợi trong sử dụng để chăm sóc sức khỏe cộng đồng, vừa là nguồn tài nguyên cây thuốc quý giá được bảo tồn và phát triển qua nhiều thế hệ người Mường. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này đang có xu hướng bị suy giảm do sự thiếu quan tâm đến việc trồng cây thuốc trong mỗi gia đình, một phần lý do là tình trạng khó khăn về đất đai, thủy lợi và vốn.