.CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG:

Một phần của tài liệu ĐTM Công ty cổ phần đầu tư đèo cả, đại diện cho liên doanh tổng công ty xây dựng hà nội tập đoàn hải thạch tập đoàn mai linh và công ty TNHH á châu (Trang 42 - 47)

1). Giám sát trong giai đoạn chuẩn bị và thi công dự án:

a. Giám sát môi trường không khí:

Quan trắc môi trường không khí trong thời gian thi công gồm bụi lắng tổng cộng, lượng khí thải độc hại NOx, SOx, COx, tiếng ồn, độ rung.

- Tần suất giám sát 1 lần/1năm x 2 năm.

- Vị trí quan trắc: Tại 5 vị trí : Điểm giao của đường công vụ với QL 1A (QK1); Khu vực xây dựng nhà máy (QK2); Điểm giao tuyến đường công vụ với đường nông lâm (QK3); Cửa đập 2 (QK4); Cửa đập số 1 (QK5).

+ Tần suất quan trắc: 2 lần/năm x 2 năm ( thời điểm đang xây dựng và khi kết thúc thi công xây dựng).

b. Giám sát môi trường nước:

* Giám sát chất lượng nước mặt: Các thông số chính gồm Độ pH, TSS, DO, NO3-, N02-, NH4, BOD5, COD, độ đục, tổng N, tổng P, một số chỉ tiêu kim loại nặng độc hại (Pb, Cd, As, Hg), hàm lượng dầu và mỡ, coliform.

- Vị trí giám sát: - 5 vị trí tại lòng hồ thủy điện và 3 vị trí tại Biển Hồ. - Tần suất: 2 lần/năm x 2 năm

* Giám sát chất lượng nước ngầm: Đo đạc các chỉ tiêu: pH, DO, TDS, SO42-, NH4, NO2¬, kim loại nặng (Pb, Hg, Mn, Fe, Cd, As), E coli.

- Vị trí giám sát: 3 vị trí ở khu dân cư. - Tần suất: 2 lần/năm x 2 năm

c. Giám sát môi trường sinh thái:

* Giám sát quá trình thu dọn mặt bằng, thu dọn lòng hồ và các hoạt động lạm dụng khai thác động, thực vật trái phép của công nhân và giám sát sạt lở bờ hồ.

- Vị trí giám sát: Mặt bằng công trường xây dựng và khu vực lòng hồ chứa nước Đập Hàn trên sông Mới.

- Tần suất giám sát: Trong suốt thời gian giải phóng mặt bằng và thi công dự án. * Giám sát sự biến động của các loài thủy sinh, động vật trên cạn.

- Tần suất: Trong suốt thời gian thi công d.

Giám sát việc thu gom, xử lý chất thải rắn

* Giám sát chất thải rắn sinh hoạt:

- Vị trí: Khu vực lán trại của cán bộ công xây dựng trong giai đoạn giải phóng mặt bằng và thi công xây dựng, khu vực bãi rác

- Tần suất: Thường xuyên trong quá trình xây dựng.

* Giám sát chất thải rắn xây dựng: Khối lượng đất đá thải, thực vật bóc bỏ khi giải phóng mặt bằng; Khối lượng đất đá thải khi thi công nhà máy, kênh dẫn, kênh xả, đường và đập dâng.

- Vị trí: Khu vực bãi thải; Khu vực công trường; Khu vực thu gom; Trên đường vận chuyển; Khu vực xử lý

- Tần suất: Thường xuyên trong quá trình xây dựng. 2). Giám sát trong giai đoạn Vận hành nhà máy:

a. Giám sát chất lượng môi trường nước mặt: Các thông số; Màu, mùi, pH, COD, BOD, DO, Tổng Fe, tổng N, dầu mỡ, độ đục, chất rắn lơ lửng

- Vị trí giám sát: Khu vực lòng hồ và hạ lưu nhà máy

- Tần suất: 1 lần/năm x 3 năm. Bắt đầu từ thời gian tích nước vận hành công trình.

b. Giám sát thủy văn: Giám sát mực nước và lưu lượng nước - Vị trí giám sát: Khu vực lòng hồ và Hạ lưu nhà máy - Tần suất: + Lưu lượng 1 lần/tháng

+ Mực nước 1 ngày/tháng (quan trắc 24 lần/ngày)

c. Giám sát an toàn lao động cho công nhân vận hành: Bảo vệ an toàn lao động cho công nhân vận hành

- Vị trí giám sát: Trong khu vực nhà máy - Tần suất: 1 năm/lần

d. Giám sát bồi lắng lòng hồ: Đo đạc quan trắc định kỳ địa hình khu vực lòng hồ. - Vị trí giám sát: Khu vực lòng hồ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tần suất: 3 năm đầu sau khi tích nước

e. Giám sát hệ sinh thái và đa dạng sinh học khu vực dự án: Khảo sát định kỳ hàng năm về các loài thủy sinh trong vùng lòng hồ trong thời gian bắt đầu tích nước nhằm phát hiện sự thay đổi về thành phần loài và sự phát triển của chúng khi hoàn thành dự an.

- Vị trí giám sát: Khu vực lòng hồ - Tần suất: 1 lần/năm

f. Giám sát môi trường KTXH:

Kết hợp cơ quan chức năng địa phương, thu thập các tài liệu quan về phát triển kinh tế xã hội như đời sống, thu nhập... vùng dự án, báo cáo trong báo cáo môi trường hàng

năm từ khi dự án vận hành.

g. Giám sát môi trường khí tượng thủy văn:

Tiếp tục sử dụng một số trạm khí tượng thủy văn đang hoạt động. Các hạng mục quan trắc bao gồm: sự biến đổi dòng chảy, cường độ, tần suất xuất hiện lũ, dòng chảy cát bùn, chất lượng nước, xói lở hạ du... Cần có các nghiên cứu liên kết công trình điều tiết chế độ thủy văn vùng. Các hồ liên kết với nhau thông qua hệ thống các suối.

CHƯƠNG 6: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG

Chủ Dự án đã có các công văn số 72/2011/ĐC, 73/2011/ĐC, 74/2011/ĐC ngày 20 tháng 09 năm 2011 gửi đến UBND và UBMTTQ các xã Hòa Xuân Nam và Ban quản lý rừng đặc dụng Đèo Cả. Kèm theo các công văn này là báo cáo tóm tắt về các nội dung của dự án, các tác động chính môi trường và các biện pháp giảm thiểu để xin ý kiến của địa phương về vấn đề này.

Sau khi nghiên cứu tài liệu về dự án và trao đổi với nhóm khảo sát, UBND và UBMTTQ xã Hòa Xuân Nam và Ban quản lý rừng đặc dụng Đèo Cả có những ý kiến phản hồi bằng văn bản đối với dự án như sau:

1. Về những tác động xấu của dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội.

Ủy ban nhân dân xã Hòa Xuân Nam đề cập đến các vấn tác động của dự án ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, điều kiện sống của động thực vật, ô nhiễm môi trường do khói, bụi, tiếng ồn, chất thải, nước thải. Dự án chiếm dụng 19 ha diện tích đồng cỏ chăn nuôi trâu bò. sông Mới và sông Hàn là là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở địa phương. Do đó khi dự án này được xây dựng sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước sản xuất nông nghiệp, gây sạt lở hai bên bờ sông, giảm lượng nước ở Biển Hồ, giảm nguồn thủy sản tại Biển Hồ.

2. Về các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường của dự án.

Ủy ban nhân dân xã Hòa Xuân Nam đề nghị: hạn chế thấp nhất việc chặt bỏ cây rừng để làm các hạng mục công trình, đảm bảo công tác phòng chống cháy rừng và bảo vệ rừng. Có biện pháp thích hợp để hạn chế khói, bụi, tiếng ồn, chất thải. Riêng đối với nước thải phải xử lý sơ bộ trước khi thải ra ngoài môi trường.

Ủy ban mặt trận tổ quốc xã Hòa Xuân Nam đề nghị: chất thải xây dựng và sinh hoạt phải được thu gom và để đúng nơi quy định nhằm đảm bảo môi trường sinh thái.

Ban quản lý rừng đặc dụng Đèo Cả kiến nghị: nêu rõ biện pháp khắc phục môi trường sinh thái ven hồ chứa sau giai đoạn xây dựng.

3. Các ý kiến khác.

Đồng ý với chủ trương thực hiện dự án. Trong quá trình thực hiện dự án chủ đầu tư phải nghiêm túc thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường.

Công trình xây dựng phải đảm bảo chất lượng, chủ dự án phải chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với các sự cố có thể xảy ra như vỡ đập.

Dự án phải cung cấp nguồn nước mặt và nước sinh hoạt cho người dân địa phương, nơi thực hiện dự án.

Trong quá trình thi công dự án, chủ đầu tư phải phối hợp với Ban quản lý rừng đặc dụng Đèo cả về công tác bảo vệ rừng.

4. Ý phản hồi kiến của chủ đầu tư

Chủ đầu tư – Công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả, tiếp thu ý kiến của UBND tỉnh, các Sở ngành, UBMTTQ và UBND xã Hòa Xuân Nam và Ban quản lý rừng đặc dụng Đèo Cả. Chủ đầu tư cam kết khi triển khai Dự án sẽ xem xét thực hiện các ý kiến đóng góp nêu trên và cam kết thực hiện Dự án theo đúng các quy định của pháp luật.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

1. KẾT LUẬN

Dự án Thủy điện Đập Hà và Hồ chứa nước thô là dự án đa mục tiêu, ngoài mục tiêu chính là nhà máy phát điện với công suất 4,8MW, nguồn nước của hồ thủy điện còn được sử dụng cấp nước phòng cháy chữa cháy cho hầm đường bộ đèo cả cấp nước nước sạch thô cho kinh tế Vân Phong.

Những tác động chủ yếu của dự án đều có các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu đã trình bày ở chương 4. Ngoài ra chương 5 là kế hoạch quan trắc và giám sát môi trường trong suốt thời gian tiền thi công, thi công và vận hành Dự án.

Dự án cũng nhận được sự đồng thuận và ủng hộ của nhân dân địa phương, thông qua các buổi tham vấn cộng đồng, làm việc với các lãnh đạo UBND và UBMTTQ xã Hòa Xuân Nam và Ban quản lý rừng đặc dụng Đèo cả. Tuy nhiên đại diện của nhân dân địa phương và các phòng ban chức năng cũng yêu cầu chủ dự án thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường trong suốt quá trình thi công và vận hành công trình.

2. KIẾN NGHỊ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chủ dự án kiến nghị với chính quyền các cấp dọc tuyến Dự án tạo điều kiện và phối hợp với Chủ đầu tư trong việc tổ chức giải phóng mặt bằng và giữ gìn trật tự an ninh tại khu vực trong thời gian thực hiện Dự án.

3. CAM KẾT

Chủ Dự án cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý môi trường ở các cấp nhằm thực hiện tốt nhất công tác giám sát và bảo vệ môi trường trong các giai đoạn

thi công và vận hành. Các yếu tố môi trường tự nhiên về cơ bản sẽ được đảm bảo trong giới hạn cho phép theo các Tiêu chuẩn Việt Nam và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường hiện đang có hiệu lực.

Ràng buộc các nhà thầu của từng gói thầu bằng các điều khoản trong hợp đồng để thực hiện triệt để các biện pháp giảm thiểu tác động tới môi trường không khí và tiếng ồn trong giai đoạn thi công được thể hiện trong chương 4. Chủ động và khẩn trương xử lý triệt để nếu hoạt động thi công gây ra ô nhiễm không khí và ồn ảnh hưởng tới môi trường xung quanh và sinh hoạt sản xuất của cộng đồng dân cư.

Mức độ ô nhiễm không khí và ồn trong giai đoạn vận hành được giảm thiểu bằng cách phối hợp với các cơ quan quản lý môi trường địa phương nhằm quản lý và giám sát chất lượng môi trường không khí thông qua chương trình kiểm soát ô nhiễm toàn vùng.

Ngay sau khi thi công xong Chủ Dự án sẽ khôi phục lại cảnh quan tại các khu vực chiếm dụng đất làm các công trình tạm trong xây dựng, san lấp mặt bằng các khu vực đào đắp, khôi phục lại thảm thực vật bị mất tại khu vực lán trại, kho tập kết vật liệu. . .

− Đảm bảo an ninh trong quá trình xây dựng.

− Ràng buộc với các nhà thầu, nghiêm cấm công nhân săn bắn động vật qua các hợp đồng lao động.

− Đảm bảo công tác phòng chống cháy rừng trong giai đoạn thi công và khai thác. Trong suốt quá trình triển khai xây dựng và vận hành Dự án, Chủ Dự án cùng các đơn vị thi công cam kết thực hiện các tiêu chuẩn môi trường hiện đang có hiệu lực, cụ thể như sau:

− Chất lượng không khí theo QCVN05:2009/BTNMT; QCVN06:2009/BTNMT.

− Tiếng ồn, độ rung theo QCVN 26:2010 và QCVN 27:2010/BTNMT

− Chất lượng nước mặt theo QCVN08:2008/BTNMT;

− Chất lượng nước biển ven bờ theo QCVN10:2008/BTNMT;

− Chất lượng nước thải sinh hoạt theo: QCVN14:2008/BTNMT

− Chất lượng nước ngầm theo QCVN09:2008/BTNMT;

Một phần của tài liệu ĐTM Công ty cổ phần đầu tư đèo cả, đại diện cho liên doanh tổng công ty xây dựng hà nội tập đoàn hải thạch tập đoàn mai linh và công ty TNHH á châu (Trang 42 - 47)