Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn tích nước và vận hành công trình

Một phần của tài liệu ĐTM Công ty cổ phần đầu tư đèo cả, đại diện cho liên doanh tổng công ty xây dựng hà nội tập đoàn hải thạch tập đoàn mai linh và công ty TNHH á châu (Trang 39 - 41)

4.2.1. Biện pháp giảm thiểu tác động do xói lở đất

a. Giảm thiểu xói lở bề mặt:

Do quá trình đào đắp xây dựng các hạng mục công trình và do mất lớp phủ bề mặt. Vì vậy, cần phải san ủi, đầm nén, trồng cây xanh ở các khu vực chiến dụng đất tạm thời như: khu lán trại công nhân, bãi rác, bãi thải đất đá… để làm tăng lớp phủ bề mặt, giảm lượng đất bị xói mòn, rửa trôi sau khi kết thúc xây dựng. Diện tích cây xanh cần trồng khoảng 6ha, cây được trồng có thể là cỏ lau, cỏ Vetiver để chống xói mòn đất hoặc loại cây có giá trị kinh tế hơn như cây keo lá tràm.

b. Giảm thiểu xói lở vùng hạ lưu:

Như đã trình bày trong phần mục tiêu của dự án, ngoài việc phục vụ cấp điện còn tận dụng nguồn nước sau khi chạy qua tua bin phát điện (nước xả) được sử dụng làm nguồn nước sạch thô cung cấp cho vùng Nam Phú Yên và khu Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa. Nước xả được đưa vào bể chứa để làm nguồn cung cấp nước sạch thô, như vậy không có tác động xói lở do xả nước tới vùng hạ lưu như các công trình thủy điện khác. Do vậy không cần thực hiện các biện pháp giảm thiểu xói lở vùng hạ lưu

4.2.2. bồi lắng lòng hồ và xả lũ vùng hạ du

Quá trình bồi lắng lòng hồ do những vật liệu trầm tích được vận chuyển theo nguồn nước mặt lắng đọng xuống lòng hồ, trong đó có nguồn vật liệu rất lớn được sinh ra do sự xói lở lòng hồ tại vị trí mực nước hồ dưới tác động của sóng do vậy trong quá trình dọn dẹp lòng hồ và tận thu thảm thực vật cần để lại những thảm thực vật từ vị trí gần mực nước chết (246,5 m) trở lên, đặc biệt là các cây chống xói lở tốt như tre, nứa, bương…

b. Giảm thiểu tác động do xả lũ

Vào mùa nước lũ, khi mực nước dâng quá cao, để đảm bảo an toàn, sẽ thực hiện xả nước tại tuyến đập số 1, đổ vào sông mới. Để giảm thiểu tác động đến vùng hạ du, việc xã lũ phải thực hiện theo các nguyên tắc sau.

1. Trong quá trình vận hành các hồ, cần theo dõi, cập nhật thông tin về lưu lượng thực đo và thông tin dự báo lưu lượng đến hồ 6 giờ tiếp theo để điều chỉnh quá trình xả cho phù hợp với tình hình thực tế.

2. Khi vận hành hồ chứa giảm lũ cho hạ du phải tuân thủ theo quy định về trình tự, phương thức đóng mở cửa van các công trình xả đã được cấp có thẩm quyền ban hành.

3. Không cho phép sử dụng phần dung tích hồ từ cao trình mực nước dâng bình thường đến cao trình mực nước dâng gia cường để điều tiết giảm lũ khi các cửa van của công trình xả chưa ở trạng thái mở hoàn toàn.

CHƯƠNG V: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu ĐTM Công ty cổ phần đầu tư đèo cả, đại diện cho liên doanh tổng công ty xây dựng hà nội tập đoàn hải thạch tập đoàn mai linh và công ty TNHH á châu (Trang 39 - 41)