a, Nguồn tác động
+ Nguồn tác động liên quan đến chất thải
- Khí thải từ các phương tiện thi công giải phóng mặt bằng - Bụi phát sinh do san ủi mặt bằng và làm đường công vụ - Phát quang giải phóng mặt bằng
+ Nguồn tác động không liên quan đến chất thải
Dự án chiếm dụng diện tích các loại đất như sau:
- Diện tích xây dựng khu nhà máy: 1 ha đất trống, không sử dụng, hiện trạng là vùng đất cỏ, sậy.
- Diện tích đất rừng đặc dụng Đèo Cả: 116,7 ha, tương ứng với diện tích mặt nước hồ 111,75 ha.
- Diện tích xây dựng đập dâng số 1: 0,92 ha - Diện tích xây dựng đập dâng số 2: 2,51 ha
- Đường ven hồ nối đập dâng 1 và đập dâng 2 (B = 4 m): 2,64 (ha). - Đường từ bên ngoài vào đến đập dâng số 2 (B = 5,5 m): 3,59 (ha).
Như vậy Dự án sẽ chiếm dụng 126,36 ha đất rừng đặc dụng và 1ha đất trống, không sử dụng.
b, Đối tượng bị tác động
Đối tượng bị tác động trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng gồm: - Địa hình, địa mạo và cảnh quan và môi trường sinh thái - Môi trường nước, môi trường đất
3.1.2.Đánh giá tác động
Bảng II.7. Bảng tóm tắt nguồn, các tác động, quy mô, mức độ tác động đến tài nguyên đất gây ra bởi các hoạt động của Dự án công trình thủy điện Đập Hàn
STT Hoạt động Nguồn tác động Các tác động Quy mô tác động Mức độ tác động
I. Trong giai đoạn chuẩn bị
1 Công tác dọn dẹp, san ủi mặt bằng các công trình phụ trợ
- Chặt bỏ cây - San ủi mặt bằng
Cấu trúc tầng phủ bề mặt bị
phá vỡ. Khu vực tuyến đập, khu nhà máy Trung hạn Mạnh Sạt lở hay xói mòn bề mặt
xảy ra vào mùa mưa KĐK
Lượng dầu mỡ thải rò rỉ gây
suy thoái môi trường đất. KĐKTB
KĐK 2 Xây dựng các công trình phụ trợ
- Xây dựng hệ thống giao thông. - Xây dựng hệ thống cấp điện, nước, thông tin liên lạc, nhà ở , các công trình phụ trợ khác.
Ô nhiễm môi trường đất do chất thải, suy thoái , sạt lở đất.
Khu tuyến đập, khu nhà máy, dọc các tuyến đường thi công.
Ngắn hạn TB
II. Giai đoạn xây dựng
1 - Xây dựng công trình dẫn dòng
- Hoạt động của các phương tiện giao thông
Xuất hiện bãi rác thải, xụt lở đất, thây đổi cấu trúc địa
- Khu vực tuyến đập, khu nhà máy Ngắn hạn Mạnh KĐK 2 Khai thác mỏ đất, mỏ đá, cát - Bóc bỏ lớp phủ thực vật, lớp đất mùn bề mặt
- Hoạt động của các phương tiện giao thông
Suy thoái đất, thây đổi tính chất đất, hệ vi sinh vật đất suy giảm Khu vực mỏ đá, đất, cát, khu vực bãi thải Ngắn hạn TB 3 - Công tác dọn dẹp,
san ủi mặt bằng - Chặt bỏ cây Cấu trúc đất lòng hồ thay đổi
Khu tuyến đập, khu
nhà máy, lòng hồ Dài hạn
Mạnh Mạnh Mạnh KĐK
STT Hoạt động Nguồn tác động Các tác động Quy mô tác động Mức độ tác động 4. Hoạt động khu phụ trợ 4.1 Hoạt động của các cơ sở chế biến nguyên vật liệu: nghiền, sàng, bê tông, cốt thép…
- Hoạt động máy móc thiết bị
- Vật liệu rơi vãi, loại bỏ Chiếm dụng diện tích đất
Khu vực trạm nghiền sàng, gia
công Ngắn hạn TB
4.2
Các hoạt động bảo trì, bảo dưỡng máy móc
- Dầu mỡ thải
- Nước rửa xe Dầu mỡ ô nhiễm đất
Khu vực cơ khí, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị
Ngắn hạn Nhỏ
4.3 Kho chứa xăng dầu, kho thuốc nổ Tập trung các chất dễ cháy, dễ nổ Ô nhiễm hóa học đất
Khu vực kho chứa thuốc nổ, kho chứa xăng dầu
Ngắn hạn Mạnh
4.4 Khu nhà ở của cán bộ, công nhân… - Hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên Rác thải chiếm dụng đất, ô nhiễm suy thoái
Khu lán trại công nhân, thảm thực vật
xung quanh Ngắn hạn Mạnh
III. Giai đoạn vận hành
1 Tích nước vào hồ - Thay đổi chế độ thủy văn, dòng chảy lũ
Gây ra các tác động kích thích gây xói lở, thay đổi cấu trúc địa tầng Khu vực hồ chứa và khu vực hạ du sông Dài hạn Mạnh KĐK Mạnh Mạnh KĐK 2 Vận hành công trình - Xả nước và xả lũ- Sự cố vỡ đập - Chế độ vận hành phụ tải Gây ra bồi lắng lòng hồ và
xả lũ vùng hạ du Khu vực nhà máy và khu vực sông Dài hạn NhỏTB Mạnh
3.1.2.1.Tác động đến môi trường đất a. Tác động đến địa hình, địa mạo đất
Việc chặt phá thảm thực vật, dọn dẹp, san ủi mặt bằng cho xây dựng các công trình phụ trợ, xây dựng đường giao thông (đường thi công - vận chuyển) sẽ làm mất lớp phủ, thay đổi bề mặt địa hình, thúc đẩy các quá trình xói mòn, sạt lở đất, làm thay đổi cảnh quan khu vực.
Trong quá trình san ủi, bạt ta luy xây dựng các tuyến đường công vụ, phá huỷ cấu trúc, kết cấu của đất đá dễ xảy ra trượt lở, sạt lở đất đấ vì vậy trong quá trình thi công phải có biện pháp cảnh báo ở những nơi có nguy cơ sạt trượt cao. Đặc biệt đối với các đoạn đường đi qua vùng có địa hình phân cắt mạnh.
Dự án sẽ nâng cấp tuyến đường nông lâm hiện tại làm tuyến đường công vụ từ chân núi lên đập số 2 và đập số 1 do đó việc tác động đến địa hình, địa mạo và cảnh quan khu vực sẽ giảm thiểu đáng kể do không phải xây dựng tuyến mới. Đường công vụ từ quốc lộ 1A vào khu vực xây dựng nhà máy được xây dựng tuyến mới. Tuy nhiên tuyến đường trên địa hình đồng bằng nên cũng ít tác động đến địa hình và cảnh quan.
b. Tác động đến cấu trúc địa tầng đất
Việc san ủi mặt bằng và xây dựng các tuyến đường công vụ sẽ làm cho cấu trúc tầng phủ bề mặt bị phá vỡ. Các taluy vừa được san ủi sẽ mất lớp thảm thực vật bao phủ do đó hiện tượng sạt lở đất hay xói mòn bề mặt rất rễ xảy ra vào mùa mưa lũ. Tuyến đường công vụ từ chân núi lên khu vực xây dựng các đập số 2 và số 1 được nâng cấp từ đường lâm nghiệp hiện có, không xây dựng tuyến mới do vậy khối lượng san ủi là không lớn. Do Tác động xói mòn, sạt lở đất vào mùa mưa do Dự án gây ra là không đáng kể.
c. Tác động do ô nhiễm dầu thải rò rỉ
Lượng dầu mỡ rò rỉ từ các phương tiện máy móc thi công tuyến đường và làm mặt bằng công trường gây ô nhiễm và suy thoái môi trường đất.
3.2.TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG
3.2.1. Nguồn tác động và đối tượng bị tác động
a, nguồn tác động
- Bụi phát sinh từ các quá trình vận chuyển, đào đắp đất và bụi từ các dùng xe vận chuyển vật liệu.
- Sự phát thải khí độc từ các động cơ xe máy trên công trường và tuyến đường vận chuyển.
- Rác thải và nước thải sinh hoạt của các công nhân tại công trường. - Chất thải nguy hại (chủ yếu là dầu mỡ từ các xe máy)
- Chất thải rắn xây dựng
+ Nguồn tác động không liên quan đến chất thải
- Tiếng ồn từ các phương tiện thi công ảnh hưởng đến đời sống dân cư thôn Hảo Sơn, ảnh hưởng đến nơi cư trú của động vật trong rừng.
- Sự sinh hoạt của công nhân tại địa phương có thể gây ảnh hưởng đến an ninh của thôn, xã
- Ảnh hưởng đến giao thông Quốc lộ 1A và giao thông nông thôn
b, Đối tượng bị tác động
- Môi trường không khí, ồn và rung - Môi trường nước mặt và nước ngầm - Môi trường đất
- Môi trường sinh thái - Môi trường kinh tế xã hội