Đặc điểm chất lượng

Một phần của tài liệu Tiềm năng tài nguyên và định hướng công tác thăm dò bauxit khu vực mèo vạc, hà giang (Trang 56 - 61)

1. Thành phần khoáng vật:

Theo các tài liệu nghiên cứu trước đây thì quặng bauxit khu vực Mèo Vạc, Hà Giang thuộc loại bauxit có nguồn gốc trầm tích; thành phần khoáng vật chủ yếu là diaspor, boemit và ít gibsit. Các khống vật khác gồm: kaonilit, haloysit, hematit, magnetit, pyrit và vật chất hữu cơ. Ngoài ra cịn có các mảnh vụn thạch anh, felspat, mica … Đáng chú ý là ngoài các thành phần đã nêu, bauxit khu vực Mèo Vạc cịn có chứa các biến thể khống vật dạng keo (mineraloid), giàu nhơm (alumogelite), giàu sắt (hematogelite).

2. Đặc điểm thành phần hoá học

Để định lượng hố các thơng số đặc trưng cho chất lượng quặng bauxit, học viên tiến hành nghiên cứu quy luật phân bố thống kê của các thành phần phản ánh chất lượng quặng. Các thông số đặc trưng của tập mẫu được xác định như sau:

- Giá trị trung bình X được tính theo cơng thức:

X N i Xi N    1 1 (2.1) - Phương sai D và độ lệch tiêu chuẩn :

D x X N i i N     ( )2 1 1 ;   D (2.2) - Hệ số biến thiên V: V X   .100% (2.3) Trong đó:

X - Giá trị trung bình của tập mẫu xi - Giá trị của mẫu thứ i

σ - Giá trị quân phương sai V - Hệ số biến thiên

n - Số lượng mẫu

Như đã trình bày ở trên, trong khu vực nghiên cứu có khu quặng bauxit; trong đó có diện tích Lũng Pù đã nghiên đánh giá chất lượng và trữ lượng ở cấp C1 (122); các diện tích cịn lại mới được phát hiện và nghiên cứu sơ bộ. Vì vậy, để có nhận định tin cậy về chất lượng quặng bauxit trong khu vực nghiên cứu, học viên tiến hành xử lý thống kê tập mẫu hoá của một số thân quặng có số mẫu đủ lớn thuộc khu Lũng Pù.

* Quặng sa khống

Theo kết quả phân tích hố cơ bản, thành phần hóa học bauxit sa khống gồm: Al2O3, SiO2, Fe2O3, TiO2, CaO. Kết quả xử lý thống kê 519 mẫu hố cơ bản được trình bày trong các bảng 2.1, 2.2 và hình 2.7.

Bảng 2.1. Đặc trưng thống kê theo tập mẫu bauxit sa khoáng khu Lũng Pù

Giá trị Hàm lượng (%)

Al2O3 SiO2 Fe2O3 TiO2 CaO

Min 31,70 0,34 1,25 0,15 0,00

Max 65,13 67,60 57,54 29,78 51,85 Trung Bình 45,04 7,73 28,21 5,11 0,15

Phương sai 6,42 6,56 5,50 1,39 1,54 Hệ số biến thiên 14,25 84,92 19,49 27,24 100,01

Qua kết quả thống kê bảng 2.1 cho thấy:

Hàm lượng Al2O3 dao động từ 31,70% đến 65,13%, trung bình 45,04%; Hệ số biến thiên hàm lượng thuộc loại đồng đều Vc = 14,25%.

Hàm lượng SiO2 từ 0,34 ÷ 67,6%, trung bình 7,73%; hệ số biến thiên hàm lượng thuộc loại không đồng đều Vc = 84,92%.

Hàm lượng Fe2O3 từ 1,25 ÷ 57,54%, trung bình 28,21%; hệ số biến thiên hàm lượng thuộc loại đồng đều Vc = 19,49%.

Hàm lượng TiO2 từ 0,15 ÷ 51,85%, trung bình 0,15%; hệ số biến thiên hàm lượng thuộc loại rất không đồng đều Vc = 27,24%.

Hàm lượng CaO từ 0,0 ÷ 29,78%, trung bình 5,11%; hệ số biến thiên hàm lượng thuộc loại đồng đều Vc = 100,01%.

Bảng 2.2 Kết quả xử lý thống kê hàm lượng Al2O3 theo tập mẫu lấy trong quặng sa khoáng khu Lũng Pù

TT Giá trị khoảng (%) Trung bình khoảng (%) Tần số Tần suất (%) Luỹ tích tần suất (%) 1 31,70 - 39,99 37,08 9 1,73 1,73 2 40,00 - 44,99 42,55 203 39,11 40,85 3 45,00 - 49,99 47,82 153 29,48 70,33 4 50,00 - 54,99 51,99 132 25,43 95,76 5 55,00 - 59,99 57,10 18 3,47 99,23 6 60,00 – 65,13 62,85 4 0,77 100,00

Hình 2.8 Biểu đồ phân bố thống kê hàm lượng Al2O3 theo tập mẫu lấy trong quặng sa khoáng

Kết quả thống kê 519 mẫu hoá cơ bản lấy tại các thân quặng bauxit sa khoáng khu Lũng Pù cho thấy: Hàm lượng Al2O3 tập trung chủ yếu trong khoảng 40 - 55%; cụ thể: Số lượng mẫu có hàm lượng Al2O3 từ 40,0 – 44,99% chiếm 39,11%; số mẫu có hàm lượng Al2O3 từ 45,0 – 49,99% chiếm 29,5%; số mẫu có hàm lượng Al2O3 từ 50 – 54,99 % chiếm 25,4%. Số mẫu có hàm lượng Al2O3 trên 55% chiếm tỷ lệ khơng đáng kể

b. Quặng gốc

Thành phần hóa học bauxit gốc chủ yếu gồm 4 chỉ tiêu là Al2O3, SiO2, Fe2O3, TiO2, MKN. Kết quả xử lý thống kê 140 mẫu hố cơ bản được trình bày trong các bảng 2.3, 2.4 và hình 2.8.

Bảng 2.3 Đặc trưng thống kê theo tập mẫu quặng bauxit gốc khu Lũng Pù

Giá trị Thành phần quặng

Al2O3 SiO2 Fe2O3 TiO2 MKN

Min 33,37 2,98 26,16 3,48 7,00

Max 59,21 14,22 43,52 6,11 13,24

Trung Bình 45,70 7,68 32,92 4,66 10,83 Phương sai 4,92 3,19 4,45 0,57 1,06 Hệ số biến thiên 10,77 41,61 13,53 12,16 9,76

Qua kết quả thống kê bảng 2.3 cho thấy:

- Hàm lượng Al2O3 dao động từ 33,37% đến 59,21%, trung bình 45,70%; hệ số biến thiên thuộc loại đồng đều Vc = 10,77%.

- Hàm lượng SiO2 từ 2,98 - 14,22%, trung bình 7,68%; hệ số biến thiên thuộc loại khơng đồng đều Vc = 41,61%.

- Hàm lượng Fe2O3 từ 26,16 – 43,52%, trung bình 32,92%; hệ số biến thiên thuộc loại đồng đều Vc = 13,53%.

- Hàm lượng TiO2 từ 3,48 – 4,66%, trung bình 4,66%; hệ số biến thiên thuộc loại đồng đều Vc = 12,16%.

Mô đun silic trung bình đạt 5,95 (hàm lượng Al2O3 trung bình đạt 45,70; hàm lượng SiO2 trung bình đạt 7,68).

Bảng 2.4. Kết quả xử lý thống kê hàm lượng quặng bauxit gốc khu Lũng Pù

TT Giá trị khoảng (%) Trung bình khoảng (%) Tần số Tần suất (%) Luỹ tích tần suất (%) 1 33,37 - 39,99 35,19 33 23,57 23,57 2 40,00 - 44,99 41,65 44 31,43 55,00 3 45,00 - 49,99 46,93 20 14,29 69,29 4 50,00 - 54,99 52,74 25 17,86 87,14 5 55,00 - 59,21 57,10 18 12,86 100,00

Hình 2.9 Biểu đồ phân bố thống kê hàm lượng Al2O3 theo tập mẫu lấy trong quặng gốc khu Lũng Pù

Kết quả thống kê 140 mẫu hoá cơ bản lấy tại các thân quặng bauxit gốc khu Lũng Pù cho thấy: Số lượng mẫu có hàm lượng Al2O3 từ 33,37 – 39,99% chiếm 23,6%; Số mẫu có hàm lượng Al2O3 từ 40,00 – 44,99% chiếm 34,4%; số mẫu có hàm lượng Al2O3 từ 45,00 – 50,00% chiếm 14,3%; số mẫu có hàm lượng Al2O3 từ 50 - 55% chiếm 17,9%; số mẫu có hàm lượng Al2O3 từ 55,0 – 59,21% chiếm 12,9%.

CHƯƠNG 3

TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN VÀ ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC THĂM DÒ

Một phần của tài liệu Tiềm năng tài nguyên và định hướng công tác thăm dò bauxit khu vực mèo vạc, hà giang (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)