.2 Sơ đồ địa chất khống sản khu vực Mèo Vạc

Một phần của tài liệu Tiềm năng tài nguyên và định hướng công tác thăm dò bauxit khu vực mèo vạc, hà giang (Trang 31 - 33)

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM QUẶNG BAUXIT KHU VỰC MÈO VẠC, HÀ GIANG 2.1. Đặc điểm phân bố

Kết quả công tác đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000 tờ Bảo Lạc (1976), bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Đồng Văn (từ năm 2008 đến nay) và kết quả tìm kiếm - đánh giá bauxit vùng bắc Hà Giang của Đoàn 17 đã xác định được 06 điểm bauxit phân bố tập trung và tạo thành dải quặng trong khu vực Mèo Vạc. Các điểm khoáng sản bauxit trong khu vực Mèo Vạc gồm: Lũng Phìn; Tả Cổ Ván; Tao Tác Lủng; thị trấn Mèo Vạc - Cán Chu Phìn, Tao Tác Lủng, Lũng Pù, Qn Sí.

2.1.1. Khu Lũng Phìn

1. Vị trí địa lý:

Khu Lũng Phìn cách thị trấn Mèo Vạc khoảng 12 km về phía tây - tây nam, có diện tích khoảng 15,0km2; với chiều dài khoảng 6,0km, từ Sủng Lơ (xã Lũng Chinh) qua chợ Lũng Phìn (Xã Lũng Phìn) đến Sính Thầu (xã Hố Quang Phìn). Chiều rộng khoảng 2,5km, từ bản Sủng Sì đến bản Lũng Phìn. Kết quả nghiên cứu trước đây đã xác định được 4 thân quặng sa khoáng và 1 thân quặng gốc. Các cơng trình tìm kiếm gồm 9 cơng trình giếng và 8 cơng trình hào (hình 2.1).

2. Đặc điểm địa chất:

Tham gia vào cấu trúc địa chất khu Lũng Phìn có các đá hệ tầng Bắc Sơn, Đồng Đăng và Hồng Ngài.

a. Hệ tầng Bắc Sơn (C- Pbs)

Hệ tầng có thành phần gồm có đá vơi màu xám, đá vôi dạng khối, đá vôi sét xám đen, đá vôi trứng cá phân lớp mỏng ở phần thấp, chuyển lên là đá vôi phân lớp vừa đến dày màu xám xanh, xám sáng, đá vôi silic, đá vôi sinh

Một phần của tài liệu Tiềm năng tài nguyên và định hướng công tác thăm dò bauxit khu vực mèo vạc, hà giang (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)