3.1.1. Cơ sở phân chia diện tích triển vọng
Trên cơ sở tổng hợp các yếu tố địa chất liên quan và khống chế quặng bauxit trong khu vực nghiên cứu, các tiền đề, dấu hiệu tìm kiếm có thể phân khu vực Mèo Vạc thành các diện tích có triển vọng quặng bauxit gốc và quặng bauxit sa khống như sau:
1. Diện tích rất triển vọng cấp A: Là diện tích có triển vọng nhất về khoáng sản bauxit. Trong diện tích này tập trung nhiều thân quặng, mạch quặng đã được phát hiện và nghiên cứu; trong đó có những thân quặng đã được nghiên cứu khá chi tiết bằng các cơng trình hào, giếng, hố và đã xác định được một số thân quặng bauxit có giá trị cơng nghiệp. Đây là diện tích có điều kiện thuận lợi, mức độ nghiên cứu khá chi tiết nên có thể tiến hành cơng tác thăm dị, khoanh định chính xác các thân quặng cơng nghiệp để khai thác và chế biến khoáng sản sau này.
2. Diện tích triển vọng cấp B: Là diện tích có mức độ nghiên cứu ít
hơn so với diện tích triển vọng A. Trong diện tích này tập trung các thân quặng, nhưng mức độ nghiên cứu còn hạn chế, mới chỉ nghiên cứu bằng các lộ trình khảo sát và một số cơng trình khai đào. Diện tích triển vọng B có cấu trúc địa chất, các yếu tố khống chế quặng, tiền đề tìm kiếm thuận lợi tương ứng với mức triển vọng A. Đối với diện tích triển vọng B cần được tiếp tục nghiên cứu làm rõ quy mô và chất lượng quặng làm cơ sở cho việc đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo.
3. Diện tích triển vọng cấp C: Trong diện tích có một số biểu hiện
vọng cấp C có cấu trúc địa chất và tiền đề tìm kiếm thuận lợi cho quá trình tạo khống nhưng mức độ nghiên cứu còn hạn chế.
3.1.2. Kết quả phân vùng triển vọng
Trên cơ sở tổng hợp các yếu tố địa chất liên quan và khống chế quặng bauxit trong khu vực nghiên cứu và các tiền đề, dấu hiệu tìm kiếm, cũng như mức độ nghiên cứu có thể phân chia khu vực thành các diện tích có triển vọng như sau (hình 3.1):
a. Diện tích rất triển vọng cấp A
Đây là diện tích được đánh giá là có triển vọng nhất về quặng bauxit trong khu vực nghiên cứu. Diện tích triển vọng cấp A bao gồm các thân quặng tập trung trong khu Lũng Pù với diện tích khoảng 10 km2.Đây là các diện tích đã nghiên cứu chi tiết ở tỉ lệ 1/10.000 bằng tổ hợp các phương pháp tìm kiếm đánh giá, qua đó đã phát hiện và khoanh định được các thân quặng công nghiệp. Kết quả thi cơng các cơng trình hào, hố, giếng và lấy các loại mẫu nghiên cứu đảm bảo cơ sở khẳng định về triển vọng quặng bauxit.
b. Diện tích triển vọng cấp B
Diện tích triển vọng cấp B về bauxit bao gồm các thân quặng, biểu hiện quặng tập trung ở các khu: khu vực thị trấn Mèo Vạc - Cán Chu Phìn; khu vực Lũng Phìn, khu vực Tao Tác Lủng, khu vực Quán Sí. Các diện tích này đã được nghiên cứu nhưng mức độ cịn hạn chế. Diện tích triển vọng cấp B có các đặc điểm về địa chất, các yếu tố khống chế quặng thuận lợi, các thân quặng mới chỉ nghiên cứu bằng các lộ trình khảo sát, các vết lộ quặng gốc và một số cơng trình khai đào. Các diện tích này cần được đầu tư nghiên cứu chi tiết bằng tổ hợp các phương pháp tìm kiếm ở tỷ lệ 1:10.0000 hoặc 1:5.000 nhằm khẳng định rõ triển vọng công nghiệp của chúng.
Tổng diện tích triển vọng B khoảng 38,0km2, trong đó: Khu Tao Tác Lủng có diện tích là 7,0 km2, Mèo Vạc – Cán Chu Phìn có diện tích là 15,0 km2; Khu Qn Sí có diện tích 5,0km2; Khu Lũng Phìn với diện tích 12,0km2
c. Diện tích triển vọng cấp C
Diện tích triển vọng cấp C là diện tích có cấu trúc địa chất, các yếu tố khống chế quặng hóa, tiền đề tìm kiếm thuận lợi. Diện tích này có mức độ nghiên cứu rất hạn chế, cần được đầu tư nghiên cứu trong thời gian tới.