Một số giải pháp nhằm tăng trưởng ngành khai khoáng Việt Nam 1 Đẩy mạnh sản xuất.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của ngành khai khoáng việt nam thời kỳ 2000- 2010 (Trang 37 - 39)

3.3.1 Đẩy mạnh sản xuất.

Sản xuất phát triển nhanh mạnh và bền vững là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của các doanh nghiệp. Để thực hiện được điều này các doanh nghiệp cần phải có một thị trường tiêu thụ ổn định và mở rộng được đến các thị trường tiềm năng trong tương lai. Có thể nói khai khoáng là ngành sản xuất tạo ra năng lượng cho đất nước, bởi vì hầu hết những sản phẩm của ngành tạo ra là nguyên nhiên liệu đầu vào cho những ngành công nghiệp khác. Do vậy khai khoáng được xem là ngành xương sống của nền công nghiệp quốc gia. Cũng chính vì thế mà ngành chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước, sản phẩm

tạo ra của ngành phải cân đối giữa đảm bảo nhu cầu trong nước, xuất khẩu và đặc biệt phải được nằm trong chương trình an ninh năng lượng quốc gia.

Việt Nam được đánh giá là quốc gia tiềm năng về khoáng sản, dầu khí, tài nguyên khoáng sản đa dạng với hơn 60 loại, trữ lượng lớn như bauxit, titan, đất hiếm trong đó tài nguyên dầu khí ước tính đạt 4,3 tỷ tấn. Đóng góp của ngành công nghiệp khai thác ngày càng tăng: 4,81%GDP năm 1995 lên khoảng 9,5%-10,59% từ năm 2000 đến năm 2008. Năm 2008, ngành dầu khí đóng góp 24,37% ngân sách; năm 2009, giá trị xuất khẩu ngành khai đạt 8,5 tỷ USD

Tuy nhiên, thực trạng khai thác khoáng sản ở Việt Nam còn nhiều hạn chế như hiệu quả kinh tế ngành khai khoáng chưa cao, phân chia lợi ích không đồng đều, để lại nhiều hậu quả về mặt môi trường và xã hội lớn, khó khắc phục; vai trò của doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, tổ chức xã hội chưa cao; nguồn dầu lửa và than cạn kiệt. Mới đây, trong đợt thanh tra tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), Thanh tra Chính phủ đã phát hiện số lượng than tận thu không có nguồn gốc để xuất khẩu đến hơn 3,8 triệu tấn của hai doanh nghiệp Indevco và Hải Đăng. Indevco được TKV cho tận thu than từ bã xít và đất đá kẹp than, nhưng tỷ lệ than thu hồi từ sự tận thu này lên đến 30,75%.

Bên cạnh đó, hiện nay, theo quy định của pháp luật về khoáng sản, nguồn thu trực tiếp chủ yếu của Nhà nước từ hoạt động khai khoáng là thuế tài nguyên khoáng sản. Cơ chế thu – nộp thuế hiện nay là do doanh nghiệp tự kê khai sản lượng thực tế khai thác làm cơ sở tính thuế.

Tuy nhiên, ngoại trừ dầu khi có thể giám sát, quản lý chặt chẽ thì việc giám sát sản lượng khai thác khoáng sản của các doanh nghiệp hiện nay gần như chưa thực hiện được. Trong thực tế, vì nhiều lý do khác nhau mà số liệu khai báo để tính thuế tài nguyên của nhiều doanh nghiệp chưa đúng với sản lượng thực tế khai thác.

Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản gây thất thoát thuế tài nguyên khoáng sản và cần có cơ chế có hiệu quả để minh bạch thông tin.

Để hạn chế được điều này Việt Nam có thể tham gia sáng kiến minh bạch ngành công nghiệp khai khoáng (EITI).

Extractive Industries Transparency Initiative (EITI) là sáng kiến liên minh mang tính tự nguyện giữa các chính phủ, các công ty, các tổ chức xã hội dân sự và tổ chức quốc

tế cùng chung mục đích nhằm nâng cao tính minh bạch và công khai hóa trong ngành khai thác khoáng sản.

EITI là một tiêu chuẩn toàn cầu bao gồm hai cơ chế chủ yếu: (1) yêu cầu các công ty khai khoáng công khai các khoản chi cho chính phủ và ngược lại, yêu cầu chính phủ công khai nguồn thu mà chính phủ nhận được từ các công ty khai khóang; (2) EITI yêu cầu một cơ quan quản trị độc lập nhằm đối chiếu các số liệu thu được, cơ quan này được quản lý và giám sát bởi một ủy ban đa đối tượng.

Tính đến tháng 10/2010, đã có 31 quốc gia trên thế giới tham gia thực hiện. Hơn 50 công ty dầu khí và khoáng sản hàng đầu thế giới như Alcoa, BHP Billiton… thông qua các cam kết ở mức độ quốc tế và các hiệp hội công nghiệp.

Kết quả phỏng vấn 21 cơ quan, doanh nghiệp cho thấy, 66,7% doanh nghiệp sẵn sàng tham gia EITI:

Minh bạch chính sách, nguồn thu tránh việc phát sinh nguồn thu không đáng có. Với doanh nghiệp nước ngoài, EITI buộc họ công khai nguồn thu và hiểu rõ cơ chế. Việc công khai minh bạch thu – chi sẽ thu hút nhà đầu tư bền vững.

Việc thực hiện minh bạch ngành công nghiệp khai khoáng dường như không có khó khăn, nếu có chỉ là những khó khăn mang tính kỹ thuật như việc tự khai khả năng khai thác của mình, đánh giá trữ lượng mỏ, và nhân lực nhà nước có thể hỗ trợ. Rủi ro trong việc tham gia EITI gần như là không có, vấn đề là chọn thời điểm nào tham gia cho phù hợp.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của ngành khai khoáng việt nam thời kỳ 2000- 2010 (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w