Phân tích chuyển dịch cơ cấu trong ngành khai khoáng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của ngành khai khoáng việt nam thời kỳ 2000- 2010 (Trang 33 - 35)

Tỷ trọng giá trị sản xuất trong ngành công nghiệp Việt Nam.

Trong thời kỳ này ngành khai khoáng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong nền công nghiệp của Việt Nam, qua đó góp phần đóng góp quan trọng vào GDP của Việt Nam. Cụ thể được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 5: Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp khai khoáng trong tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp Việt Nam

Năm

Giá trị sản xuất công nghiệp ngành khai khoáng

(theo giá cố định năm 1994)

( nghìn tỷ đồng)

Giá trị sản xuất công nghiệp công nghiệp Việt

Nam (theo giá cố định năm 1994) (nghìn tỷ đồng) Tỷ trọng giá trị sản xuất ( %) 2000 27.3 198.3 13.77 2001 29.1 227.3 12.80 2002 30.4 261.1 11.64 2003 32.8 305.1 10.75

2004 34.5 355.6 9.702005 36.4 391.9 9.29 2005 36.4 391.9 9.29 2006 38.9 426.2 9.13 2007 39.5 486.4 8.12 2008 41.8 521.2 8.02 2009 44.6 551.2 8.09 2010 46.4 610.4 7.60 BQ 36.49 393.035 9.28

Nguồn: Vụ công nghiệp- Tổng cục thống kê

Qua bảng phân tích cho ta thấy : bình quân mỗi năm trong thời kỳ này giá trị sản xuất ngành công nghiệp khai khoáng đạt 36.49 nghìn tỷ đồng chiếm 9.28% trong nền công nghiệp Việt Nam. Tỷ trọng này đã khẳng định vị trí quan trọng của ngành trong nền công nghiệp, cũng như trong toàn nền kinh tế của nước ta. Tuy tỷ trọng đóng góp của ngành giảm dằn từ năm 2000 đến 2010 nhưng mức giảm không nhiều, điều này phản ánh đúng những khó khăn mà ngành khai khoáng đã gặp phải như vấn đề về chuyển giao công nghệ, nguồn vốn đầu tư... Dự kiến trong thời gian tới khi mà những dự án khai thác lớn của Việt Nam được đưa vào khai thác thì mức đóng góp của toàn ngành khai khoáng trong nền công nghiệp sẽ tăng lên.

Cơ cấu ngành khai khoáng theo các thành phần kinh tế.

Bảng 6.1: Giá trị xuất khẩu ngành khai khoáng chia theo thành phần kinh tế ( theo giá cố định năm 1994)

Đơn vị: nghìn tỷ đồng

Năm Giá trị sản xuất ngành khai

Ngành khai khoáng Quốc doanh Ngoài quốc doanh

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 2000 27.3 10.4 8.6 8.3 2001 29.1 11.9 8.7 8.5 2002 30.4 13.1 9.2 8.1 2003 32.8 14.5 9.5 8.8 2004 34.5 15.3 9.8 9.4 2005 36.4 16.3 9.9 10.2 2006 38.9 17.5 10.5 10.9 2007 39.5 17.9 10.5 11.1 2008 41.8 18.6 11.3 11.9 2009 44.6 20.5 10.6 13.5

2010 46.4 21.4 10.5 14.5

Nguồn: Vụ công nghiệp-Tổng cục thống kê

Bảng 6.2: Giá trị xuất khẩu ngành khai khoáng chia theo thành phần kinh tế ( theo giá cố định năm 1994)

Đơn vị: %

Năm Giá trị sản xuất ngành khai

Ngành khai khoáng Quốc doanh Ngoài quốc doanh

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 2000 100 38.10 31.50 30.40 2001 100 40.89 29.90 29.21 2002 100 43.09 30.26 26.65 2003 100 44.21 28.96 26.83 2004 100 44.35 28.41 27.24 2005 100 44.78 27.20 28.02 2006 100 44.99 26.99 28.02 2007 100 45.32 26.58 28.10 2008 100 44.50 27.03 28.47 2009 100 45.96 23.77 30.27 2010 100 46.12 22.63 31.25

Qua hai bảng phân tích ta có thể thấy được mức đóng góp vào GO ngành khai khoáng của các thành phần kinh tế có sự chênh lệch. Dễ dàng nhận thấy là các doanh nghiệp quốc doanh liêm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngành, thời gian đầu từ năm 2000- 2004 các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đứng thứ hai nhưng đến giai đoạn sau từ năm 2005-2010 thì các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã chiếm vị trí thứ hai sau các doanh nghiệp quốc doanh. Điều này được lý giải do tính chất đặc thù của ngành khai khoáng là khai thác những tài nguyên khoáng sản của đất nước vì thế sẽ chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước, vì thế mà những doanh nghiệp quốc doanh thường được ưu tiên cấp phép khai thác, thời gian đầu thì các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do có những lợi thế nhất định trong nước vì thế mà giá trị sản xuất luôn đứng thứ hai, nhưng dần về sau do sự đầu tư mạnh mẽ về khoa học công nghệ và vốn, cộng với việc Việt Nam hội nhập sâu hơn với kinh thế giới vì thế các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có được nhiều lợi thế và vươn lên chiếm vị trí thứ hai.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của ngành khai khoáng việt nam thời kỳ 2000- 2010 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w