.Khái niệm và yêucầu kỹ thuật

Một phần của tài liệu Vật liệu xây dựng (Trang 132 - 133)

Vữa trát làm nhiệm vụ bảo vệ khối xây khỏi tác động của môi trường, tạo vẻ đẹp cho cơng trình và trong những trường hợp đặc biệt, nó cịn có nhiệm vụ cách âm, cách nhiệt và chống thấm.

Cấu tạo của một lớp vữa trát, thường gồm 3 lớp:

Lớp dự bị (trát đầu tiên): dày 3-8mm, dính bám chặt vào bề mặt khối xây, có nhiệm vụ

truyền lực từ ngoài vào khối xây, yêu cầu độ dẻo lớn, lực dính kết lớn và khi trát phải dùng áp lực mạnh.

Lớp đệm (trát thứ 2): dày 5-12mm, tạo dáng kết cấu theo yêu cầu thiết kế, lớp này phải

có tính giữ nước tốt, làm phẳng bề mặt khối xây, độ dẻo kém hơn lớp dự bị.

Lớp trang trí: dày 1-2mm, có tác dụng làm trơn nhẵn bề mặt khối xây, có thể sử dụng

chất kết dính có pha bột màu để trang trí.

Ba lớp trát trên đây thường trát lớp này sau lớp kia, sau khi lớp trước đã đông kết và bắt đầu rắn chắc.

Do vị trí và cơng dụng nên vữa trát có một yêu cầu khác vữa xây là: nhão hơn và có khả năng hút nước tốt hơn, vì vậy dùng vữa vơi rất tốt. Tuy vậy, ở những bộ phận ẩm ướt hoặc tiếp xúc với nước thì phải dùng vữa ximăng. Nói chung, lượng chất kết dính ở vữa trát thường cao hơn vữa xây.

Để đảm bảo các đặc tính trên, các vật liệu chế tạo vữa trát phải đạt các yêu cầu: - Vôi phải tôi kỹ hơn và lọc hết các hạt già lửa.

- Cát chỉ dùng các hạt có d  0.25mm.

- Vữa phải trộn kỹ hơn và đảm bảo độ dẻo cần thiết.

128

Khi mặt vữa trát dày hơn 8mm, phải trát làm nhiều lớp. Chiều dày mỗi lớp phải ≥ 5mm và ≤ 8mm. Chiều dày mặt vữa trát phải ≤ 20mm. Lớp trát phải phẳng. Trát lớp sau khi lớp trước phải se mặt mới, nếu lớp trước đã khơ q thì phải tưới nước cho ẩm.

5.5.2. Cấp phối của vữa trát

Vữa vôi:

Để trát lớp dự bị tường gạch hay đá dùng cấp phối vôi nhuyễn : cát = 1:3. Để trát lớp trang trí dùng cấp phối vơi nhuyễn : cát = 1: 2

Vữa hỗn hợp:

Để trát tường ngoài nhà hoặc nơi ẩm ướt, thường dùng cấp phối từ X:V:C = 1:0.5:6 đến 1:1:6.

Để trát tường trong nhà, thường dùng cấp phối X:V:C=1:2:9.

Vữa ximăng:

Thường lấy cấp phối từ X:C = 1:6 đến 1: 3,5.

5.5.3. Vữa phun

Vữa phun cũng là vữa trát nhưng được thi công bằng máy, nguyên lý phun vữa giống như phun bêtông, tốc độ phun là 150m/s.

Dùng vữa phun có nhiều ưu điểm hơn so với vữa trát tay: - Lực dính kết với khối xây lớn hơn.

- Độ đặc lớn hơn: khả năng chống thấm tốt hơn, cường độ cao hơn. - Có thể thi cơng đối với các cấu kiện nhỏ và phức tạp.

5.5.4. Vữa trang hoàng

Vữa trang hồng cũng là vữa trát nhưng có thể là ximăng trắng, ximăng màu, cát trắng và cỡ hạt đều hơn để trang trí cho bề mặt cơng trình.

5.6. TỔNG KẾT CHƯƠNG 5

Vữa xây dựng được sử dụng nhiều mục đích khác nhau như vữa xây, vữa trát,...Để chế tạo vữa cần có yêu cầu về chất lượng của các nguyên liệu chế tạo gồm cát (lượng ngầm chất bẩn, thành phần hạt và độ lớn cốt liệu), chất kết dính (loại, lượng, mac), nước (chất lượng nước) và loại phụ gia. Các chất kết dính được sử dụng để chế tạo vữa gồm vôi, xi măng hoặc xi măng – vôi... Vữa xây dựng phải thõa mãn các yêu cầu kỹ thuật như độ lưu động, khả năng bị phân tầng và tính giữ nước của hỗn hợp vữa, cường độ và mac vữa. Các tính chất kỹ thuật của vữa phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Vữa xây có nhiệm vụ liên kết và truyền lựa từ khối xây tới nền xây. Để tính tốn cấp phối vữa sử dụng bảng tra hoặc tính tốn theo các cơng thức lý thuyết.

Vữa trát có nhiệm vụ bảo vệ khối xây khỏi tác động của mơi trường, tạo vẻ đẹp cho cơng trình và trong các trường hợp đặc biết có thể cách âm và cách nhiệt,.. Thiết kế cấp phối vữa trát từ các công thức kinh nghiệm theo tỷ lệ giữa vôi và cát hoặc vôi – xi măng – cát, xi măng – cát.

Một phần của tài liệu Vật liệu xây dựng (Trang 132 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)