- Mảnh đất Tây Nguyên ẩn chứa trong lịng nó những sử thi hào hùng, những phong tục tập
2. Dạy bài “Truyện An Dương Vương hay Mị Châu, Trọng Thủy”:
Truyền thuyết truyện An Dương Vương hay Mị Châu, Trọng Thủy viết về một sự kiện xảy ra dưới thời Âu Lạc – một khoảng cách hơn 2000 năm tính đến thời điểm hiện tại. Độ lùi khá lớn về thời gian khiến học sinh cũng có những khoảng cách trong việc tiếp nhận tác phẩm. Vì vậy, để các em hiểu được về tác phẩm văn học này, giáo viên cần cung cấp cho học sinh những kiến thức văn hóa về thời đại Âu Lạc để các em rút ngắn khoản cách trên.
Tác phẩm được dạy trong hai tiết. Tiết 1 giới thiệu về truyền thuyết và cách phản ánh lịch sử độc đáo của truyền thuyết cùng truyền thuyết về An Dương Vương và Mỵ Châu – Trọng Thủy. Phần đọc hiểu văn bản tìm hiểu phần thứ nhất của truyện: An Dương Vương xây Loa Thành và chế nỏ thần giữ nước. Tiết 2 đọc hiểu tiếp phần hai của truyện: An Dương Vương để mất nước và thái độ của nhân dân với các nhân vật trong truyện. Cuối cùng là phần tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm và hướng dẫn học sinh luyện tập.
Ở tiết 1, khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu phần 1, giáo viên có thể dừng lại ở một số chi tiết có liên quan đến văn hóa để giúp học sinh hiểu về tác phẩm. Chi tiết thứ nhất là chi tiết An Dương Vương xây thành ở đất Việt Thường, hễ đắp tới đâu lại nở tới đấy. Chi tiết này có thể được lý giải bằng kỹ thuật xây thành ngày xưa thấp kém nên thành cứ xây xong lại đổ xuống. Chi tiết thứ 2 là chi tiết nhà vua lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần, là chi tiết liên quan đến tín ngưỡng của người Việt cổ. Người Việt truyền thống tin tưởng vào thần linh, mỗi khi gặp khó khăn sức người không giải quyết được thường lập đàn cúng tế, dâng lễ vật cầu xin sự phù trợ của thần thánh. Trước khi cúng tế thần linh, người đứng tế phải trai giới, tức là giữ mình trong sạch bằng cách thực hiện nhiều việc theo nghi lễ. Chi tiết thứ 3 là chi tiết có con Rùa Vàng nổi lên mặt nước “nói sõi tiếng người, tự xưng là sứ thanh giang, thơng tỏ việc trời đất, âm dương, quỷ thần.” Rùa Vàng đã giúp
An Dương Vương xây thành chỉ trong nửa tháng. Chi tiết về Rùa Vàng hay còn gọi là thần Kim Quy cũng liên quan đến quan niệm văn hóa của người Việt truyền thống. Trong thế giới các lồi vật, rùa là lồi có tuổi thọ vào hàng cao nhất. Trong văn hóa Việt Nam, rùa là một linh vật được tơn trọng từ ngàn xưa. Trong quan niệm phong thủy của người Việt, rùa là biểu tượng mang nhiều ý nghĩa. Nó là tạo vật duy nhất trong tứ linh thực sự tồn tại và dễ dàng tìm thấy. Rùa khơng chỉ đơn thuần biểu tượng cho tuổi thọ mà còn chỉ sự bảo vệ, che chở, sự hỗ trợ, sự sang trọng và triển vọng. Con rùa đi vào truyền thuyết trở thành một biểu tượng đẹp về sự che chở của thần linh với con người. Con rùa được thần thánh hóa và trở thành thần Kim Quy giúp vua xây thành, chế nỏ thần giữ nước. Sự phù trợ của lực lượng thần thánh này là một cách gián tiếp ca ngợi An Dương Vương – vị vua được nhân dân yêu mến và thần linh ủng hộ.
Cũng ở phần một cịn có một chi tiết khác cần lý giải dưới góc độ lịch sử văn hóa: Chi tiết nỏ thần. Nhiều bản kể ca ngợi nỏ thần “ bắn trăm phát trúng cả trăm, nghìn phát
trúng cả nghìn”. Bản kể dùng trong sách giáo khoa viết: “Triệu Vương là Đà cử binh xâm lược phương Nam, cùng vua giao chiến. Vua lấy nỏ thần ra bắn, quân Đà thua lớn…”. Chi tiết về nỏ thần trong truyện là một chi tiết có cốt lõi lịch sử. Cho đến bây giờ, người dân ở vùng đất Cổ Loa – kinh đô của vương triều An Dương Vương vẫn tin vũ khí đó thật sự tồn tại. Niềm tin đó hồn tồn có căn cứ…
Truyền thuyết về An Dương Vương kể rằng ngàn năm về trước cha ông ta đã sở hữu một thứ vũ khí có sức sát thương ghê gớm khiến cho kẻ thù phải khiếp đảm. Ðó chính là nỏ liên châu. Nó đã đi vào truyền thuyết, song thực tế cho đến bây giờ người dân vùng đất Cổ Loa – Kinh đô của vương triều An Dương Vương huyền thoại, vẫn tin thứ vũ khí đó thực sự tồn tại và niềm tin đó hồn tồn có căn cứ.
Theo truyền thuyết, tướng Cao Lỗ đã nỗ lực giúp An Dương Vương chế tạo thành cơng nỏ thần. Nỏ có sức mạnh kỳ diệu, “chỉ núi thì núi tan, chỉ ngàn thì ngàn cháy”, vì vậy dân gian gọi là nỏ thần và người chế tạo ra nỏ thần đó được gọi là Ơng Nỏ hay Ðơ Nỏ.
Chiếc Nỏ thần - vũ khí được xem là huyền thoại của thời kì An Dương Vương
Vào khoảng tháng 6/1959 trong khi đang cùng các công nhân đắp con đường từ Quốc lộ 3 đi qua khu di tích Cổ Loa đến xưởng phim, tại khu vực có tên là Cầu Vực, mọi người phát hiện một hố gần vuông mỗi cạnh 1m, sâu khoảng 1,2m, trong chứa 93kg mũi tên đồng, ước khoảng gần một vạn chiếc, với rất nhiều kích cỡ khác nhau.
Một phần lẫy nỏ của chiếc nỏ thần huyền thoại hiện đang có mặt tại Bảo tàng lịch sử quốc gia
Việc phát hiện được kho mũi tên đồng ở Cầu Vực cho thấy truyền thuyết về nỏ thần của An Dương Vương ở Cổ Loa có cốt lõi lịch sử chân thật. Tư liệu của khảo cổ học ở Cầu Vực đã “vén bức màn huyền thoại” và trả lại cho An Dương Vương sự thật việc luyện và đúc mũi tên đồng ở Cổ Loa.
Lẫy nỏ và mũi tên ba cạnh của chiếc “nỏ thần” huyền thoại thời kì Thục Phán An Dương Vương
Có bảy loại mũi tên dùng cho nỏ thần của An Dương Vương: Loại dài nhất 11cm, loại ngắn nhất 6cm và đều cùng một loại, cấu tạo gồm 3 bộ phận: đầu nhọn, trụ và chi cùng có mặt cắt ngang hình tam giác. Ðầu mũi tên có mặt cắt hình tam giác với rìa cạnh thẳng hoặc hơi cong vồng ra; mặt cắt ngang đầu mũi hình tam giác đều cạnh thẳng hoặc cong lõm vào.
Điểm đặc biệt trong các loại mũi tên dùng cho nỏ thần An Dương Vương đó là mũi tên ba cạnh tạo ra vết rách to theo ba hướng, gây thoát máu nhanh, thương vong lớn cho đối phương.
Mũi tên ba cạnh là một đặc điểm quan trọng khiến cho đối phương hoang mang, mất bình tĩnh khi đang tấn cơng và là một yếu tố tạo nên tính thần kỳ của loại nỏ An Dương Vương so với các loại vũ khí đương thời và ngay cả với loại nỏ chỉ được bắn bằng mũi tên hai cạnh thông thường.
Độ sát thương của những mũi tên có đầu ba cạnh khiến kẻ thù của An Dương Vương khiếp sợ.
Sau khi giới thiệu về cung nỏ thời An Dương Vương, giáo viên cho học sinh thấy cốt lõi lịch sử và yếu tố hoang đường kì ảo trong truyền thuyết này. Nỏ thần làm từ nẫy rùa thần, bắn trăm phát trăm trúng là huyền thoại nhưng Loa Thành An Dương Vương là hồn tồn có thật. Chi tiết về nỏ thần cho thấy vũ khí cung nỏ dưới thời An Dương Vương là một thế mạnh quân sự góp phần quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ đất nước.
Vén bức màn huyền thoại, bóc đi lớp vỏ hoang đường, từ truyền thuyết về An Dương Vương ta có thể tìm được những sự thật lịch sử q giá. Từ đó giáo viên khắc sâu cách phản ánh lịch sử độc đáo của truyền thuyết và vai trò của truyền thuyết trong việc tái hiện những trang sử hào hùng của dân tộc.
Sau khi dạy xong phần An Dương Vương xây thành chế nỏ, giáo viên nhấn mạnh lại chi tiết đã nêu ở phần tiểu dẫn: chi tiết về quần thể di tích ở làng Cổ Loa – huyện Đơng Anh, ngoại thành Hà Nội. Nơi đây còn đền thờ An Dương Vương và am thờ công chúa Mỵ Châu. Chi tiết về đền thờ An Dương Vương có liên quan đến một tín ngưỡng truyền thống của người Việt: tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc. Trong phạm vi gia đình, người Việt Nam thường giữ đạo hiếu. Theo đạo hiếu, con cháu nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cho nên hết lòng phụng dưỡng khi các ngài còn sống; khi các ngài khuất núi, trong niềm tin hương hồn các ngài vẫn hiện diện gần gũi đâu đây trong cõi vơ hình thì con cháu cúng giỗ để tưởng nhớ các ngài đồng thời dâng hiến những lễ vật để các ngài hưởng dùng. Cũng tương tự, trong phạm vi làng xã hay quốc gia, thường hay xuất hiện những danh nhân, anh hùng. Các ngài là những vĩ nhân, những công dân kiệt xuất bởi công lao to lớn đối với làng xã, đối với đất nước. Do đó, khi qua đời, các ngài được dân chúng tin tưởng là đặc biệt anh linh và tôn lên làm thần. Trong số đó, có những vị được chính thức cơng nhận bởi các chức sắc của làng xã, có những vị được nhà vua ban sắc phong. Việc thờ cúng các danh nhân, anh hùng chẳng những do lòng biết ơn các ngài mà còn do thành tâm cầu xin các ngài phù giúp dân làng hoặc xin các ngài tiếp tục góp cơng bảo vệ đất nước.
Sau đó gió viên chốt lại việc An Dương Vương được nhân dân thờ phụng trong hàng nghìn năm qua chứng tỏ ở người Việt một nét đẹp trong văn hóa ứng xử: thái độ thành kính và lịng biết ơn sâu sắc với những anh hùng dân tộc đã có cơng lao với đất nước.