- Mảnh đất Tây Nguyên ẩn chứa trong lịng nó những sử thi hào hùng, những phong tục tập
4. Dạy bài “Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa”:
Ca dao là tiếng lòng của người lao động Việt Nam. Ca dao diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của con người trong các quan hệ lứa đơi, gia đình, q hương, đất nước. Ca dao với tiếng nói trữ tình đằm thắm của mình đi thẳng vào tâm tư, tình cảm của con người. Tuy nhiên, chỉ rung động tâm hồn cùng ca dao thì chưa đủ. Để hiểu sâu sắc hơn về ca dao Việt Nam, học sinh cũng cẩn nắm chắc về văn hóa Việt, trên cơ sở đó để lí giải những số phận và những tâm trạng trong ca dao.
Cũng như một số thể loại khác của văn học dân gian, ca dao ra đời trong lịng xã hội có giai cấp, có sự phân biệt người giàu, người nghèo cùng những bất công xã hội. Trong xã hội phong kiến Việt Nam xưa, người bình dân phải chịu nhiều nỗi thua thiệt, đặc biệt là người phụ nữ bình dân. Xã hội phong kiến của người Việt bị chi phối nặng nề của tư
tưởng Nho giáo, đề cao người đàn ơng và xem thường vai trị của người phụ nữ: “ Nhất
nam viết hữu, thập nữ viết vô” . Người phụ nữ trong xã hội phong kiến là nạn nhân của
những quy định khắt khe như “tam tòng, tứ đức”, những quan niệm hơn nhân đầy tính áp đặt như “ cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”. Họ không tự quyết được số phận và hạnh phúc của mình. Nhiều người con gái vừa nết na, vừa xinh đẹp nhưng cuộc đời họ lại trớ trêu, cay nghiệt. Chính vì điều bất cơng trên mà trong ca dao Việt Nam, tiếng nói than thân chủ yếu là tiếng lịng của những người phụ nữ. Giáo viên có cho học sinh biết về hoàn cảnh ra đời của những bài ca dao than thân thì mới cho học sinh hiểu được vì sao có cả một công thức than thân mở đầu bằng cụm từ “ thân em như” qua hàng loạt các câu ca dao có cùng chủ đề. Sau khi đọc hiểu hai câu ca dao xong, giáo viên cho học sinh thấy được giá trị nhân đạo của văn học dân gian khi nó bênh vực cho quyền sống của những con người nhỏ bé, tố cáo xã hội cũ bất công, đen tối.
Khi dạy những bài ca dao tình nghĩa, giáo viên cần cho học sinh nắm được một nét văn hóa ứng xử của người Việt truyền thống qua quan niệm về tình và nghĩa. quan niệm của người Việt. Qua ca dao và truyện cổ tích sinh hoạt của người Việt, người ta thấy khá đậm nét những triết lí sâu sắc về tình và nghĩa. Nếu như bài ca dao số 4, số 5 người ta thấy đậm cái tình thì ở bài ca dao số 6, người ta thấy bên cạnh cái tình cịn là cái nghĩa. Tình là tình u, tình thương mến cịn nghĩa được hiểu là cách ứng xử tốt đẹp giữa người với người. Trong quan niệm của người Việt, tình phải đi cùng với nghĩa. Thậm chí nghĩa cịn được nhấn mạnh hơn tình vì tình u có thể phai nhạt theo năm tháng nhưng cái nghĩa vợ chồng thì mãi mãi chẳng mờ phai. Vợ chồng đã gắn bó với nhau thì dù một ngày cũng nên nghĩa, sau này nếu có phúc thì cùng hưởng, nếu gặp tai họa thì cùng nhau chia xẻ. Chính vì vậy mà đơi lứa trong bài ca dao số 6 mới tự nhủ:
“ Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay Đơi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”
Một năm có ba trăm sáu lăm ngày và ba vạn sáu ngàn ngày chính là khoảng cách của một trăm năm- khoảng cách của một đời người. Điều đó cũng có nghĩa là chỉ có cái chết mới chia lìa được đơi lứa. Sau khi phân tích cái nghĩa, cái tình mặn mà, bền chặt trong bài ca dao, giáo viên cần cho học sinh thấy bài ca dao không chỉ ca ngợi một mối tình đẹp mà cịn cho thấy một nét ứng xử đẹp đã trở thành truyền thống của người Việt. Từ đó, giáo viên nhắc nhở học sinh trong cách đối xử với mọi người nên có trước, có sau, có tình, có nghĩa.