Áp dụng dạy học tích hợp vào dạy học tại trường THPT Chuyên bước đầu đã đem lại những hiệu quả tích cực trong dạy học Ngữ văn và đổi mới phương pháp dạy học.
100% học sinh hứng thú với phương pháp dạy học mới.
Đối với các lớp chuyên Văn, học sinh được chủ động tiếp nhận tri thức từ 70%– 80%.
Đối với các lớp nâng cao, học sinh được chủ động tiếp nhận tri thức từ 60%– 70%.
Đối với các lớp cơ bản, học sinh được chủ động tiếp nhận tri thức từ 40%– 60%. Kết quả kiểm tra đánh giá hiệu quả dạy học theo hướng tích hợp như sau:
Lớp Tiêu chí
10 Văn 11 Văn 12 Văn 10 Anh 11 Anh 11 Trung
Đưa kiến thức thực tế vào bài học 79% 83% 90% 75% 85% 88% Học sinh tích cực, nâng cao khả năng tự học 90% 92% 95% 91% 88% 90% HS hứng thú, hiểu bài, có khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết nhiệm vụ học tập và thực tế cuộc sống
86% 87% 98% 80% 83% 79%
* Bảng thống kê về chất lượng học tập của HS - trước khi áp dụng tích hợp trong dạy học Lớp Giỏi Khá TB Yếu 12 Văn 5 15 7 0 11 Văn 3 24 5 1 10 Văn 4 23 4 2 12 Anh 3 23 8 3 11 Anh 3 21 4 5
10 Anh 4 20 5 5
11 Trung 0 8 11 0
11A1 2 19 21 1
* Bảng thống kê về chất lượng học tập của HS - sau khi áp dụng tích hợp trong dạy học Lớp Giỏi Khá TB Yếu 12 Văn 12 15 0 0 11 Văn 9 26 0 0 10 Văn 10 23 0 0 12 Anh 10 25 2 0 11 Anh 8 22 3 0 10 Anh 8 23 3 0 11 Trung 3 14 2 0 11A1 4 20 19 0
PHẦN KẾT LUẬN
Tư tưởng “tích hợp” trong giáo dục được thể hiện ở việc xây dựng chương trình dạy học và được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức trong một môn học hoặc giữa các môn học thành một nội dung thống nhất.
Trong những năm gần đây, với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ cùng với sự bùng nổ thông tin, lượng tri thức của nhân loại phát minh ngày càng nhiều, kiến thức giữa các lĩnh vực có liên quan mật thiết với nhau. Đồng thời, do yêu cầu của xã hội, do nhu cầu thực tế đang đòi hỏi con người phải giải quyết rất nhiều tình huống trong cuộc sống. Khi giải quyết các vấn đề đó, kiến thức của một lĩnh vực chuyên môn sẽ không thể thực hiện được mà cần phải vận dụng kiến thức liên ngành một cách sáng tạo. Từ thực tế đó đã đặt ra cho giáo dục và đào tạo một vấn đề là phải thay đổi quan điểm về giáo dục mà dạy học tích hợp là một định hướng mang tính đột phát để đổi mới căn bản và toàn diện về nội dung và phương pháp giáo dục.
Có thể khẳng định dạy học theo quan điểm tích hợp đã góp phần thiết thực vào việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Tuy nhiên, khi thực hiện dạy học tích hợp cũng gặp phải khơng ít khó khăn vì đây còn là một quan điểm còn mới đối với nhà trường, với giáo viên, với phương diện quản lý, với tâm lý học sinh và phụ huynh học sinh cũng như các nhà khoa học của mỗi bộ môn; Các chuyên gia, các nhà sư phạm đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm, các chun viên phụ trách mơn học rất khó để chuyển đổi từ chun mơn sang lĩnh vực mới trong đó cần sự kết hợp với chuyên ngành khác mà họ đã gắn bó; Giáo viên và các cán bộ thanh tra, chỉ đạo thường gắn theo môn học, không dễ để thực hiện chương trình tích hợp các mơn học. Vì vậy điều kiện cần thiết là giáo viên phải kiên trì thực hiện từng bước để đạt được mục tiêu đề ra. Người thực hiện đề tài này cũng mong sẽ được tiếp tục triển khai đề tài này ở một mức động cao hơn, phạm vi rộng hơn để góp phần thiết thực cho việc dạy học Ngữ văn ở Trường THPT Chuyên và trong toàn ngành giáo dục trên địa bàn tỉnh Lào Cai và các địa phương khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Drake, S. M. and. Burns, R. C (2004). Meeting Standards Through Integrated Curriculum. Association for Sup
ervision and Curriculum Development (ASCD), Alexandria- Virginia U.S.A. 2. Cao Văn Sâm (2006). Một số định hướng về dạy học tích hợp. Tổng Cục dạy nghề. Hội giảng giáo viên dạy nghề toàn quốc 2006. http://hoigiang.tcdn.gov.vn/nghien-cuu/mot-so-dinh-huong-ve-day-hoc-tich-hop.html
3. Nguyễn Minh Thuyết (2012). Giáo dục Việt Nam đến lúc phải lột xác. VnExpress tháng 9/2012, tại http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/09/giao-duc-viet- nam-den-luc-phai-lot-xac-1/
4. Nhóm Nghiên cứu Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (2012). Đề xuất phương án tích hợp và phân hóa trong chương trình Giáo dục phổ thông sau năm 2015. Kỷ yếu Hội Thảo Khoa học “Dạy học tích hợp- Dạy học phân hóa trong chương trình giáo dục phổ thơng”. Bộ Giáo dục-Đào tạo tháng 11/2012.
5. Vũ Quang Việt (2005). So sánh chương trình giáo dục đại học ở Mỹ và Việt Nam. Cục Thống kê Liên Hợp Quốc.
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNGA. Ngữ văn 10 A. Ngữ văn 10
Phần Văn - VĂN HỌC DÂN GIAN Ở LÀO CAI
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT