Trời ơi! Toàn bộ khu đất này thật đáng sợ Dưới lịng nó là một biển cả khơng có chỗ nào nối với đất liền Sợ bị rơi xuống biển, tôi không dám bước mà phải bị Ở dưới đó chỉ có ba dâm

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) dạy học môn ngữ văn theo hướng tích hợp góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy và h (Trang 38 - 41)

nối với đất liền. Sợ bị rơi xuống biển, tôi khơng dám bước mà phải bị. Ở dưới đó chỉ có ba dâm kiềng và bốn cột ngang ở bốn góc chống đỡ ; ở giữa có hai cột sắt nhơ lên khỏi mặt đất và mảnh đất Mường Khương tồn tại vững chắc trên biển nước mênh mơng ấy chính là nhờ bốn cột ngang này.

Sau đó, tuy ơng thầy “địa lý” này bỏ đi nhưng bà con người Nùng và một số đồng bào dân tộc khác vẫn coi bốn cột ngang này là hy vọng, là điểm tựa vững chắc và bám trụ, hội tụ về đây sinh cơ lập nghiệp xây dựng cuộc sống ngày một giàu có ở nơi biên cương Tổ quốc

Về sau người dân ở đây đã có câu ca nói về mảnh đất vững chắc và giàu có này rằng : Sroông toồng léc dủ changw

Srỉ toồng khangw srỉ chỉm Nhỉnh nắm mưng rau hănw Thănw nắm mưng rau srả

Tạm dịch nghĩa là :

Hai cột sắt ở giữa Bốn cột ngang bốn góc Ngắm vùng đất ta vững chắc Thấy vùng đất ta giàu có

Từ đó về sau đồng bào Nùng gọi là Mưng kháng (nghĩa là Mường gang) mà khơng biết ai đó đã dịch chệch là Mường Khương.

Sưu tầm, biên soạn : Vàng Thung Chúng; Người kể : Nùng Chản Phìn (Tung Chung Phố - Mường Khương)

_______________________

(*) Tên huyện và xã Mường Khương tỉnh Lào Cai

PHAN SI PĂNG – ĐỈNH HÙNG SƠN HÙNG VĨ

( Trích )

Ngọn núi “trời đánh” và quan niệm nhân quả của người Hmông

Người Hmơng ở Sa Pa - Lào Cai có một mối căn dun kì lạ với Phan si păng. Họ là tộc người có dân số đơng đảo nhất sinh sống ở những bồn địa dưới chân núi, cũng là sắc dân duy nhất có đủ kinh nghiệm và sức khỏe để hướng dẫn và gùi hàng giúp khách trong những chuyến đi chinh phục Phan si păng. Đi đến tận cùng của mối căn duyên truyền kiếp ấy, người Mơng đã có những đồng tộc xưa kia của họ hóa thân thành một phần của ngọn hùng sơn,và khối núi hai người Mông,thực chất là đỉnh 2800 và 2900 mét ở kề cận Phan si păng chính là minh chứng.

Dân gian dưới thung lũng Mường Hoa có chuyện kể rằng: Người Mơng thiên di đến những thung lũng dưới chân Hoàng Liên Sơn muộn hơn các dân tộc khác nên khơng cịn nhiều đất.Nhà nọ có hai anh em song sinh tìm đường lên đỉnh Phan si păng phát nương bỏ hạt.Theo chân họ,cả bản kéo lên núi,chặt trắng những cánh rừng. Năm ấy, ngơ chưa kịp cho bắp thì lũ ống, lũ quét kéo về, quét sạch ruộng nương, phá hủy cửa nhà. Tin rằng ơng trời quở phạt vì đã xâm phạm đến

song sinh và cả bản được sống bình yên. Lời cầu khấn ứng nghiệm, người em hóa thành ngọn núi 2800 mét, mỗi lúc mưa giông lại hứng chịu bao nhiêu sấm sét dội vào. Người anh thương xót em đứng chết lặng rồi cũng hóa đá, thành ngọn núi 2900 mét đứng kề bên. Núi hai người Mông thành nên từ ngày ấy, ấn tượng đến mức một số hãng du lịch lữ hành quốc tế đã đưa vào sổ tay hướng dẫn du lịch cho du khách.

Sau hơn nửa ngày đánh vật với những con dốc ngược,chúng tôi đã lên được tới đỉnh của ngọn núi “trời đánh”. Một khung cảnh vỡ vụn, hoang tàn hiện ra trước mắt. Cả vùng đỉnh núi hầu như chẳng còn khối đá nào lành lặn, giữa những khe đá nứt tốc là rêu cỏ và những khóm trúc quân tử cháy xém, phất phơ. Ông trời đã chẳng nương tay, những trận sấm sét lơi đình quả thật tàn khốc kinh người. Ở góc nhìn khoa học thì rõ ràng câu chuyện truyền khẩu khơng đủ sức thuyết phục, nhưng có điều lạ là từ bao đời nay, ngọn núi 2800 mét chính là nơi duy nhất trên cả hệ sơn Phan si păng phải hứng chịu sấm sét dội vào. Có lẽ do cấu tạo đại chất đặc biệt nào đó mà nó trở thành cột thu lơi thiên tạo?

Ngọn núi “trời đánh” thật bất ngờ lại chính là điển thuận lợi nhất, là vọng cảnh đài lý tưởng để chiêm ngưỡng đỉnh hùng sơn Phan si păng. Thường thì trong những hành trình chinh phục, người ta thường chỉ mải miết lên nhanh tới đỉnh để thỏa mãn khát khao. Nhưng có ai đã lên tới đỉnh mà ngắm được đỉnh cao bao giờ, bởi vậy mà ngọn núi cao nhất Đơng Dương hình thu ra sao? Với ngay cả đa số những người đã từng chinh phục Phan si păng cũng vẫn còn chưa tỏ. Nhớ cụ Nguyễn Tuân đã từng nỗ lực, nhọc nhoài để lên “tuyến đỉnh”, và nhà văn mơ tả “trúc thì giống như cái phất trần, mà mặt núi thì như mâm xơi”. Quan sát từ đỉnh 2800 mét, tức là từ hướng bắc, đúng là Phan si păng có hình thù gần giống như thế ,nhưng đỉnh núi nhọn và thanh thốt hơn “mâm xơi” một chút, lại bảng lảng sương mây, nên sẽ dễ tưởng tượng hơn nếu ví nó với một chiếc nón bài thơ trịn trịa, khổng lồ.

Chúng tơi đã lặng ngắm ngọn hùng sơn đất Việt suốt hơn một tiếng đồng hồ, vì sợ sẽ khơng cịn kịp trở lại vọng cảnh đài này. Cho đến lúc xế chiều, khi mây đen kéo về từ mọi hướng, núi rừng sẵn sàng cho một trận mưa giơng thì Hạng A Phủng kéo chúng tôi ba chân bốn cẳng hạ sơn. Nếu chỉ chậm thêm chút nữa, khơng khéo Phan si păng lại có thêm một vài chiếc cột thu lơi…

Đường tới đỉnh hùng sơn cịn vơ khối những điều kì bí. Một ngọn thác ở độ cao trên 3000 mét, cũng đích thị là nguồn nước cao nhất Đơng Dương. Một khối núi có hình thù hệt như con gà trống, hướng mỏ về phía Phan si păng như muốn cất tiếng gáy gọi đỉnh hùng sơn thức dậy vào mỗi sớm mai. Hay một cặp rùa đá khổng lồ trong tư thế tìm đường bị lên đỉnh núi… Tất cả như đều phô bày chờ con người khám phá, nhưng lại rất khắt khe với những hành trình vội vã, hay những bước chân đã mệt mỏi, nặng nề. Theo những lộ trình thơng thường và chỉ một hướng đi lên, nghĩa là bạn đã tự bỏ lỡ cơ hội đượng chiêm ngưỡng những kì quan ấy. Phải có những khúc bạn dừng bước và quay đầu nhìn lại, phải có những đoạn bạn te dọc, tắt ngang. Không lên với Phan si păng bằng niềm tin khát khao chinh phục, hãy đến với Phan si păng bằng đam mê khám phá. Khi ấy ngọn hùng sơn sẽ khơng cịn là một đỉnh cao thách thức, mà sẽ là quà tặng thi vị và độc đáo mà thiên nhiên khống đạt dành cho… Chúng tơi đã nghiệm ra điều ấy trong một hành trình dài ngày với người bạn đồng hành họ Hạng. Cũng giống như cách mà người Mông quan niệm về nhân quả. Phan si păng cho họ nguồn nước để làm ruộng bậc thang, cho học cây nấm hương để mang ra chợ bán, và cả cái nghề gùi hàng cho khách-dẫu vất vả nhọc nhằn nhưng cuộc sống gạo tiền lại dễ thở hơn. Nhưng Phan si păng cũng sắn sàng bắt họ trả giá bằng nấm độc, bằng những nương thảo quả chết khô cùng với sự nghèo kiệt của rừng, hay tàn khốc hơn là phải hứng chịu đòn trời như câu chuyện về ngọ núi 2800 mét mà người Mông vẫn kể, một khi con người không trân trọng mà tàn phá và khai thác kiệt cùng.

Ở độ cao gần 3000 mét, theo lời khuyên của người dẫn đường Trần Ngọc Lâm,chúng tôi bắt đầu tụt xuống những vách đá sâu khủng khiếp phía đường Sín Chải để tìm kiếm những cây cổ tùng, còn gọi là cây Vân Sam và chiêm ngưỡng rừng chè cổ thụ. Trước khi người ta tìm lại con đường và người Pháp mở hơn 100 năm trước, tức là đường du lịch xuất phát từ Trạm Tơn bây giờ, thì Sín Chải chính là nơi duy nhất có lối mịn để con người tiếp cận Phan si păng. Nghe nói những vách đá phẳng lỳ, trơn tuột nên trên lối mịn này đã chứng kiến khơng ít tai nạn thương tâm, và cũng vì đường đi q khó khăn hiểm trở nên từ năm 2000 trở về trước, khơng có mấy người có đủ sức khỏe, nghị lực và dũng cảm để chinh phục ngọn núi cao nhất Đông Dương.

Những cây Vân Sam xuất hiện ở độ cao khoảng 2800 mét phía đường Sín Chải và chỉ co cụm trong một phạm vi rất hẹp.Vân Sam là loại cây thuộc họ Tùng,cũng là một trong hai lồi thực vật có niên đại cổ nhất của dãy Hồng Liên Sơn, cùng với cây tùng Himalaya. Nghe nói trước đây tồn bộ khu vực phía Đơng của Phan si păng là lãnh địa của Vân Sam, nhưng tới nay số lượng và cá thể cịn sót lại chỉ trên dưới 100 cây. Chúng đều đã trên nghìn năm tuổi, bởi vậy còn được mang một tên gọi khác, là cổ Tùng. Cây Vân Sam có hình dáng vừa thâm trầm, cổ kính, vừa rắn rỏi, hiên ngang, cây cao tới bốn năm mươi mét, vì vậy nhìn từ xa vẫn dễ dàng nhận ra chúng bởi tán là xanh sẫm trên tầng cao vượt trội của cánh rừng.Vân Sam là loại đặc cữu của Himalaya, xuất hiện nhiều ở Nê Pan và Trung Quốc, người Trung Quốc vốn rất tự hào với những cánh đồng Vân Sam (Vân Sam bình) trên Ái Lão Sơn. Chẳng ngờ một đất nước nhiệt đới như Việt Nam lại cũng có lồi cây đặc biệt này, Phan si păng quả thật ẩn chứa bao nhiêu điều kì diệu

Sườn núi phía Đơng Phan si păng cịn có một rừng chè cổ thụ kéo dài tới vài cây số. Những cây chè thân đẫy một người ôm, cao mấy chục mét. Xin được không so sánh với rừng chè cổ thụ ở suối Giàng - Nghĩa Lộ, nhưng nghĩ tới những cây chè đã thành thương hiệu, thành điểm tham quan ấy mà thấy tiếc cho rừng chè cổ thụ ở Phan xi păng, vì chọn nơi quá thâm sâu, hiểm trở để nương mình, mà ít người được biết đến. Chỉ có những người Mơng, sắc dân gắn bó nhất với ngọn núi này đã từng hái chè Phan xi păng về để uống, không phải chỉ bây giờ, mà đã từ mấy trăm năm trước. Hạng A Phủng nói rằng người Mông thường chỉ uống chè xanh, nhưng trong những dịp đặc biệt, những búp chè hái về được nhồi vào ống trúc, lam trong bếp lửa cho đến khi cánh chè khô quắt lại, ấy là chè lam, một đặc sản và niềm tự hào của cả cộng đồng. Ngày nay người ta vẫn cho rằng cây chè có xuất xứ từ Assam (Ấn Độ) hay miền tây Trung Quốc rồi được di thực vào trồng ở nước ta. Nhưng khi đã chiêm ngưỡng rừng chè cổ thụ mấy trăm năm tuổi của Phan xi păng, thì chúng ra vẫn hồn tồn có thể đặt niềm tin vào một giả thuyết khác: Biết đâu cũng như Tùng Himalaya, cũng như Vân Sam, Phan xi păng chính là nơi phát tích cây chè, cùng với những dãy núi khác ở Ấn Độ, Trung Quốc trên cùng sơn hệ Hi Mã Lạp Sơn.

Càng mải miết kiếm tìm và đam mê khám phá, tôi càng nhận ra rằng, hiểu biết của mình, và phần nào đó là của chốn nhân gian với ngọn hùng sơn thật hạn hữu và nhạt nhẽo vơ cùng.Dù đã cố gắng dành cho mình một chuyến đi dài ngày với mong muốn để Phan xi păng khơng cịn bí hiểm, vậy nhưng rốt cuộc, một hình ảnh tồn diện về Phan xi păng vẫn cịn q xa vời.

Tơi đã ngỡ ngàng khi nhận ra những cây phong phương bắc, chẳng biết di thực bằng cách nào cũng có mặt ở Phan xi păng, rực rỡ lá vàng giữa cộng đồng cây cối phương Nam xanh mướt. Tôi đã dành sự cảm phục cho sự thích nghi kỳ diệu của một loại hoa là đỗ quyên,từ thân cao bóng cả nơi chân núi, đã lặng lẽ thu mình xuống thành nhỏ bé, bầu bạn cùng cỏ giả, hay bám mình trên vách đá, để không bị đánh bật khỏi hùng sơn trước những trận cuồng phong… Từ độ cao 2900 mét trở lên, tất cả mọi loài thực vật đã đi đến tận cùng của sự thích nghi, để Phan xi păng, dù chỉ có đá và sự khắc nhiệt của gió lạnh, tuyết băng vẫn mướt mát cỏ hoa chứ không hề hoang lạnh.

nghĩ và chiêm ngưỡng.Thu vào tầm mắt những đám mây vô lượng tụ trong thung lũng, những bản làng nhỏ bé, khiêm nhường ở mãi Sìn Hồ của tỉnh Lai Châu, hay dưới bồn địa Mường Hoa của tỉnh Lao Cai. Và cả khu du lịch Sa Pa, vốn ăm ắp những nhà nghỉ, khách sạn cao tầng,cũng chỉ còn được nhận diện như những chấm hoa điểm tô cho bức tranh điệp trùng của núi. Trước Phan xi păng kỳ vĩ, tất cả đều trở nên nhỏ bé, mong manh.

Là một người yêu quý Phan xi păng, tơi đã tìm hiểu, đã lắng nghe nhiều cuộc tranh luận về ngọn Hùng sơn đất Việt, nhưng dường như tất cả hãy cịn rất mơ hồ. Tơi cũng như bao nhiêu người khác, vốn đã tin chắc con số chiều cao của núi là 3143 mét. Vậy nhưng lại phải băn khoăn khi gần đây người ta còn đưa ra những con số khác, dẫu rằng chưa chính thức. Hay như ngay cả chuyện đã có bao nhiêu cái chóp, mà thực chất là cột mốc đánh dấu điểm cao nhất của ngọn hùng sơn, rồi tên gọi Phan xi păng bắt nguồn từ đâu, có ý nghĩa gì…cũng đã, đang và sẽ cịn nhiều tranh cãi. Đối với riêng tơi, tất cả những cuộc tranh luận ấy chỉ giúp tăng thêm niềm tin cho điều mà tôi đang tâm niệm rằng : hiểu biết của chúng ta về Phan xi păng hãy cịn vơ cùng nhỏ bé, và đây đích thực là cõi sơn lâm kì bí nhất Việt Nam.

Lê Trường Giang

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) dạy học môn ngữ văn theo hướng tích hợp góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy và h (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)